Jump to content

Featured Replies

Posted
Thưa các bạn! Cách đây 8 năm tôi phỏng vấn vào làm việc tại một Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt nam. Nói là phỏng vấn chứ chỉ có tôi và Tổng Giám Đốc ngồi trong phòng làm việc. TGĐ hỏi tôi một câu: Anh có kinh nghiệm làm việc, bằng cấp cũng tốt, tôi chỉ hỏi anh một câu này thôi: " Nếu sếp bảo anh làm sai, anh có làm không"? Cuối cùng thì tôi cũng được nhận vào làm việc tại Công ty này với chức danh Phó trưởng phòng, nhiều người cứ nghĩ tôi phải tốn quà cáp này kia ít ra cũng vài ngàn, thực ra chẳng tốn kém gì. Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện vui buồn trong công việc, nhất là sau này khi chuyển sang làm bên ngân hàng, tôi cũng cứ suy nghĩ hoài. Liệu sếp bảo làm sai mình có làm hay không ? Tại sao lại không làm. Trời, tại sao lại làm. Kết quả là giờ đang thất nghiệp sau 13 năm công tác từ kinh doanh, bảo hiểm đến ngân hàng, từ nhân viên thường thường đến lãnh đạo cấp chi nhánh... Các bạn giúp tôi với.
Bác này có nhầm không, với kinh nghiệm tài chính ngân hàng bảo hiểm ngời ngời thế mà bác còn than thất nghiệp thì chúng em tìm việc khác gì đãi cát tìm vàng hả bác? Trở lại vấn đề của bác thì e xin có ý kiến nhỏ nhoi là tùy cơ ứng biến thôi, nếu làm sai nhưng trong giới hạn mình có thể kiểm soát được thì cũng nhắm mắt run tay làm ko thì bị đì và mất việc. Còn nếu làm sai vượt quá khả năng kiểm soát của bản thân thì đành từ chối sếp và lên mạng tìm vị trí khác thôi chờ quyết định thôi việc. Đó là ý kiến của riêng e.
Theo em thì nếu sếp bảo mình làm sai nhưng trong phạm vi rủi ro mà bản thân và các quy định nội bộ có thể chấp nhận hoặc du di được, miễn không vi phạm pháp luật thì có thể làm. Còn nếu nhắm mà không được thì thà chết cũng ko làm. :)) Vậy thì, câu trả lời của anh khi đó như thế nào? ;;) [COLOR="silver"][SIZE=1]- - - Updated - - -[/SIZE][/COLOR] Bổ sung thêm ý: Vả lại, việc mình làm sai đó phải đảm bảo là đem lại hiệu quả chứ ko phải là nhắm mắt làm đại, đồng thời cũng ko nên quá lạm dụng mà chỉ là giải pháp cuối cùng. [I](P/s: Sao mà UB bỏ nút Sửa rồi? :|)[/I]
Theo t, khi lãnh đạo ra quyết định nào đó thì đó là quyết định hợp lý và có ý đồ riêng của lãnh đạo vì họ chính là người phải chịu trách nhiệm cho những qđ đó. "Điều 1: Sếp luôn luôn đúng. Điều 2, khi sếp sai hãy xem lại điều 1."
thầy em bảo nếu bị vào tình huống như vậy thì trong tờ trình để ký duyệt việc làm đó nêu rõ rủi ro có thể xảy ra nhưng vẫn đề xuất làm việc đó - cho vay chẳng hạn. Nhất quyết không nhận một đồng nào từ vụ việc đó, nhưng vẫn phải đi nhậu nhận sự cảm ơn của đối tác. Sau này nếu lỡ có sai thì tờ trình thẩm định vẫn còn đó, nêu rõ rủi ro, mà rủi ro làm việc là ko thể loại trừ. Cùng lắm là bị thiếu năng lực làm việc gây hậu quả nghiêm trọng, mất việc là cùng. Đi xin chỗ khác
Câu hỏi mang tính chất rủi ro rất cao đồng thời mang tính chất tế nhị. Không biết tác giả đã trả lời như thế nào để được nhận vào với chức danh đó.
[quote name='nobita5891']Theo t, khi lãnh đạo ra quyết định nào đó thì đó là quyết định hợp lý và có ý đồ riêng của lãnh đạo vì họ chính là người phải chịu trách nhiệm cho những qđ đó. "Điều 1: Sếp luôn luôn đúng. Điều 2, khi sếp sai hãy xem lại điều 1."[/QUOTE] Hình như bạn này chưa làm tín dụng hoặc là chỉ làm các công việc vận hành cơ bản, làm tín dụng mà sếp nói sao làm theo y như vậy là có ngày bóc lịch mỏi tay đấy nhá. :))
Em chỉ là sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm sống chưa nhiều. Nhưng nếu em là người được hỏi, có lẽ em sẽ trả lời:Còn tùy thuộc vào việc sai ấy như thế nào, dĩ nhiên đã là sai thì không thể tránh khỏi có kết quả xấu; nhưng nếu bản thân mình biết việc đó sai mà vẫn phải làm thì liệu mình có đủ khả năng, đủ quyền hạn trách nhiệm để gánh chịu hậu quả về sau hay không; nếu em có đủ tự tin thỏa mãn những yêu cầu trên, em sẽ làm theo lời của boss và ngược lại.

Edited by halinh

em nghĩ các câu hỏi trong pv như này là để xem cách ứng phó tình huống nên quan trọng là cách đưa ra phân tích cho câu trả lời của bác theo em, đã là "việc sai" thì sẽ có rủi ro có loại rủi ro có thể gây hậu quả, có rủi ro lại không nên tùy tình huống mà giải quyết giả sử bác đang pv ở NH nhé, hướng trả lời sẽ thế này: - với rủi ro sẽ gây thiệt hại, hoặc chịu trách nhiệm quy hết về cho bác thì tội gì bác làm, bác phải thể hiện chính kiến là từ chối làm việc đó, tuy thế hãy khôn khéo nói với nhà tuyển dụng là bác xét trên góc độ thiệt hại của NH, vì lợi ích chung của tập thể. Lúc ý bác không chỉ là người có chính kiến tốt, biết tự chủ mà còn có sự cống hiến lo lắng cho tổ chức, nhà tuyển dụng sẽ phải đồng ý chứ - còn rủi ro theo kiểu có chứa đựng yếu tố thôi chứ bác vẫn care được thì sai vẫn linh động được. vd như bị sai sót chứng từ mà cần GN gấp, bác GN bằng chứng từ scan hay fax, cho KH nợ chứng từ tới hôm sau thì vẫn được, nhất là với KH bác đã quen, đúng không? làm QHKH ai chẳng gặp trường hợp này đại loại thế
[quote name='thaonh']Hình như bạn này chưa làm tín dụng hoặc là chỉ làm các công việc vận hành cơ bản, làm tín dụng mà sếp nói sao làm theo y như vậy là có ngày bóc lịch mỏi tay đấy nhá. :))[/QUOTE] Đúng là m ko làm bên td nhưng mà trong 1 lần họp đầu ngày, anh phó phòng DV KHCN và GĐ SGD cũng có nói đến chuyện này. Nhung ý mình muốn nói ở đây là tầm vi mô.Còn bên mảng td thì như bạn nhanteo nói rồi, cứ việc đề nghị hạn mức và còn phụ thuộc vào ý kiến của người ký duyệt cuối cùng nữa mà...
[quote name='nobita5891']Đúng là m ko làm bên td nhưng mà trong 1 lần họp đầu ngày, anh phó phòng DV KHCN và GĐ SGD cũng có nói đến chuyện này. Nhung ý mình muốn nói ở đây là tầm vi mô.Còn bên mảng td thì như bạn nhanteo nói rồi, cứ việc đề nghị hạn mức và còn phụ thuộc vào ý kiến của người ký duyệt cuối cùng nữa mà...[/QUOTE] Tất nhiên là ý kiến sếp duyệt cuối cùng là cao nhất, nhưng ko có nghĩa là bắt mình làm bậy là mình cũng làm theo. Còn chuyện linh tinh như là hạn mức bao nhiêu, lãi suất thế nào thì tất nhiên là chuyện xử lý công việc hàng ngày rồi, cái đó cứ theo quy định mà làm.
chuẩn rồi..thầy mình cũng dặn thế..kiểu như là thừa lệnh sếp làm thôi..cái j cung nhờ sếp kí cho em 1 chữ cho văn bản nó có nội lực =)) nhưu thế này nó cũng đỡ sợ hơn :D [quote name='nhanteo']thầy em bảo nếu bị vào tình huống như vậy thì trong tờ trình để ký duyệt việc làm đó nêu rõ rủi ro có thể xảy ra nhưng vẫn đề xuất làm việc đó - cho vay chẳng hạn. Nhất quyết không nhận một đồng nào từ vụ việc đó, nhưng vẫn phải đi nhậu nhận sự cảm ơn của đối tác. Sau này nếu lỡ có sai thì tờ trình thẩm định vẫn còn đó, nêu rõ rủi ro, mà rủi ro làm việc là ko thể loại trừ. Cùng lắm là bị thiếu năng lực làm việc gây hậu quả nghiêm trọng, mất việc là cùng. Đi xin chỗ khác[/QUOTE]
trường hợp này chắc em sẽ trả lời:" nếu chỉ là sai sót nhỏ thì có thể em sẽ vẫn làm vì sếp yêu cầu thì có lí do của sếp..còn nếu sai sót lớn có thể gây hậu quả nghiêm trọng thì em sẽ phân tích cho sếp hiểu, điều này là vì bản thân em, tài sản của ngân hàng và cho chính sếp nữa..là nv em có trách nhiệm phải làm điều đó :D" sếp mà cứ bắt thì thôi cho em nghỉ..nói chung là biết trước gây hay quả nghiêm trọng thì chả đời nào em làm..bóc lịch mỏi tay =)) em còn yêu đời lắm :D
anh là nhân sự cao cấp rồi ạ..em mà nhiều tiền thì em thích ra riêng :D hì hì [quote name='viecthat']Thưa các bạn! Cách đây 8 năm tôi phỏng vấn vào làm việc tại một Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt nam. Nói là phỏng vấn chứ chỉ có tôi và Tổng Giám Đốc ngồi trong phòng làm việc. TGĐ hỏi tôi một câu: Anh có kinh nghiệm làm việc, bằng cấp cũng tốt, tôi chỉ hỏi anh một câu này thôi: " Nếu sếp bảo anh làm sai, anh có làm không"? Cuối cùng thì tôi cũng được nhận vào làm việc tại Công ty này với chức danh Phó trưởng phòng, nhiều người cứ nghĩ tôi phải tốn quà cáp này kia ít ra cũng vài ngàn, thực ra chẳng tốn kém gì. Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện vui buồn trong công việc, nhất là sau này khi chuyển sang làm bên ngân hàng, tôi cũng cứ suy nghĩ hoài. Liệu sếp bảo làm sai mình có làm hay không ? Tại sao lại không làm. Trời, tại sao lại làm. Kết quả là giờ đang thất nghiệp sau 13 năm công tác từ kinh doanh, bảo hiểm đến ngân hàng, từ nhân viên thường thường đến lãnh đạo cấp chi nhánh... Các bạn giúp tôi với.[/QUOTE]
Thật ra thì làm những hồ sơ có rủi ro do sếp giao thì bao giờ trên tờ trình cũng phải gài thêm câu chữ cả. Phần trình bày rủi ro thì bất kỳ tờ trình thẩm định nào cũng có, nhưng ăn thua câu chữ ở chỗ phần "Đề xuất của nhân viên". Ví dụ như thay vì dùng từ "Đề nghị đồng ý cấp tín dụng" như theo mẫu gốc thì sửa lại là "Đề nghị xem xét cấp tín dụng", ngoài ra phải ràng thêm 1 loạt điều kiện ở dưới. Bởi vì khi cấp lãnh đạo phê duyệt nội dung tờ trình thì chỉ là "phê duyệt theo [B]ý kiến đề xuất của bộ phận thẩm định[/B]" chứ hiếm khi phê duyệt theo nội dung cụ thể tự đưa ra, trừ 1 số trường hợp đặc biệt. Có một số ngân hàng có thêm 1 câu mặc định trong tờ trình thẩm định mà nhân viên ko được xóa đi. Vd như Việt Á có câu: [B]"Nhân viên thẩm định tín dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các nhận định và tính chính xác của dữ liệu được cung cấp theo nội dung tờ trình này"[/B], ko biết bây giờ đã bỏ đi chưa. =))
Đây là câu hỏi có nhiều đáp án. Câu trả lời là: [B]"Còn tuỳ cụ thể việc đó là việc gì? Thì tôi sẽ quyết định..."[/B]
Bác đưa ra 1 câu hỏi mà em nghĩ 80 năm nữa em cũng không thể có câu trả lời chính xác, chừng nào trên đời này còn 1 thứ gọi là tài chính. Theo em thì trên đời vốn không có cái gì là đúng hay là sai, đúng hay sai chỉ là cách nhìn nhận nhất thời của chúng ta trong 1 thời điểm mà thôi, vậy thì phải định nghĩa lại câu hỏi của sếp anh là theo ông như thế nào là đúng và như thế nào là sai. Nếu sếp định nghĩa được thì em sẽ trả lời. Còn khi đi làm thì đương nhiên chúng ta phải làm việc theo tiêu chí và mục tiêu của tổ chức nơi ta làm việc, nếu như có độ chênh lệch trong vấn đề này thì đương nhiên chúng ta sẽ bị đào thải, vì vậy nếu như việc đó không quá nghiêm trọng thì chẳng có gì phải lăn tăn. Vì làm tài chính ngân hàng, nhất là làm tín dụng mà chúng ta nguyên tắc quá thì không thể có khách hàng và cũng không thể tồn tại tại bất cứ ngân hàng nào (đương nhiên khi chúng ta không thể tạo nên thu nhập cho ngân hàng). Còn bạn nào sợ thì đừng bước vào nghề tín dụng, vì làm tín dụng thì cứ xác định 1 chân bên trong 1 chân bên ngoài đi, nếu bạn thực sự hiểu luật các tổ chức tín dụng thì các bạn tra lại hồ sơ tín dụng mà các bạn đã từng làm, có ai dám khẳng định không thiếu sót 1 thứ giấy tờ, chứng từ, không có 1 sai sót gì không? Chỉ 1 lỗi nhỏ nhưng có thể là dấu chấm hết cho cả sự nghiệp của bạn, đôi khi không đến từ bản thân việc cho vay của bạn mà từ những nguyên nhân bạn không thể ngờ tới. Đã làm là chấp nhận, còn không dám chấp nhận thì đừng nên làm. Vậy thôi
Xếp đã bảo thì phải làm, tuy nhiên phải chỉ ra cho xếp như vậy là làm sai và lưu lại những chứng cứ chứng minh được là mình đã trao đổi việc đó với xếp rồi. Để sau này khỏi lo bị truy cứu trách nhiệm. Bạn tham khảo thêm tại điều 9, Luật cán bộ công chức năm 2008. Mình không phải là công chức tuy nhiên chắc cũng có thể căn cứ theo luật này để xử sụ được. Thân.
Theo cảm quan của em thì anh này đã nghe lời sếp và làm sai 1 điều gì đó trong công việc, và cuối cùng thì phải lãnh hậu quả (sa thải, hoặc buộc thôi việc), nên mới có câu sau 13 thất nghiệp. Việc sếp bảo anh làm sai, quả thật đúng là đen nên a mới gặp tình huống vậy. Chỉ có sự khéo léo, lọc lõi mới giúp anh có đường lui. Không có 1 câu trả lời nào toàn vẹn được cả. Chắc chắn câu trả lời lúc phỏng vấn không hoàn toàn là những điều anh làm sau này (khi đã làm việc tại công ty đó).
Đọc tên topic em cũng khá là tò mò...Câu hỏi phỏng vấn 8 năm rồi tới giờ vẫn chưa trả lời xong ư? Hì. Không biết là lúc phỏng vấn anh đã trả lời như thế nào mà được nhân vào làm Phó trưởng phòng của công ty vậy ạ? Chắc lúc đó TGĐ cũng khá hài lòng về câu trả lời của anh nhỉ. [COLOR="silver"][SIZE=1]- - - Updated - - -[/SIZE][/COLOR] Đọc tên topic em cũng khá là tò mò...Câu hỏi phỏng vấn 8 năm rồi tới giờ vẫn chưa trả lời xong ư? Hì. Không biết là lúc phỏng vấn anh [MENTION=15990]viecthat[/MENTION] đã trả lời như thế nào mà được nhân vào làm Phó trưởng phòng của công ty vậy ạ? Chắc lúc đó TGĐ cũng khá hài lòng về câu trả lời của anh nhỉ.
Đọc tên topic em cũng khá là tò mò...Câu hỏi phỏng vấn 8 năm rồi tới giờ vẫn chưa trả lời xong ư? Hì. Không biết là lúc phỏng vấn anh [MENTION=15990]viecthat[/MENTION] đã trả lời như thế nào mà được nhân vào làm Phó trưởng phòng của công ty vậy ạ? Chắc lúc đó TGĐ cũng khá hài lòng về câu trả lời của anh nhỉ.
Đến bây giờ chắc anh cũng đã có câu trả lời rồi. Trong nghề nào cũng có rủi ro, nhưng liên quan đến tiền bạc như Tín dụng Ngân hàng, thì rủi ro lại càng cao, và cái giá phải trả cho rủi ro đấy, không phải chỉ là tiền, chỉ là công việc, mà nhiều khi còn phải trả bằng sinh mệnh chính trị và thậm chí là lao lý. Anh em bọn tôi thường nói với nhau câu này:"Làm nghề (tín dụng) thì chẳng ai nói hay được, chẳng ai nắm tay cả ngày được". Thế nào là đúng, thế nào là sai? Hôm nay những việc mình làm là đúng, mai lại sai, ai dám bảo mọi thứ không thay đổi. Anh chỉ đặt ra một câu hỏi, trả lời thế nào để qua được vòng phỏng vấn, là chuyện dễ. Nhưng mang những gì mình trả lời, để áp dụng vào thực tế trong công việc, trong quan hệ thì lại là chuyện khác. Tôi chỉ chia sẻ với các bạn thế này :"Nếu đã biết là sai ngay từ lúc sếp bảo, thì 1 là giải trình để sếp hiểu thấy cái sai của sếp, 2 là cương quyết từ chối không làm. Đừng để trả giá vì sự nể vì hay bất kì điều gì đó. Lúc đấy thì hối cũng không kịp đâu".
Em cũng đồng ý với "Ke_du_ca" nhưng trước đó em lấy 1 tờ giấy ra liệt kê kiểu Swot rồi cân nhắc chứ cứ mung lung trong đầu thì thời gian có đáp án càng dài :-|
  • 3 weeks later...
Haha bạn ơi, sự đời đâu có đơn giản như bạn nghĩ. Bạn đừng nghĩ bạn giỏi hơn sếp của bạn, cũng có trường hợp sếp thiếu năng lực, thăng tiến là do quan hệ hoặc cách nào đó, nhưng họ cũng không phải là người bạn nên can ngăn vì người dốt thường rất hay ghét người khác dạy khôn mình. Còn lại thường thì là họ đã biết thừa đó là sai nhưng vẫn làm, và bạn hãy quên chuyện lưu lại bằng chứng để sau này đưa cơ quan điều tra nếu xảy ra chuyện vì chẳng ông sếp nào dại dột mà viết tay hay ký vào những tờ trình mà bạn đẩy rủi ro sang cho họ đâu. Thường thì họ chỉ chỉ đạo bằng miệng thôi, còn làm hay không là do bạn quyết định, nhưng quyết định đó cũng đồng nghĩa với việc bạn còn tiếp tục được tin tưởng và giao việc nữa hay không. Nếu bạn từ chối thì cũng không sao, sẽ có người khác làm thay bạn, và sau này thì bạn quên chuyện sếp sẽ giao việc cho bạn làm, và hồ sơ của bạn mang về tất nhiên cũng chẳng ai ngó ngàng tới đâu. Tôi chỉ khuyên bạn nào gặp trường hợp này thì ráng sao lưu toàn bộ email xin ý kiến chỉ đạo của sếp ra ổ cứng cá nhân hoặc usb (nếu có nha), còn nếu không có email thì mỗi khi vào gặp riêng sếp thì nên chuẩn bị điện thoại có chức năng ghi âm để lưu lại lời sếp nói, còn chuyện văn bản thì nên quên đi. Khi các bạn làm tờ trình thẩm định nên chú ý đưa vào các điều kiện giải ngân vì thường thì các sếp không chú ý phần này lắm, chỉ quan tâm nội dung phía trên và phần đề xuất cho vay hay không của mình thôi, còn xong rồi là ít khi coi kỹ lắm. Dù là hồ sơ đã được duyệt nhưng nếu khách hàng không cung cấp đủ theo yêu cầu của các bạn thì các bạn có quyền không cho giải ngân, mà giải ngân mới là khâu cuối cùng và có tính quyết định. Giả dụ sau này có vấn đề gì thì trách nhiệm của các bạn cũng đỡ đi nhiều. Đây là kinh nghiệm tôi đã dùng trong hơn 5 năm làm tín dụng ngân hàng, chắc sẽ giúp ích được cho các bạn ít nhiều.
Ở VN nhiều khí người làm sai nhiều thì không sao, nhưng có khi bạn chỉ cần sai 1 chút thôi, thậm chí cái lỗi đó chẳng đáng để người ta soi, nhưng gặp lúc xui xẻo thì nó cũng có thể khiến bạn ở tù dài dài đó. Trời kêu ai nấy dạ thôi, sợ thì đừng làm, còn đã làm thì đừng nói giá như... Có khi cái lỗi sai của bạn bình thường thì chẳng ai quan tâm, nhưng nếu khách hàng của bạn dính vào 1 vụ lừa đảo, hay có dính dáng tới chính trị, hoặc bất cứ 1 vu việc nào tai tiếng đều có thể dẫn tới việc bạn bị công an mời lên uống nước chè hút thuốc lào vặt cùng các chú, và có thể chuyến đi đó sẽ dẫn bạn tới kết cục là khi đi không người đưa tiễn, khi về cả lũ đi theo đấy.

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...