Bộ chứng từ xuất trình theo L/C

giao-hang-1.jpg

Trong bộ chứng từ thanh toán quốc tế có thể có nhiều loại chứng từ khác nhau, nhưng một số chứng từ thường có bao gồm Hối phiếu, Hóa đơn - Invoice, Bill of Lading, Đơn bảo hiểm - Insurance Policy.
Khi đơn vị kinh doanh Việt Nam ta là người xuất khẩu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng thông báo, vì vậy người xuất khẩu nước ta xuất trình chứng từ cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của L/C thì ngân hàng mở L/C mới trả tiền, ngược lại ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.

* Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của L/C thì phải đạt 3 yêu cầu sau:

(1).
Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ, tập quán mà hai nước ký kết hợp đồng đang áp dụng
(2). Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C, không được tự ý làm trái các quy đ ịnh đó. Nếu làm trái ngân hàng sẽ từ chối thanh toán.
(3). Những nội dung và các số liệu liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn nhau, nếu có mâu thuẫn làm cho người ta không xác định một cách rõ ràng, thống nhất những nội dung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng giá trị, tên người hưởng lợi v.v. thì các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì họ cho rằng bộ chứng từ mâu thuẫn nhau.
Như chúng ta đã biết, ngân hàng chỉ giao dịch bằng chứng từ và kiểm tra trên bề mặt chứng từ. Có những điều mà người hưởng lợi nghĩ là rất đơn giản và cảm thấy hoàn toàn hợp lý, nhưng khi ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ thì hành động trên quan điểm của ngân hàng chứ không phải theo cách hiểu thông thường của một người nào đó. Ví dụ, người xuất khẩu xuất trình vận đơn có ghi câu ".. Cảng giao hàng: cảng Sài Gòn, cảng dỡ hàng: Cảng Rotterdam..." trong khi thư tín dụng lại qui định "...gửi từ một cảng ở Việt Nam đến cảng Rotterdam...". Đối với người xuất trình thì họ hiểu cảng Sài Gòn đương nhiên là ở Việt Nhm, nhưng đối với ngân hàng trên thế giới họ đâu có biết hết cảng của tất cả các quốc gia, hoặc cảng Sài Gòn là thuộc Việt Nam mà họ chỉ căn cứ vào chứng từ do người chuyên chở cấp mà thôi. Trong trường hợp trên đây, ngân hàng từ chối thanh toán vì vận đơn không đáp ứng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng về cảng giao hàng. Nếu trong tình huống trên đây, trong vận đơn ghi là "cảng giao hàng: Cảng Sài Gòn, Việt Nam ..." thì khi đó vận đơn lại hợp lệ.

* Những sai sót/bất hợp lệ khi kiểm tra bộ chứng từ:

Khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, tùy theo mức độ trầm trọng mà Ngân hàng Ngoại thương cùng đơn vị kinh doanh xuất khẩu bàn biện pháp khắc phục. Thường nguyên nhân của bất hợp lệ có rất nhiều: hiệu lực thư tín dụng, giao hàng, chi tiết hàng hoá, qui cách, phẩm chất hàng hoá v.v. Các bất hợp lệ có thể là các sai sót nhỏ có thể sửa chữa được, cũng có thể là những sai sót nặng, không thể sửa chữa được và ngân hàng buộc phải từ chối thanh toán. Tuỳ vào từng tình huống cụ thể mà có sự nhìn nhận vấn đề một cáhc khách quan, chính xác, lôgic và phải tính đến giá trị thực tế của nó, không thể máy móc cứng nhắc một cách tuyệt đối theo từng từ, từng chữ.

Dưới đây chúng ta đưa ra một tình huống cụ thể.

Trong bộ chứng từ xuất trình có các sai sót sau đây:
-. Hoá đơn ghi sai mã của bưu điện: 0256, số đúng là 2056.
-. Vận đơn hàng không ghi họ của phía được thông báo là CHAI, trong khi họ đúng là CHAN
-. Vận đơn ghi sai địa chỉ người hưởng: Industial Phrl, tên đúng là Industrial Phrk.

Phòng Thương mại quốc tế đã phân tích và kết luận như sau:

Đối với lỗi thứ nhất, không thể coi đây là một bất hợp lệ, bởi vì nó chỉ là mã bưu điện, được sử dụng trong Bưu điện, không ảnh hưởng đến bất cứ bên nào trong thư tín dụng. Nó chỉ là con số trong địa chỉ của người phát hành hoá đơn, nó hoàn toàn không quan tọng.
Đối với lỗi thứ hai, họ của người được thông báo sai. Đây là một bất hợp lệ vì điều này có thể dẫn đến hậu quả là một người nào đó trùng tên và ngẫu nhiên lại mang họ là CHAI, dẫn đến trục trặc trong giao dịch.
Đối với lỗi thứ ba, lỗi này không quan tọng và không ảnh hưởng đến các bên và không liên quan đến giao dịch, vì ai cũng hiểu đây là lỗi do đánh máy sai, do vậy đây không thể coi là một bất hợp lệ.

* Nhận xét và trường hợp áp dụng:

Các chi phí trong phương thức tín dụng chứng từ là rất cao so với các phương thức thanh toán khác. Thông thường có các loại chi phí như phí mở L/C, phí sửa đổi L/C, phí thực hiện L/C, phí thanh toán L/C, phí thông báo L/C. Tuy nhiên đây cũng là phương thức thanh toán an toàn nhất trong bốn phương thức trình bày trong chương này. Người bán nếu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và lập được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu của thư tín dụng thì ngân hàng sẽ đảm bảo thanh toán tiền hàng cho người bán. Việc người bán giao hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng cũng chính là người bán đã thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thương mại, do vậy quyền lợi của người mua cũng được đảm bảo vì họ sẽ nhận được hàng đúng theo yêu cầu của thư tín dụng, cũng chính là theo yêu cầu của hợp đồng thương mại, bởi lẽ thư tín dụng được xác lập dựa trên các điều khoản của hợp đồng thương mại đã ký giữa hai bên.

Phương thức tín dụng chứng từ nên sử dụng trong các trường hợp mà bên mua và bên bán chưa có sự tin cậy lẫn nhau hoặc là những giao dịch với quy mô thanh toán lớn.

Lapro
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên