BANKS đang Hạn chế nhận TSBĐ TV là PTVC (xe ô tô) sau Nghị định 11

  • Bắt đầu Bắt đầu quocnhat
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

quocnhat

Verified Banker
Mình xin chia sẻ một số bất cập khi nhận TSBĐTV là xe ô tô sau NĐ 11
Tham khảo Nội dung NĐ theo đường dẫn:
http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=27401
Rắc rối xuất phát từ nội dung bổ sung điều 20a: Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trước NĐ 11, nhận TSBĐ là xe ô tô risk đã khá cao rồi do rất khó quản lý (khách hàng khi đã đến đường cùng họ sẽ bán (không hợp pháp, không có Giấy đăng ký xe, chỉ bán được vật chất của xe nên giá khá thấp) hoặc thay thế linh kiện phụ tùng,… nói chung là NH rất khó thu hồi nếu TSBĐ bị “ảo thuật”
Sau NĐ 11, còn phải giao luôn Giấy đăng ký xe cho bên thế chấp thì … càng risk hơn nữa. Mặc dầu, hiện nay, cơ quan chức năng đã có một số ràng buộc hạn chế về mặt thời gian sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng PTVC ... và NĐ 11 có Bổ sung nội dung Điều 7a để các cơ quan có chức năng phối hợp ngăn chặn song các cơ quan chức năng này chỉ ngăn chặn Bên thế chấp chuyển nhượng hợp pháp thôi chứ làm sao mà ngăn chặn chuyển nhượng phi pháp được. Lúc này sẽ có thêm nhiều nạn nhân bị lừa nữa khi mà bên thế chấp có thêm trong tay Giấy đăng ký bản gốc (nối giáo cho giặc)
Bankers lưu ý: tôi đang trao đổi trong trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ và cố tình làm trái qui định của pháp luật và những thỏa thuận, cam kết với ngân hàng.
Hiện tại, NH tôi đang làm vẫn nhận TSBĐ là xe ô tô, nhưng khá hạn chế đối tượng khách hàng và mức tài trợ rất thấp + nhiều đk thêm cho khách hàng. Đồng thời, làm thêm thỏa thuận với khách hàng để vẫn giữ Giấy đăng ký bản gốc. Tuy nhiên, tôi nhận thấy đây chỉ là xử lý tình huống bằng cách lách luật thôi (nhưng ko có tính pháp lý ràng buộc khách hàng).
Chính vì thế, tôi rất mong nhận được những chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp sau khi NĐ 11 có hiệu lực trong cho vay mà TSBĐ là xe ô tô.
Cảm ơn các đồng nghiệp đã quan tâm và chia sẻ.
Chúc Bakers sức khỏe và thành công!
 
Vấn đề này thì bên mình tranh luận cũng lâu rồi nhưng mà chưa thấy Hội sở ra văn bản hướng dẫn cụ thể nên vẫn làm như trước đây, nhưng chỉ sợ rắc rối là cà vẹt xe do ngân hàng photo đóng dấu là đang cầm giữ tại ngân hàng sẽ không còn hiệu lực và chủ xe sẽ gặp rắc rối khi lưu thông.

Còn nếu áp dụng như Nghị định 11 thì đúng là sẽ gặp rủi ro như bạn nói ở trên, trường hợp này thì thật ra theo mình nghĩ là có thể rủi ro sẽ được bù đắp 1 phần nhờ hợp đồng bảo hiểm phương tiện xe cơ giới.
 
Vấn đề này thì bên mình tranh luận cũng lâu rồi nhưng mà chưa thấy Hội sở ra văn bản hướng dẫn cụ thể nên vẫn làm như trước đây, nhưng chỉ sợ rắc rối là cà vẹt xe do ngân hàng photo đóng dấu là đang cầm giữ tại ngân hàng sẽ không còn hiệu lực và chủ xe sẽ gặp rắc rối khi lưu thông.

Còn nếu áp dụng như Nghị định 11 thì đúng là sẽ gặp rủi ro như bạn nói ở trên, trường hợp này thì thật ra theo mình nghĩ là có thể rủi ro sẽ được bù đắp 1 phần nhờ hợp đồng bảo hiểm phương tiện xe cơ giới.

Theo như mình thấy thì các hợp đồng bảo hiểm phương tiện cơ giới thường ko đền bù cho các trường hợp như mất cắp, hoặc chủ tài sản cố ý làm sai. Như vậy thì hợp đồng bảo hiểm cũng coi như ko có tác dụng ngăn ngừa rủi ro trong trường hợp này. Chi nhánh mình cũng đang lăn tăn trong vấn đề nhận phương tiện vận tải làm tài sản thế chấp, trong khi hội sở chưa thấy đưa ra công văn hướng dẫn cụ thể. Hài zà!
 
- Hiện tại thì liên bộ Công An - Giao Thông - Tư Pháp vẫn đang thảo luận về vấn đề cầm cố PTVC, trước mắt chưa có hướng dẫn cụ thể nào thì Ngân hàng cũng chỉ biết cầm toàn bộ giấy tờ liên quan và ddkgdbd.
- Việc cho vay theo mình tại thời điểm này thì không nên vượt quá 50% giá trị xe (bên mình vẫn làm vậy dù quy định sản phẩm tối đa cho vay là 70% giá trị xe) đối với xe du lịch (phục vụ nhu cầu cá nhân).
 
Vấn đề này thì bên mình tranh luận cũng lâu rồi nhưng mà chưa thấy Hội sở ra văn bản hướng dẫn cụ thể nên vẫn làm như trước đây, nhưng chỉ sợ rắc rối là cà vẹt xe do ngân hàng photo đóng dấu là đang cầm giữ tại ngân hàng sẽ không còn hiệu lực và chủ xe sẽ gặp rắc rối khi lưu thông.

Còn nếu áp dụng như Nghị định 11 thì đúng là sẽ gặp rủi ro như bạn nói ở trên, trường hợp này thì thật ra theo mình nghĩ là có thể rủi ro sẽ được bù đắp 1 phần nhờ hợp đồng bảo hiểm phương tiện xe cơ giới.

- Giờ xuất hiện một vài loại Giấy chứng nhận bảo hiểm đối phó (có móc ngoặc), Cty bảo hiểm cấp GCN bảo hiểm, tuy nhiên có thời hạn ngắn vì khách hàng chưa đóng phí; lúc này cán bộ chỉ dựa vào đó làm cho đủ hồ sơ để giải ngân, các bạn lưu ý cái này nhé. Mặt khác, thường các chủ xe thường mua HĐBH vật chất có thời hạn 1 năm, nếu vậy khi quá hạn, khách hàng cù nhầy thì sẽ ko mua bổ sung nữa. Vì vậy, nếu giải ngân yêu cầu khách hàng mua HĐBH có thời hạn bằng HĐTD ký với Ngân hàng. :D
- Cho vay mà TSĐB là động sản thường rủi ro cao, theo mình nên định giá thấp và cho vay khoảng 50% giá trị của tài sản, như vậy khách hàng mới có trách nhiệm hơn trong việc thanh toán gốc/lãi cho ngân hàng.:-?
 
- Giờ xuất hiện một vài loại Giấy chứng nhận bảo hiểm đối phó (có móc ngoặc), Cty bảo hiểm cấp GCN bảo hiểm, tuy nhiên có thời hạn ngắn vì khách hàng chưa đóng phí; lúc này cán bộ chỉ dựa vào đó làm cho đủ hồ sơ để giải ngân, các bạn lưu ý cái này nhé. Mặt khác, thường các chủ xe thường mua HĐBH vật chất có thời hạn 1 năm, nếu vậy khi quá hạn, khách hàng cù nhầy thì sẽ ko mua bổ sung nữa. Vì vậy, nếu giải ngân yêu cầu khách hàng mua HĐBH có thời hạn bằng HĐTD ký với Ngân hàng. :D
- Cho vay mà TSĐB là động sản thường rủi ro cao, theo mình nên định giá thấp và cho vay khoảng 50% giá trị của tài sản, như vậy khách hàng mới có trách nhiệm hơn trong việc thanh toán gốc/lãi cho ngân hàng.:-?

Tất nhiên là ngân hàng luôn phải nắm đằng chuôi chứ :))

Về công ty bảo hiểm thì nếu ngân hàng có công ty bảo hiểm riêng thì khỏi bàn, nếu không có thì phải lựa chọn các công ty bảo hiểm có liên kết hoặc có mối quan hệ với mình, ngoài ra các điều khoản và khoản mục trên hợp đồng bảo hiểm phải luôn có lợi cho ngân hàng.

Vả lại cũng phải yêu cầu khách hàng đóng phí bảo hiểm đầy đủ, có biên lai đàng hoàng thì mới giải ngân, đối với các hợp đồng bảo hiểm đóng phí hàng năm thì kêu khách hàng ký quỹ 1 khoản tương đương phí bảo hiểm đến hết thời hạn trả nợ vào tài khoản tại ngân hàng rồi phong tỏa lại ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
- Hiện tại thì liên bộ Công An - Giao Thông - Tư Pháp vẫn đang thảo luận về vấn đề cầm cố PTVC, trước mắt chưa có hướng dẫn cụ thể nào thì Ngân hàng cũng chỉ biết cầm toàn bộ giấy tờ liên quan và ddkgdbd.
- Việc cho vay theo mình tại thời điểm này thì không nên vượt quá 50% giá trị xe (bên mình vẫn làm vậy dù quy định sản phẩm tối đa cho vay là 70% giá trị xe) đối với xe du lịch (phục vụ nhu cầu cá nhân).

Cái này bên mình cũng tương tự :) Chắc chắn hơn thì chỉ có thế chấp bằng BĐS là ok nhất, các bác nhà mềnh duyệt ngay :D
 
Bởi vậy mới nói, thằng nào xấu xấu miễn tài sản đảm bảo là đất đẹp là ok, xấu kệ, nhưng ô tô, hàng hóa thì luôn luôn điệp khúc "trình lên cấp trên có thẩm quyền". Dẫu sao đối với tài sản đảm bảo như ô tô, htk sợ chết đi được.
 
Back
Bên trên