Banker nhảy việc, nên hay không?

Vô Gian Đạo

Nhân viên bị sa thải
Câu chuyện 1:
Lương bank đang làm không cao, chờ thì thấy tăng lương lâu lên, KPI thì thay đổi liên tục kiểu đánh đố, hôm thì kiểu này, hôm sau kiểu khác. Tự chán, nên dò xem bank nào lương cao thì đì thôi.

Câu chuyện 2:
B làm cũng được vài năm, làm mảng DN, nhưng ngán cảnh đêm hôm ngồi phân tích số liệu, lương thấy hổng tăng mà dư nợ ôm hơi bị cao nên ớn ớn. B phóng qua bank khác liền.

Câu chuyện 3:
C làm việc cũng được vài năm, chuyên viên mẫn cán cũng không dở mà không nổi quá. Sếp mới về kiếm chuyện với C. C ban đầu nhịn, nhưng sau bị ép quá, C chơi tới luôn. Chơi sau bực quá nộp đơn về nhà ngủ... vài tháng sau vác đơn xin việc sau.

Câu chuyện 4:
D làm chuyên viên bank này, thấy bank khác tuyển vị trí quản lý. Nghĩ mình ở lại nơi đó biết khi nào lên, thế là nhảy vào ứng tuyển thử. Vậy đậu, ừm thui, lương cao hơn mà có chức hơn, đi cho rồi.

Câu chuyện 5:
Sếp đi qua bank khác, lôi kéo anh em cũ theo, hứa hẹn đủ điều. Ừ thôi, anh chị em làm với nhau cũng lâu, quen tính và tin tưởng nhau rồi. Cứ đi đi.

Câu chuyện 6:
Nhảy cũng mấy bank rồi, E thấy riết cũng quen, qua làm thấy điều gì không hài lòng là tự dựng chán và không muốn làm. Nên thôi cứ nộp CV vài bank nữa xem sao, kinh nghiệm như mình thì lo gì.

Câu chuyện 7:
Đi làm bị đồng nghiệp chơi xấu cô lập, Sếp thì không thương. Nên tự khắc hiểu tìm chỗ khác thôi.

Câu chuyện 8:
Làm chưa bao lâu mà phải ôm cái đống dư nợ cũ của mấy đứa cũ, toàn quá hạn toàn thứ gì đâu. Nên thôi, nghỉ kiếm bank nào không bị ép vậy cho sướng.

Câu chuyện 9:
Muốn lên chức cao hơn, nên tìm cách nhảy bank khác. Phỏng vấn chém giò thần phong, phân tích số liệu như tiến sĩ. Vậy là lên chức 1 bậc. Hoặc là biết số không đạt rồi nên tìm cách đi trước khi bị chuyển từ Sếp thành nhân viên.

Câu chuyện 10:
Thâm niên hơn 10 năm, A cũng lên chức nhỏ ở PGD của ngân hàng nọ. Một ngày đẹp trời sáp nhập ở thế bị nuốt chửng. A phải thi lên bờ xuống ruộng rồi bị chuyển tới chuyển lui thành nhân viên xử lý, lương ba cọc ba đồng. Vậy là A tìm cách nhảy qua bank khác với chức cũng vừa đủ xài.

Câu chuyện 11:
Biết sắp bị đuổi nên nhảy thôi. Dễ mà!

Đại loại các câu chuyện trên chỉ thể hiện 1 phần bộ mặt của banker. Tiêu cực có, tích cực có. Tựu chung thường nhảy do: muốn lương cao, lên chức, hoặc không còn đáp ứng được việc chạy chỉ tiêu, tuổi tác hay khác hơn nhảy riết rồi thấy cũng quen,... hoặc sâu xa nữa do mâu thuẫn nội bộ lẫn nhau.

Quan điểm của tôi là nhảy việc nơi khác mà tốt hơn nơi cũ (theo cảm nhận từng người là tốt hay không nữa) thì cứ nhảy thôi. Nơi hiện tại không đáp ứng mong muốn của mình, làm việc thì chán và ngán, sáng chả muốn vô thì đi thôi. Còn những thứ lôi kéo ta lại vì: tiếc nó lương cao thưởng nhiều, tiếc vì nó cũng ổn định, đi qua bên đó có ổn định hay an toàn không... thì thôi khỏi, cứ ở lại đi.

Ai cũng có khác khau thay đổi tổ chức theo ý muốn của mình. Đòi văn hỏi từ a đến á mà quên rằng, thứ cần thay đổi nhất chính bản thân mình. Từ tư duy đến thái độ. Việc thay đổi đó sẽ giúp cho ta nhảy việc 1 cách có khoa học hơn là nhảy lung tung không có mục đích rõ ràng.

Mỗi banker là 1 số phận. Cũng có nhiều banker ở mãi không nhảy. Có banker thì nhảy đến mức nhiều người nói đùa không biết còn đủ bank cho banker đó nhảy không.

Đời là những chuyến đi, nếu bạn không ngại thì vác... CV mà đi thôi.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,080
Tổng số thành viên
351,398
Thành viên mới nhất
ThuPhuong2809
Back
Bên trên