Bàn về quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ quản lý tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại

mancom00

Thành viên
[h=2]Bàn về quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ quản lý tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại[/h] Việc quản lý tài sản đảm bảo (TSBĐ) khi thực hiện cho vay là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam. Hiện nay để gia tăng tính hiệu lực, hiệu quả của các NHTM cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng không thể không tính tới những rủi ro luôn ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM. Vì vậy hoạt động quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là vô cùng quan trọng, trong đó việc quản lý rủi ro đối với TSBĐ được NHTM thiết lập ngay từ khi giải quyết cho vay.

Để phòng tránh khỏi những rủi ro phát sinh từ hoạt động quản lý TSĐB, bài viết này sẽ đề cập tới một số tình huống rủi ro thường gặp và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong nghiệp vụ quản lý TSBĐ.


1. Rủi ro hoạt động quản lý TSBĐ

Rủi ro hoạt động quản lý TSBĐ do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đó có thể là sự quản lý lơi lỏng của cán bộ Ngân hàng nhưng cũng có thể do sự gian lận từ phía khách hàng.

+ Rủi ro do kiểm soát thiếu chặt chẽ, sự lơi lỏng quản lý dẫn đến kết quả cán bộ không trung thực, hoặc sai sót trong công việc của người quản lý theo dõi TSBĐ. Trên thực tế đã có không ít trường hợp TSBĐ lưu tại kho không được quản lý sát sao dẫn đến sơ hở để cán bộ có thể tráo đổi tài sản gây thiệt hại cho Ngân hàng.

+ Rủi ro từ việc duy trì số liệu khi xuất/nhập TSBĐ để theo dõi ngoại bảng. Nhiều nơi cán bộ tín dụng (CBTD), kế toán, thủ kho bỏ qua quy trình nghiệp vụ hàng tháng không đối soát, “chấm” số liệu ngoại bảng giữa số liệu sổ sách và tài sản thực tế nên xẩy ra tình trạng khi thủ kho đã xuất TSBĐ nhưng cán bộ tín dụng không theo dõi nhập/xuất nên trên cân đối ngoại bảng vẫn hiển thị số dư TSBĐ. Nếu để tình trạng này thì sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho Ngân hàng, nhất là đối với các Ngân hàng triển khai dịch vụ mở một giao dịch ở nhiều nơi.

+ Rủi ro do trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa chuyên sâu, các kiểm tra giám sát hoạt động này còn yếu, kiến thức pháp lý còn thiếu và chủ quan.

+ Rủi ro do khách hàng gian lận trong việc quản lý TSBĐ của Ngân hàng cũng như các dịch vụ Ngân hàng do cố ý hoặc vô tình đều là nguyên nhân gây rủi ro cao cho Ngân hàng. Hiện các NHTM thực hiện việc cho khách hàng mượn lại TSBĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong một số trường hợp, cũng là một “lỗ hổng” để CBTD cấu kết với khách hàng hoặc do quá tin khách hàng đã giao TSBĐ lại cho khách hàng mượn với một số lý do như: làm thủ tục nhà đất, … nhưng thực tế đã xảy ra nhiều Ngân hàng đã bị khách hàng tráo đổi tài sản khác bằng hình thức photocopy màu, dẫn đến thất thoát tài sản, bất lợi cho Ngân hàng.


2. Quản trị rủi ro TSBĐ
Cũng như các nghiệp vụ khác các NHTM luôn phải đương đầu với rủi ro danh tiếng khi nghiệp vụ quản lý TSBĐ phát sinh tình huống rủi ro. Hậu quả sẽ lớn hơn khi rủi ro tạo thành dư luận bất lợi cho Ngân hàng. Điều này có thể dẫn đến suy giảm nguồn vốn huy động, hoặc giảm số lượng giao dịch của khách hàng với Ngân hàng, thậm chí có thể phá huỷ những nỗ lực, thành quả của Ngân hàng, làm mất lòng tin của công chúng với các phương diện duy trì hoạt động của Ngân hàng đó. Bởi vậy NHTM cần quan tâm và có biện pháp hữu hiệu quản trị rủi ro, trong đó có quản trị rủi ro quản lý TSBĐ. Tác giả xin đề xuất một số giải pháp chế ngự và kiểm soát rủi ro trong hoạt động Ngân hàng liên quan đến việc quản lý TSBĐ sau đây:

+ Phối kết hợp giữa các phòng nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lý TSBĐ thực hiện các quy trình nghiệp vụ một cách chặt chẽ và thống nhất. Xác định rõ trách nhiệm của từng thành viên quản lý và tham gia quản lý TSBĐ. Đối với hồ sơ TSBĐ ban đầu khách hàng vay theo bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, cần chú ý khi tài sản hình thành, CBTD lưu hồ sơ gốc bổ sung vào bì hồ sơ lưu tại kho, tránh tình trạng chỉ lưu tại hồ sơ tín dụng, gây thất lạc TSBĐ.

+ Xây dựng hệ thống quản lý và khai thác dữ liệu, phát triển một phần mềm chuyên dụng để theo dõi việc xuất nhập TSBĐ một cách khoa học, bảo đảm số liệu nhập vào hệ thống máy tính và hồ sơ giấy chính xác, đầy đủ.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý TSBĐ thông qua việc kiểm kê cuối tháng, cuối quý, cuối năm; kiểm kê đột xuất đối những món vay có yếu tố nghi ngờ.

+ Đào tạo cán bộ làm công tác này về kinh nghiệm quản lý, trình độ pháp lý về việc xuất/nhập hồ sơ TSBĐ và quản lý TSBĐ.

+ Hạn chế cho mượn TSBĐ. Trường hợp cho mượn TSBĐ cần yêu cầu CBTD phải theo sát để kiểm tra, giám sát quá trình mượn của khách hàng; khi nhập kho cần kiểm tra kỹ đối với TSBĐ này.


Để Ngân hàng hạn chế rủi ro, khắc phục một số tồn tại trong quá trình quản lý TSBĐ và nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng, việc tìm kiếm các giải pháp quản trị rủi ro nghiệp vụ quản lý TSBĐ của NHTM là vô cùng hữu ích, góp phần ngăn ngừa hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn, hiệu quả kinh doanh Ngân hàng, từ đó góp phần vào thành công chung của Ngân hàng./.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,230
Thành viên mới nhất
caipiaovn200
Back
Bên trên