Áp lực việc làm với sinh viên năm cuối

phuong1290

Super Moderator
Super Mod
Cận kề mùa thi, những sinh viên năm cuối đều nhức đầu cân bằng thời gian ôn thi với thời gian chuẩn bị kiếm việc làm.

>>> Đỗ ĐH 28,5 điểm sau 3 năm đi làm giờ nghề chính là XE ÔM
>>>
Kinh tế khó khăn "đánh gục" 2 bằng đại học

>>>
Thạc sĩ bằng đỏ...về quê phụ xe, bán hàng mưu sinh

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo số liệu của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS), cứ 3 sinh viên ra trường thì sẽ có một người làm công việc đưa ra yêu cầu thấp hơn so với năng lực thực tế của họ, và cứ mỗi 5 sinh viên ra trường thì sẽ có một người bị thất nghiệp. Số liệu thống kê này dấy lên tình trạng đáng báo động đối với những sinh viên năm cuối, những người chuẩn bị tốt nghiệp Đại học.

Vấn đề đáng lo ngại ở đây là, sau mùa thi, sinh viên năm cuối có rất ít thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu việc làm. Do vậy, nếu bạn là sinh viên năm cuối, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu kĩ lưỡng về công việc mơ ước, tự trang bị các kĩ năng phỏng vấn xin việc và học cách viết sơ yếu lý lịch.

Với sự dồi dào về số lượng người theo học Đại học, một số nhà tuyển dụng có xu hướng ưu tiên những cá nhân có từ 2 bằng Đại học trở lên. Do vậy, sinh viên cần đảm bảo điểm số trong tấm bằng Đại học không quá thấp để trở thành chướng ngại trong việc có được một công việc mơ ước.

Sự suy thoái kinh tế cũng là một nguyên nhân khiến nhà tuyển dụng lựa chọn nhân viên có chất lượng đào tạo tốt. Sinh viên cần phải chứng minh họ đã xem xét đến khả năng được tuyển dụng sau tốt nghiệp ra sao. Họ nên có các kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa như tham gia vào các hoạt động xã hội, học phát triển kĩ năng mềm, tham gia các câu lạc bộ trong trường Đại học...

Sự thiếu thốn về chuyên môn đối với bất kỳ công việc nào cũng đều nguy hiểm, và khiến cho hồ sơ xin việc của bạn sẽ chỉ còn là sự lựa chọn cuối cùng đối với nhà tuyển dụng. Còn ngược lại, nếu bạn đạt được một số kinh nghiệm cụ thể liên quan đến lĩnh vực bạn muốn làm, điều này không chỉ giúp bạn có việc làm mà còn giúp bạn có được vị trí bạn thực sự mong muốn.

Người đi xin việc cũng cần chú ý đặc biệt tới thời gian và những nỗ lực cần thiết để có được một công việc như ý. Bạn nên xác định công việc cần tìm là việc toàn thời gian. Bạn cũng nên luyện viết sơ yếu lý lịch và thư tay, đồng thời luyện tập tự phỏng vấn xin việc. Thông thường các ứng viên sẽ được gọi để hoàn thành bài phỏng vấn vòng hai, và được yêu cầu hoàn thành một số nhiệm vụ công việc cụ thể. Quá trình này có thể sẽ mất cả tuần từ lúc nộp đơn, phỏng vấn cho tới khi được gọi để thử việc vòng 2.

Tốt nhất hãy đừng để mọi chuyện quá trễ, nếu không bạn sẽ có nguy cơ phải chạy đua với thời gian khi vừa để tâm vào việc thi cử, vừa phải lo lắng tìm việc. Tệ hơn nữa, bạn có thể sẽ phải kết thúc mùa hè bằng cách ngồi trước màn hình vi tính và gửi hồ sơ tuyển dụng tới bất kì tổ chức nào có nhu cầu, thay vì tận hưởng những tuần thư thái trước khi mùa hè kết thúc.

Nếu bạn chưa bắt đầu quá trình tìm kiếm việc làm, thì bây giờ là thời điểm thích hợp để bắt đầu, trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Không quan trọng là bạn đã nộp bao nhiêu đơn xin việc, mà quan trọng là bạn đã có một nền tảng tốt để bắt đầu quá trình xin việc. Có thể bạn nên tích lũy một vài kinh nghiệm làm thêm mùa hè, hoặc dành thời gian cho một tờ báo sinh viên, ví dụ như một công việc liên quan tới lĩnh vực truyền thông. Tham dự một số hội chợ việc làm cao cấp và dõi theo các cập nhật mới nhất của nhà tuyển dụng cũng là một lựa chọn đúng đắn. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu hành trình tìm kiếm công việc mơ ước nếu bạn hành động NGAY BÂY GIỜ.

Trần Hằng
Theo Tin mới/Guardian
 
Back
Bên trên