7 dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đang bị “ngập” trong công việc

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Có đến 7 dấu hiệu cho thấy nhân viên của bạn đang bị “ngập” trong công việc. Cùng Tìm Việc Nhanh tìm hiểu và điều chỉnh công việc cho nhân viên của bạn một cách hợp lý trước khi họ “dứt áo ra đi” nhé!

Theo Anita Campbell – TGĐ của Small Business Trends LLC, những nhân viên đang làm việc hiệu quả có khả năng trở thành những nhân viên bị quá tải và căng thẳng, dẫn đến suy giảm hiệu suất làm việc nếu họ không được quan tâm, điều chỉnh cường độ làm việc hợp lý cũng như tạo điều kiện để làm việc trong một môi trường làm việc khỏe mạnh. Và nếu tình trạng này diễn ra một cách thường xuyên mà nhà lãnh đạo không có cách hợp lý thì họ sẽ sớm rời bỏ bạn. Campbell khuyên rằng: “Các nhà quản lý nên lưu ý đến những tín hiệu cảnh báo sau đây để có thể sớm điều chỉnh cho hợp lý.

1. Biểu hiện cảm xúc mạnh

Nếu như nhân viên của bạn có biểu hiện cảm xúc mạnh như thường xuyên tỏ ra lo lắng, lớn tiếng với đồng nghiệp… thì bạn nên quan tâm đến nhân viên đó nhiều hơn. Bởi vì họ đang gặp áp lực rất lớn trong công việc. Bạn cần phải lắng nghe trấn an và quan tâm nhiều hơn đến nhân viên. Hãy cố gắng tìm hiểu việc gì đang xảy ra với nhân viên thay vì tạo thêm áp lực cho họ.

9-dau-hieu-cho-thay-nhan-vien-cua-ban-dang-bi-ngap-trong-cong-viec-hinh-anh-1.jpg

Những nhân viên có biểu hiện cảm xúc mạnh cho thấy họ đang gặp phải áp lực rất lớn trong công việc
2. Thiếu tinh thần làm việc đồng đội

Những nhân viên thiếu tinh thần làm việc đồng đội thường là những người đang ngập đầu trong công việc. Cảm giác quá tải khiến họ không muốn làm việc, cống hiến và lơ đễnh trong công việc chung của cả nhóm. Lãnh đạo cần phát hiện sớm những biểu hiện như vậy đồng thời đưa ra hướng giải quyết nhằm cải thiện tinh thần làm việc của cả nhóm.

3. Đi muộn về sớm

Những nhân viên bị quá tải trong công việc thường xuyên đi muộn và về sớm. Họ quá mệt mỏi khi phải thức dậy buổi sáng để đến công ty. Khi việc đi đến công sở trở thành “ác mộng” thì sẽ dẫn đến chất lượng và hiệu suất làm việc cũng từ đó tuột dốc không phanh. Trách nhiệm của nhà quản lý cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và giúp nhân viên điều chỉnh thời gian làm việc theo hướng tối ưu nhất, vừa đảm bảo năng suất làm việc, vừa đáp ứng được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên.

4. Thiếu thời gian cho cuộc sống cá nhân

Khi có nhiều nhân viên ca thán về tình trạng này thì đó là biểu hiện của sự quá tải mà họ có thể đang gặp trong công việc. Nhà quản lý có thể khắc phục tình trạng này bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên làm việc từ xa hoặc theo thời gian linh hoạt, làm việc tập trung một số ngày nhất định trong tuần và làm việc ở nhà những ngày còn lại.

5. Nghỉ ốm thường xuyên

Tình trạng làm việc căng thẳng thường xuyên chắc chắn sẽ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe, từ các vấn đề về tiêu hóa, thần kinh cho đến tim mạch… Khiến nhân viên “đuối sức” và cơ thể sẽ đưa ra những cơ chế để cảnh báo. Do đó, các nhà quản lý nên tạo điều kiện để nhân viên có thể nghỉ trưa lâu hơn và có cơ hội di chuyển trong văn phòng. Hãy phát động họ tham gia một vài hoạt động thể thao, giải trí nhẹ hoặc thư giãn ở một góc không gian yên tĩnh bên ngoài văn phòng đồng thời giảm bớt khối lượng công việc cho họ.

9-dau-hieu-cho-thay-nhan-vien-cua-ban-dang-bi-ngap-trong-cong-viec-hinh-anh-2-1.jpg

Khi làm việc ở một cường độ cao trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ ốm thường xuyên
6. Tinh thần uể oải, mệt mỏi

Việc lịch trình dày đặc với công việc liên miên có thể khiến nhân viên cảm thấy căng thẳng tâm lí mạnh, từ đó dẫn đến tình trạng kiệt sức về thể chất và tinh thần. Nhân viên cảm thấy không có động lực làm việc và không còn khát khao đối mặt với những thử thách mới. Ngoài ra, họ luôn cảm thấy buồn ngủ, không thích nói chuyện hay làm bất cứ công việc gì. Nhà quản lý nên tạo điều kiện để nhân viên có thể tham gia những chuyến du lịch ngắn cùng với nhau, kéo dài thời gian nghỉ phép…

7. Hay mất tập trung

Thiếu tập trung là một dấu hiệu cảnh báo vô cùng quan trọng rằng cơ thể của họ đang bị kiệt sức. Họ không thể nhớ hết những điều bạn vừa nói, thường xuyên lơ đễnh trong công việc và hiệu suất làm việc trở nên kém. Bạn nên tìm ra nguyên nhân của việc đó và tìm hướng giải quyết phù hợp.
Để nhân viên của bạn có thể làm việc tốt nhất thì bạn phải giao việc một cách hợp lý, tránh tình trạng nhân viên của mình bị “ngập” trong công việc. Có như thế thì nhân viên của bạn mới làm việc một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!


Theo timviecnhanh.com
 
Back
Bên trên