7 bài học cho banker từ đại dịch

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Kể từ tuần này, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã trở lại bình thường, banker các vị trí cũng đã khẩn trương triển khai nghiệp vụ sau thời gian nghỉ luân phiên và làm việc tại nhà. Không khí rất hồ hởi – như tinh thần chung của khắp nơi cả nước.

Khi khủng hoảng trôi qua mà công việc vẫn còn đó chờ bạn thì hãy cảm thấy mình may mắn. Cách đúng đắn nhất là nỗ lực làm việc bù đắp thời gian đã mất – tức là xác định tinh thần quyết liệt thực hiện kế hoạch kinh doanh – cố gắng hoàn thành chỉ tiêu cả năm trong thời gian ba quý còn lại. Với tinh thần đó, mỗi banker hãy lập tức triển khai nghiệp vụ kinh doanh một cách khẩn trương thay vì chờ đợi và dò hỏi xem ngân hàng có điều chỉnh giảm chỉ tiêu.

Kể từ tuần này, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng đã trở lại bình thường, banker các vị trí cũng đã khẩn trương triển khai nghiệp vụ sau thời gian nghỉ luân phiên và làm việc tại nhà. Không khí rất hồ hởi – như tinh thần chung của khắp nơi cả nước.

Nhìn lại, cũng giống như nhiều cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến ngành tài chính ngân hàng trong quá khứ - banker có thể học được nhiều kinh nghiệm đáng giá từ đại dịch Covid 19. Mà khủng hoảng, ở mức độ khác nhau thường có tính chu kỳ - nên sẽ là không thừa nếu chúng ta đúc kết lại các trải nghiệm, học hỏi để giúp mình trở nên dày dạn và mạnh mẽ hơn trước bất cứ biến động nào trong tương lai. Dưới đây là 8 bài học kinh nghiệm từ đại dịch lần này.

Thứ nhất, đối diện nghịch cảnh: Nếu không thể né tránh, cách tốt nhất là đối diện với nó. Còn nhớ, cuộc khủng hoảng tài chính dưới chuẩn năm 2008 đã khiến một ngân hàng có tuổi đời 160 năm, với quy mô tổng tài sản lên đến 600 tỷ đô như Lehman Brothers phá sản sau một đêm. Hình ảnh banker thu dọn đồ đạc cá nhân buồn bã rời văn phòng khiến bất cứ ai cũng mủi lòng – hẳn chẳng có nhân viên nào dự đoán kết cục đó. Dịch bệnh Covid 19 diễn ra bất ngờ và lây lan nhanh đến độ các quốc gia cũng bị động – thiệt hại đến nay vẫn chưa thể lường hết.

May mắn nước ta không phải rơi vào khủng hoảng. Nhưng ở góc độ cá nhân - gần ba tháng cách ly cũng dẫn đến xáo trộn do phải nghỉ luân phiên, thu hẹp thời gian hoạt động, làm việc tại nhà...Nhưng vì không thể tránh được – hãy chấp nhận và đối diện với nghịch cảnh. Luôn sẵn sàng để thích ứng, bao gồm những thay đổi về điều kiện vận hành, kế hoạch kinh doanh và cơ chế chính sách... nếu có.

Thứ hai, truyền thông hiệu quả: cũng như nếu không có thông báo trước của người phi công,hành khách có thể trở nên hoảng loạn khi máy bay đột ngột đi vào vùng nhiễu động – công tác truyền thông cũng trở nên rất quan trọng đối với mọi banker. Việc truyền thông chủ động và hiệu quả giúp chuẩn bị tâm lý tốt cho cán bộ nhân viên nội bộ, giúp khách hàng cập nhật nhanh và nắm bắt các hình thức tương tác cũng như giúp cho thị trường có niềm tin vào tính ổn định và khả năng ứng phó của tổ chức. Theo nghĩa đó, mỗi banker sẽ trở thành một đầu mối truyền thông để chuyển tải kịp thời thông điệp lãnh đạo và chính sách mới đến khách hàng, đối tác và thị trường bên ngoài.

Thứ ba, thích ứng nhanh với sự thay đổi: Như viên tướng David Petraeus (sn 1952) đã từng đúc kết: "Trong điều kiện bất ổn – để tăng lợi thế cạnh tranh, bạn cần thay đổi nhanh hơn đối thủ!".Một trong những tác động đáng kể của đại dịch là thay đổi phương thức giao dịch của khách hàng – thay vì giao dịch trực tiếp, khách hàng giờ sẽ có xu hướng tương tác qua các kênh thay thế - đặc biệt các ứng dụng trực tuyến.

Do vậy, mô hình phân phối cũng phải thay đổi phù hợp. Thời gian qua, nhiều chi nhánh đã chủ động thay đổi phương pháp tiếp thị, bán hàng và phục vụ khách hàng. Một số banker tại TP.HCM, trong điều kiện cách ly đã tận dụng ứng dụng Zoom để tư vấn sản phẩm; hay phòng ngân quỹ một chi nhánh ở miền Tây đã tích cực bán hàng qua mạng xã hội Zalo - sau 4 tuần triển khai, các bạn đã chốt thành công 14 hợp đồng bảo hiểm.

Thứ tư, thực hành tiết kiệm: Cũng trong cuộc khủng hoảng 2008, một ngân hàng khác là Citigroup đã sa thải 92 nghìn nhân viên và phải nhờ đến các gói cứu trợ của chính phủ Mỹ để tránh sụp đổ. CEO Chuck Prince của tập đoàn lúc đó đã rất tai tiếng với câu nói miêu tả sự lạc quan thái quá để rồi không thể tự xoay xở được khi thị trường biến động: "Nhạc chưa dừng, đừng thôi nhảy múa!". Đây cũng là bài học rất giá trị cho mỗi cá nhân banker. Để tránh viễn cảnh bản thân và gia đình phải lo lắng, bất an và đủ bình tĩnh vượt khủng hoảng - việc thực hành tiết kiệm thường xuyên là rất nên có trong kế hoạch cá nhân.

Thứ năm, tốt nhất hãy gia nhập nhóm top performance: Kịch bản tệ nhất – giả sử khủng hoảng kéo dài gây tác động tiêu cực, hẳn nhiên ngân hàng cũng phải cân nhắc phương án cắt giảm nhân sự. Thông thường trong tình huống này, bao giờ cũng vậy - nhóm nhân sự có kết quả yếu kém sẽ bị ảnh hưởng trước tiên. Hiện nay, phần lớn cán bộ nhân viên ngân hàng có động lực rất tốt, tinh thần làm việc trách nhiệm, mang lại đóng góp đáng kể cho kết quả chung của tổ chức. Tuy nhiên, đây đó vẫn còn những cá nhân ‘mất lửa’, nỗ lực không còn và làm việc với tư duy ‘lình bình’ theo kiểu ‘không quá giỏi để được chú ý và không quá tệ để bị nhắc nhở!’.

Hãy trở thành những top performer, để nếu có ra đi thì cũng sẽ là may mắn cho nơi nào bạn đến.

Thứ sáu, chú trọng công tác chăm sóc khách hàng: Khủng hoảng là một cơ hội rất tốt để banker xây dựng và thắt chặt mối quan hệ khách hàng. Trong thực tế, thời gian qua bộ phận không nhỏ khách hàng gặp khó khăn do bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của dịch bệnh. Bởi vậy - sự quan tâm và hỗ trợ của ngân hàng trở nên rất cần thiết và ý nghĩa. Theo quan sát, nhiều nhân sự các vị trí ở chi nhánh đã thực sự thể hiện sự quan tâm thông qua thường xuyên tương tác, cập nhật tình hình, bày tỏ sự đồng cảm và tích cực thực hiện các giải pháp hỗ trợ. Nhưng một số banker khác chẳng chia sẽ gì nhiều nên hàng ngày vẫn gọi điện nhắc nợ như thể không gì xảy ra.

Một điều hiển nhiên, những banker tận tình phục vụ và chăm sóc khách hàng trong khủng hoảng – khi ổn định, sẽ được chính khách hàng ‘chăm sóc’ trở lại.

Thứ bảy, cảm thấy may mắn vì công việc còn đó chờ mình: So với người lao động nhiều ngành nghề khác như hàng không, khách sạn, du lịch... mức độ bị ảnh hưởng của banker chưa đến mức nghiêm trọng. Đa số ngân hàng trong nước chưa cắt lương hay cắt giảm nhân sự. Do vậy, hãy cảm thấy mình may mắn. Cách đúng đắn là nỗ lực làm việc bù đắp thời gian đã mất – tức là xác định tinh thần quyết liệt thực hiện kế hoạch kinh doanh – cố gắng hoàn thành chỉ tiêu cả năm trong thời gian ba quý còn lại.

Với tinh thần đó, mỗi banker hãy lập tức triển khai nghiệp vụ kinh doanh một cách khẩn trương thay vì chờ đợi và dò hỏi xem ngân hàng có điều chỉnh giảm chỉ tiêu.

Trịnh Minh Thảo
Theo ICTVietNam


Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

Link báo gốc: 7 bài học cho banker từ đại dịch
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,235
Thành viên mới nhất
baychinkingtoe
Back
Bên trên