Trong khi nhiều người than nghèo, kể khổ, tôi vẫn sống khoẻ, có ích, chăm sóc gia đình và tận hưởng niềm vui nho nhỏ trong căn nhà của mình.
Tôi thấy lạ khi mùa dịch Covid-19, người ta cứ cuống cuồng la ó với những dòng trạng thái "không tiền", "thất nghiệp". Không lẽ từ thuở đi làm tới giờ, chúng ta "làm đồng nào xào đồng ấy" sao? Ai cũng biện hộ cho những lý do không tiết kiệm của mình, nào là làm không đủ chi, nhà bao nhiêu việc, nào là phải nuôi mẹ già, con thơ...
Trong khi thấy nhiều người đang than nghèo, kể khổ, thì tôi vẫn sống khoẻ, sống ý nghĩa, chăm sóc gia đình và tận hưởng những niềm vui nho nhỏ trong không gian sống nhỏ nhắn của mình mà bấy lâu nay vì bận bịu công việc, tôi vô tình lướt qua trong vô thức.
Để có được sự thảnh thơi trong mùa dịch tôi đã áp dụng một số nguyên tắc tiết kiệm như sau:
1. Nguyên tắc " hũ gạo cứu đói": tôi thực hiện mỗi ngày và có kỷ luật, nghĩa là nếu hôm nay bạn đi chợ 100 nghìn đồng, thì bạn hãy bỏ vào ngăn ví riêng 10 nghìn đồng - tức 10 % tổng số tiền chợ. Đây là số tiền quá nhỏ so với chi phí một bữa ăn, nhưng nếu bạn cứ cộng dồn chúng lại trong một tháng, một năm, nhiều năm... bạn sẽ có một số tiền kha khá để gửi tiết kiệm, phòng khi bất trắc, thiên tai, dịch bệnh.
2. Nguyên tắc "mackeno" (mặc kệ nó): nghe có vẻ buồn cười, nhưng nhờ nguyên tắc này mà tôi đã có một khoản để tự cứu mình khi chẳng may cuộc sống gặp sóng gió. Tôi quan niệm quần áo chỉ cần chỉnh trang, phù hợp với môi trường làm việc là được. Ăn no, ăn ngon và cà phê tại gia để đủ tỉnh táo khi làm việc là đủ. Vì vậy, nếu chẳng may có ai móc méo, dị nghị, nói những điều không tốt về bạn, hãy "mackeno". Bởi bạn nên nhớ rằng nếu quần áo của bạn không thời trang, hay lỡ từ chối lời mời cà phê, họ chỉ bàn tán hoặc tặc lưỡi nhiều nhất hai đến ba ngày là hết. Còn khi bạn rớt xuống vực thẳm, không tiền tiết kiệm, không thể thanh toán các hoá đơn thiết yếu nhất, thì lúc đó, người ta không bàn tán về bạn nữa, mà bạn đã trở nên vô hình trong mắt họ rồi.
3. Nguyên tắc tư duy "đại gia": tôi luôn dùng đồ tốt (từ đồ gia dụng đến nhu yếu phẩm hằng ngày), đơn giản vì hàng chất lượng dùng được rất lâu, có thể một số đồ dùng hạn sử dụng là trọn đời. Thay vì bạn phải nhọc công suy nghĩ mẫu mã, giá tiền, chất lượng nhiều lần, hãy mạnh dạn suy nghĩ thật kỹ trong một lần mà thôi. Thời gian còn lại hãy để đầu óc tỉnh táo, đọc sách, nhâm nhi một ly cà phê, cuộc sống sẽ có ý nghĩ hơn rất nhiều.
4. Cải thiện không gian sống của bạn: để mỗi góc nhỏ trở thành một góc quán cà phê, một phòng tập gym, một căn bếp gắn kết các thành viên trong gia đình... đó là cách bạn hạn chế quán xá, giảm tiền xăng xe, góp phần bảo vệ môi trường và hơn nữa bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho kế hoạch tương lai.
Bạn được sinh ra và phải có trách nhiệm với chính cuộc đời mình. Khi gặp khó khăn chỉ có tự cứu mình là cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi "hố tử thần". Ngay cả bố mẹ bạn, trước khi vác xe chạy ra ngân hàng và gửi tiền cho bạn, họ cũng sẽ chất vấn hàng loạt những câu hỏi: tại sao? cái gì? ở đâu? khi nào? Thời buổi khó khăn, người nhân từ với bạn nhất chính là bạn. Hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ.
Link báo gốc: 4 nguyên tắc giúp tôi không lo hết tiền mùa dịch - VnExpress
Tôi thấy lạ khi mùa dịch Covid-19, người ta cứ cuống cuồng la ó với những dòng trạng thái "không tiền", "thất nghiệp". Không lẽ từ thuở đi làm tới giờ, chúng ta "làm đồng nào xào đồng ấy" sao? Ai cũng biện hộ cho những lý do không tiết kiệm của mình, nào là làm không đủ chi, nhà bao nhiêu việc, nào là phải nuôi mẹ già, con thơ...
Trong khi thấy nhiều người đang than nghèo, kể khổ, thì tôi vẫn sống khoẻ, sống ý nghĩa, chăm sóc gia đình và tận hưởng những niềm vui nho nhỏ trong không gian sống nhỏ nhắn của mình mà bấy lâu nay vì bận bịu công việc, tôi vô tình lướt qua trong vô thức.
Để có được sự thảnh thơi trong mùa dịch tôi đã áp dụng một số nguyên tắc tiết kiệm như sau:
1. Nguyên tắc " hũ gạo cứu đói": tôi thực hiện mỗi ngày và có kỷ luật, nghĩa là nếu hôm nay bạn đi chợ 100 nghìn đồng, thì bạn hãy bỏ vào ngăn ví riêng 10 nghìn đồng - tức 10 % tổng số tiền chợ. Đây là số tiền quá nhỏ so với chi phí một bữa ăn, nhưng nếu bạn cứ cộng dồn chúng lại trong một tháng, một năm, nhiều năm... bạn sẽ có một số tiền kha khá để gửi tiết kiệm, phòng khi bất trắc, thiên tai, dịch bệnh.
2. Nguyên tắc "mackeno" (mặc kệ nó): nghe có vẻ buồn cười, nhưng nhờ nguyên tắc này mà tôi đã có một khoản để tự cứu mình khi chẳng may cuộc sống gặp sóng gió. Tôi quan niệm quần áo chỉ cần chỉnh trang, phù hợp với môi trường làm việc là được. Ăn no, ăn ngon và cà phê tại gia để đủ tỉnh táo khi làm việc là đủ. Vì vậy, nếu chẳng may có ai móc méo, dị nghị, nói những điều không tốt về bạn, hãy "mackeno". Bởi bạn nên nhớ rằng nếu quần áo của bạn không thời trang, hay lỡ từ chối lời mời cà phê, họ chỉ bàn tán hoặc tặc lưỡi nhiều nhất hai đến ba ngày là hết. Còn khi bạn rớt xuống vực thẳm, không tiền tiết kiệm, không thể thanh toán các hoá đơn thiết yếu nhất, thì lúc đó, người ta không bàn tán về bạn nữa, mà bạn đã trở nên vô hình trong mắt họ rồi.
3. Nguyên tắc tư duy "đại gia": tôi luôn dùng đồ tốt (từ đồ gia dụng đến nhu yếu phẩm hằng ngày), đơn giản vì hàng chất lượng dùng được rất lâu, có thể một số đồ dùng hạn sử dụng là trọn đời. Thay vì bạn phải nhọc công suy nghĩ mẫu mã, giá tiền, chất lượng nhiều lần, hãy mạnh dạn suy nghĩ thật kỹ trong một lần mà thôi. Thời gian còn lại hãy để đầu óc tỉnh táo, đọc sách, nhâm nhi một ly cà phê, cuộc sống sẽ có ý nghĩ hơn rất nhiều.
4. Cải thiện không gian sống của bạn: để mỗi góc nhỏ trở thành một góc quán cà phê, một phòng tập gym, một căn bếp gắn kết các thành viên trong gia đình... đó là cách bạn hạn chế quán xá, giảm tiền xăng xe, góp phần bảo vệ môi trường và hơn nữa bạn sẽ tiết kiệm được một khoản kha khá cho kế hoạch tương lai.
Bạn được sinh ra và phải có trách nhiệm với chính cuộc đời mình. Khi gặp khó khăn chỉ có tự cứu mình là cách nhanh nhất giúp bạn thoát khỏi "hố tử thần". Ngay cả bố mẹ bạn, trước khi vác xe chạy ra ngân hàng và gửi tiền cho bạn, họ cũng sẽ chất vấn hàng loạt những câu hỏi: tại sao? cái gì? ở đâu? khi nào? Thời buổi khó khăn, người nhân từ với bạn nhất chính là bạn. Hãy tiết kiệm ngay từ bây giờ.
Lê Thị Nga
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
Link báo gốc: 4 nguyên tắc giúp tôi không lo hết tiền mùa dịch - VnExpress