HOT Nên thi Quản lý Khách hàng hay Giao dịch viên tại BIDV?

  • Bắt đầu Bắt đầu acidamin
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu
23166


BIDV đã chính thức thông báo kế hoạch tuyển dụng TẬP TRUNG đợt 2 kể từ ngày 18/11/2019 với 411 chỉ tiêu trên 95 chi nhánh Toàn hệ thống.

Tham khảo chi tiết tại: HOT - BIDV chính thức tuyển dụng TẬP TRUNG đợt 2/2019 với 411 chỉ tiêu cho 95 chi nhánh

Bên cạnh vấn đề về Khu vực tuyển dụng & Chỉ tiêu tuyển dụng, một trong những vấn đề Quan trọng gây ra sự phân vân của Thành viên, chính là việc nên theo mảng nào, vị trí nào giữa Quản lý Khách hàng (hoặc Quan hệ Khách hàng, nó là 1) và Giao dịch viên (hoặc Kế toán Ngân quỹ).

Một số vấn đề chủ yếu trong việc lăn tăn của các thành viên, chính là:

(1) Cái nào thì làm việc vất vả hơn?
(2) Giao dịch viên có phải chịu chỉ tiêu hay không?
(3) Thi cái nào thì có cơ hội trúng tuyển nhiều hơn?
(4) Nếu em chưa biết gì, nếu tự Ôn tập thôi thì nên học để thi Tài chính Tín dụng (môn thi Quản lý Khách hàng) hay thi Kế toán, thanh toán trong nước (môn thi vị trí Giao dịch viên) thì hiệu quả nhất?

Dựa vào các câu hỏi trên, BQT U&Bank sẽ phân loại & giải đáp như sau:

I. XÉT VỀ CHỈ TIÊU TUYỂN DỤNG

Xét chỉ tiêu tuyển dụng của 2 đợt gần nhất cuối năm 2018 & đầu 2019, ta có thể thấy như sau:

23159


Xét chỉ tiêu tuyển dụng đợt tuyển tháng 11.2019, ta thấy:
  • Vị trí Quản lý Khách hàng: 307 / 411 chỉ tiêu (chiếm 75%)
  • Vị trí Giao dịch viên: 96/411 chỉ tiêu (chiếm 23%)

NHẬN XÉT:

Có thể nhận thấy xu thế tuyển dụng rõ ràng của BIDV trong 3 đợt gần nhất luôn là sự Ưu tiên với vị trí Quản lý Khách hàng.

II. XÉT VỀ TÍNH CHẤT CÔNG VIỆC
- Về sự vất vả: 2 công việc trên đều thuộc nhóm Bán hàng, Tư vấn & Chăm sóc Khách hàng - vốn là các vị trí đòi hỏi Nhân sự có khả năng chịu được áp lực công việc cao, từ Khách hàng, nội bộ, KPI.
Việc đi sớm về muộn, làm cuối tuần, tiếp khách, làm tăng ca...là điều vô cùng bình thường đối với cả 2 vị trí Bán hàng & Chăm sóc KH chủ lực trong hệ thống Ngân hàng.
Chịu được Áp lực, Vất vả luôn là yếu tố mà Bất kỳ Ai khi bước chân vào Bank & lựa chọn đều cần phải xác định, tránh Shock văn hóa, Shock tinh thần. Vì, mọi thứ khác quá, khác với những gì mọi người nói, khác với những bài báo thưởng Tết chục củ.

- Về chỉ tiêu: Rất nhiều bạn cho rằng "Chỉ có Quản lý Khách hàng phải chịu chỉ tiêu, còn Giao dịch viên thì không". Điều này không hề đúng.

Về bản chất tùy từng thời điểm & tùy từng Chi nhánh nơi bạn làm việc. Nếu vào Giai đoạn Chi nhánh bạn có tính thanh khoản tốt, không chịu áp lực Huy động đầu vào, trong khi Doanh số Cho vay duy trì ổn định, Giao dịch viên chỉ tập trung vào Dịch vụ & việc Chăm sóc Khách hàng, không phải chịu các Chỉ tiêu Định lượng (tức các con số về Chỉ tiêu Huy động vốn & Giới thiệu vay). Tuy nhiên, tình huống ngược lại, vào hoàn cảnh Chi nhánh mới thành lập, hoặc Tăng trưởng Nóng, cần xác định TẤT CẢ CÁC VỊ TRÍ, từ Back Office đến thậm chỉ Mr Bảo vệ cũng có Chỉ tiêu, huống hồ là Giao dịch viên.
Chúc mừng bạn bước vào Bank trong giai đoạn Tăng trưởng Bán lẻ vô cùng khắc nghiệt!
À mà nói đến cái từ Bán lẻ, Search Google xem BIDV là cái Ngân hàng gì gì Xuất sắc nhất Việt Nam từ 2015 - 2019. Vậy là đủ cho cả 2 câu hỏi về Nhóm công việc.

III. XÉT VỀ THI TUYỂN ĐẦU VÀO
"Thi cái nào thì dễ?"
=> Câu hỏi này Không trả lời được.
Mọi đánh giá vốn dĩ phụ thuộc vào Xuất phát của từng người, vào Khả năng tiếp thu & Vốn kiến thức nền tảng căn bản.

BQT U&Bank sẽ chia làm 3 nhóm như sau:
(1) Không học tí tị gì về Ngân hàng => Đây là trường hợp các bạn thuộc Nhóm ngành Quản trị, Kế toán, Marketing... (nhóm này vẫn được chấp nhận Xét tuyển hồ sơ)
(2) Học rồi nhưng không biết, không hiểu, không nhớ.. Chung quy là cũng như mới.
(3) Học rồi, vẫn còn nắm được kiến thức, thậm chí đã từng sử dụng kiến thức đó cho công việc.

Nhóm (3) hiển nhiên là dễ nhất rồi. Bạn cứ bám theo Kinh nghiệm của mình để lựa chọn vào các vị trí tương đồng. Đơn giản đúng không?
Ví dụ: Có kinh nghiệm Bán hàng, tư vấn, chăm sóc KH, chứng khoán, bất động sản, tư vấn tài chính, kinh doanh => Quản lý Khách hàng. Có kinh nghiệm Tư vấn, Chăm sóc, Kế toán thu chi, Ngân quỹ, Giao dịch Ngân hàng theo TK Công ty => Giao dịch viên.

Tuy nhiên, nhóm (1) và (2) thì Khó. Bạn không có/không đủ cơ sở để đưa ra lựa chọn về Sự phù hợp, có chăng là Thích cái gì hơn cái gì, hoặc sử dụng các Kỹ năng cá nhân của mình để Thi tuyển, trong khi thi tuyển Nghiệp vụ là điểm yếu. Việc này là không hợp lý, với BIDV, bạn cần phải có Nghiệp vụ để pass vòng 2, rồi mới dùng Skill cá nhân để "chém gió" ở Vòng 3.

=> Vậy, "tớ phải làm sao"?

Nếu bạn vẫn tiếp tục muốn thi tuyển đợt này, chúng ta cần THỰC DỤNG. Bám sát vào Quan điểm "Cái nào Tuyển nhiều thì Nộp", cơ hội Chắc chắn sẽ nhiều hơn.

Tất nhiên, bạn có thể hỏi ngược lại "Sao không nộp vào cái ít, tỷ lệ chọi ít hơn :D Bạn thân mến, bạn không biết rằng Tỷ lệ chọi ở các đợt thi tuyển của BIDV ở từng vị trí thường là 1:5 hoặc 1:7, thậm chí 1:10 ở các Chi nhánh HOT. Nó không phụ thuộc vào số lượng chỉ tiêu tuyển dụng, cái gì mà HOT thì vị trí nào nó cũng HOT. Ngoài ra, phải biết rằng chúng ta phải chiến đấu với 1 cơ số các Ứng viên có "mối quan hệ phức tạp", như vậy, nếu Chi nhánh tuyển ít chỉ tiêu, từ 1-2 chỉ tiêu, cơ hội thấp rất rất nhiều. Viết vậy là đủ rồi nhể, chẳng lẽ phải nói thẳng :D

Vì vậy, xét trên nền tảng về Chỉ tiêu & Cơ hội, rõ ràng Quản lý Khách hàng chiếm ưu thế.

Bên cạnh đó, bạn không cần biết về Ngân hàng, bạn vẫn học được về Tín dụng. Vì sao? Tín dụng là Cho vay cái này cho Ông này Bà kia, là phải Phân tích Tại sao lại cho người này vay, mà phải Từ chối người kia. Là Thẻ ghi nợ, là Thẻ tín dụng, là những gì rất đỗi gần gũi xung quanh cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, để học về Kế toán Ngân hàng, bạn cần có nền tảng về Nguyên lý Kế toán cơ bản. Biết được cái này, học sẽ không shock, học sẽ hiểu các Nguyên tắc Nợ - Có thế nào :)

Chốt lại, nếu bạn lăn tăn, thì hãy Thực dụng!

Với các nội dung trên, hy vọng Thành viên sẽ có được sự lựa chọn phù hợp với cá nhân.

Cập nhật LIÊN TỤC các thông tin về tuyển dụng #Big4 tại Group: U&Bank - Cùng bạn Luyện thi Ngân hàng

Tham khảo các bài viết Ôn tập thi tuyển BIDV:
  1. Tổng hợp kiến thức ôn tập: HOT - Tổng hợp Kiến thức trọng tâm thi BIDV - ÔN THI trong 1 NGÀY
  2. Tổng hợp Tài liệu Tiếng Anh thi Vietcombank & BIDV: HOT - (Tiếng Anh) Tổng hợp Tài liệu Tiếng Anh (ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT) phục vụ ôn thi Vietcombank và các NH lớn
  3. Đáp án Đề thi BIDV đợt 1/2019: HOT - Đáp án Đề thi BIDV đợt 1/2019 (ngày 26/05/2019)
  4. Đáp án Đề thi BIDV đợt 2/2018: HOT - Đáp án Đề thi BIDV đợt 2 năm 2018 (Ngày 11/11/2018)
  5. Cảnh báo Sai lầm thường gặp trong Đề thi BIDV: HOT - Cảnh báo Sai lầm thường gặp trong Đề thi BIDV
  6. Nhận diện 1 số sai lầm trong Đề thi BIDV 2017: HOT - BÌNH LUẬN MỘT SỐ LỖI SAI KHI LÀM BÀI TẬP LỚN - THI BIDV 2017
  7. Kinh nghiệm Nộp hồ sơ BIDV: HOT - Kinh nghiệm Nộp hồ sơ BIDV chi tiết năm 2019 (Update)
  8. Chữa Đề thi BIDV tháng 06/2018: HOT - Chữa Đề thi BIDV năm 2018 (ngày 10/6/2018) - vị trí CV Quản lý Khách hàng
  9. Bài tập lớn thi BIDV năm 2015 & 2016: HOT - Bài tập lớn - Thi tuyển BIDV 2015 & 2016
BQT U&Bank.
----------------------------------
Để chuẩn bị cho các kế hoạch tuyển dụng của BIDV, UB Academy chính thức triển khai chương trình BIDV Masters - Khóa học chuẩn bị kiến thức ĐẦY ĐỦ NHẤT cho Ứng viên mong muốn Thi tuyển Ngân hàng BIDV đợt tuyển dụng cuối năm 2019.

Điểm nổi bật của chương trình:
➡ Làm và chữa chi tiết đề thi BIDV năm 2016 – 2019 (cập nhật đề thi BIDV đợt thi gần nhất, đợt 1 tháng 05/2019)
➡ Hệ thống kiến thức chọn lọc sát nhất với đề thi
➡ Ôn tập trọng tâm, cô đọng
➡ Chiến thuật tập trung vào nội dung hay thi tuyển

Đặc biệt, các Nội dung về Tiếng Anh đều có sẵn trong Nội dung Ôn tập. Theo đó, UB Academy sẽ hướng dẫn Học, làm & Chữa đề thi Tiếng Anh trực tiếp của BIDV.

Chi tiết chương trình tại: BIDV Intensive – Luyện thi Cấp tốc BIDV năm 2019

Thành viên quan tâm vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 097.5151.777.

820-410-Luyện-thi-BIDV-2019.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bài viết Quan trọng cho các Thành viên cần thêm thông tin Định hướng.
 
Back
Bên trên