17 từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng đẳng cấp Wall Street

Tin Zuẩn Không?

Super Moderator
Super Mod
17 từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng đẳng cấp Wall Street

17 từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng dưới đây sẽ cho bạn thấy một bộ mặt khác của chuyên ngành này – độc đáo và không kém phần hài hước.
Mấy ngày gần đây, trên mạng xã hội đang xôn xao thông tin về các nhà cố vấn tài chính Gen Z với những biệt hiệu rất kêu như “bà hoàng thổi nến”, “ông trùm gảy nến”.

Tôi tin chắc là có đến ít nhất 70% người đọc ở đây hoàn toàn mù mờ về các biệt hiệu rất kêu kia. Bởi để biết được ý nghĩa của mấy biệt hiệu này bạn cần biết tiếng Anh trong thương mại cũng như thuật ngữ tiếng anh ngành tài chính ngân hàng.

Thuật ngữ tài chính ngân hàng nghe lạ đời thế từ bao giờ nhỉ?

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tôi khám phá 17 từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng cực dị mà tôi tin chắc rằng sẽ khiến bạn bất ngờ.​

1 – Ankle biter (Cạp cổ chân)​

Đây là từ lóng chỉ một loại cổ phiếu có giá trị vốn hóa thị trường thấp.

Từ lóng này xuất hiện từ những năm 1950. Ban đầu, đây là từ được dùng để chỉ những đứa trẻ còn rất nhỏ, hoặc để chỉ một chú chó nhỏ hung dữ. Điểm chung giữa hai đối tượng này là đều nhỏ đến mức chỉ bằng mắt cá chân người lớn (ankle).​

Từ lóng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng này xuất hiện từ những năm 1950
Từ lóng tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng này xuất hiện từ những năm 1950

Trong lĩnh vực đầu tư hay tài chính ngân hàng, những loại cổ phiếu “ankle biter” thường được giao dịch ít và dễ biến mất, tuy nhiên đây cũng là những loại cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng hơn so với các cổ phiếu lớn khác.

Các Ankle Biter có giá trị vốn hoá thị trường dưới 500 triệu đô la. Hiện nay, các công ty start up cũng được gọi là các Ankle Biter. Hoặc đế chế Amazon cũng từng được gọi là “Ankle Biter” khi so sánh với gã khổng lồ bán lẻ Walmart.​

2 – Big uglies (Những gã khổng lồ xấu xí)​

Big Uglies là từ lóng chỉ các công ty lớn có tuổi đời dài lâu hoạt động trong các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp “bẩn” như sản xuất, thép, dầu, khai thác mỏ.

Tại sao lại gọi các ngành công nghiệp này là công nghiệp “bẩn”, vì chúng thải ra môi trường nhiều chất độc hại.​

Big Uglies là từ lóng chỉ các công ty lớn có tuổi đời dài lâu hoạt động trong các ngành công nghiệp nặng
Big Uglies là từ lóng chỉ các công ty lớn có tuổi đời dài lâu hoạt động trong các ngành công nghiệp nặng

Cổ phiếu của các “big uglies” có tính ổn định, bền vững, ít biến động nhưng lại không tăng trưởng cao nên thường không được các nhà đầu tư trẻ ưa chuộng.

Hiện nay, thuật ngữ Big Uglies đã được dùng với nghĩa rộng hơn, chỉ các công ty thuộc lĩnh vực không hợp “mốt” cho lắm.​

3 – Chasing nickels around dollar bills (Kiếm các đồng xu lẻ cạnh tờ dollar)​

“Kiếm các xu lẻ xung quanh tờ dollar” là cách nói ẩn dụ của việc quá chú ý vào tiểu tiết mà quên mất những việc quan trọng. Thuật ngữ này có 2 ý nghĩa.

Đầu tiên, “chasing nickels around dollar bills” ám chỉ việc một công ty chỉ tập trung cắt giảm các khoản chi phí nhỏ, không đáng kể mà không tập trung đầu tư vào kinh doanh.​

Trên thị trường tài chính, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ một nhà giao dịch ngoại hối chạy theo một xu hướng thịnh hành
Trên thị trường tài chính, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ một nhà giao dịch ngoại hối chạy theo một xu hướng thịnh hành

Trên thị trường tài chính, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ một nhà giao dịch ngoại hối chạy theo một xu hướng thịnh hành nào đó trên thị trường thay vì bám sát một kế hoạch có kỷ luật.​

4 – Cockroach theory (Thuyết con gián)​

Tại sao lại có tên là “thuyết con gián”? Khi bạn nhìn thấy một con gián trong nhà, điều đó có nghĩa là sẽ không chỉ có 1 con duy nhất.

Khi một công ty, doanh nghiệp lộ ra tin xấu, rất có thể sắp tới sẽ có thêm nhiều tin xấu hơn.​

Khi một công ty, doanh nghiệp lộ ra tin xấu, rất có thể sắp tới sẽ có thêm nhiều tin xấu hơn
Khi một công ty, doanh nghiệp lộ ra tin xấu, rất có thể sắp tới sẽ có thêm nhiều tin xấu hơn

Những tin xấu này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty khác cùng ngành và toàn bộ thị trường.

Ví dụ rõ ràng nhất cho thuật ngữ “thuyết con gián” được thể hiện trong sự kiện phá sản của công ty năng lượng Enron (Mỹ). Tháng 10 năm 2001, công ty này vướng phải bê bối kế toán lừa đảo và tuyên bố phá sản vào tháng 8 năm 2002.

Trong vòng 18 tháng tiếp theo sau đó, hàng loạt các bê bối kế toán tương tự đã khiến các công ty khác như WorldCom, Tyco hay Adelphia sụp đổ.​

5 – Cookie Jar Reverse/ Cookie Jar Accounting (Lọ bánh quy)​

“Dự trữ lọ bánh quy” là từ lóng chỉ việc một công ty sử dụng tiền tích luỹ của quý trước đó “đắp” vào quý tiếp theo, để con số thu nhập cao hơn thực tế.

Đặc biệt, khi một công ty không đạt doanh số thực tế giống như mục tiêu đã đề, kế toán của công ty có thể sử dụng “lọ bánh quy” này để thổi phồng các con số.​

Từ lòng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng lọ bánh quy
Từ lòng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng “lọ bánh quy”

Tất nhiên, phương pháp “dự trữ lọ bánh quy” này bị các cơ quan quản lý phản đối vì đây là hành động cố tính đánh lừa các nhà đầu tư.​

6 – Dead cat bounce (Cú bật mèo chết)​

Bắt nguồn từ câu nói “một con mèo chết cũng có thể bật dậy được nếu được thả từ nơi đủ cao”, đây là cách để miêu tả một xu hướng trên thị trường hoặc mức giá cổ phiếu phục hồi sau khi sụt giảm mạnh.​

Từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng phổ biến
Từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng phổ biến

7 – Garbatrage/ Rumortrage (Giao dịch rác)​

Đây là từ lóng được ghép từ “garbage” (rác) hoặc “rumor” (tin đồn) với arbitrage (chênh lệch giá).

Garbatrage được dùng để diễn tả việc giá và khối lượng giao dịch trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể đột ngột tăng cao liên quan tới một sự tiếp quản, thâu tóm, sát nhập nào đó.​

Garbatrage được dùng để diễn tả việc giá và khối lượng giao dịch trong một ngành
Garbatrage được dùng để diễn tả việc giá và khối lượng giao dịch trong một ngành

Trong tình huống này nhiều nhà đầu tư thường dự đoán sẽ có thêm các sự kiện sáp nhập và tiếp quản nữa, mặc dù thực tế không phải vậy. Đây thường là tình huống xảy ra xuất phát từ yếu tố tâm lý.​

8 – Jennifer Lopez​

Khi tra từ Jennifer Lopez trên google, kết quả bạn nhận được là gì? Chắc chắn kết quả là nữ ca sĩ người Mỹ nóng bỏng.

Tuy nhiên, trong giới tài chính ngân hàng, đây là một thuật ngữ không chính thức được dùng để diễn tả tình huống khi chứng khoán chạm đáy thấp nhất, sau đó bắt đầu tăng trở lại. Trên biểu đồ, các chỉ số tạo thành một đường cong ở phía dưới.​

Jennifer Lopez trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Jennifer Lopez trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
Đó chính là lý do vì sao các nhà đầu tư đã gọi tình huống này bằng tên của cô ca sĩ có vòng 3 đáng ngưỡng mộ Jennifer Lop
ez.​

9 – Puke Point (Điểm nôn)​

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, puke (nghĩa đen: nôn, oẹ) ám chỉ hành động bán các loại chứng khoán hoặc tài sản, bất chấp việc sẽ bị thua lỗ.

Thông thường khi đầu tư, để có lợi nhuận, nhà đầu tư cần bán khi giá trị tăng.​

Thời điểm nhà đầu tư quyết định bán tài sản bất chấp việc bị thua lỗ gọi là “điểm nôn
Thời điểm nhà đầu tư quyết định bán tài sản bất chấp việc bị thua lỗ gọi là “điểm nôn”

Tuy nhiên, trong một số tình huống nhiều cá nhân phải bán tháo tài sản ngay lập tức để phòng ngừa tổn thất thêm hoặc cần tiền để sử dụng cho mục đích khác,…

Thời điểm nhà đầu tư quyết định bán tài sản bất chấp việc bị thua lỗ gọi là “điểm nôn”. “Điểm nôn” là cơ hội để nhà đầu tư khôn ngoan mua cổ phiếu có giá trị cao với giá chiết khấu.​

10 – Razor-Razorblade Model (Mô hình lưỡi dao – dao cạo)​

Đây là tên gọi một chiến lược định giá được phổ biến bởi Gillette, người phát minh ra dao cạo râu an toàn dùng 1 lần và sáng lập ra công ty cùng tên.​

Tại sao lại gọi là mô hình lưỡi dao - dao cạo?
Tại sao lại gọi là mô hình lưỡi dao – dao cạo?

Xuất phát từ ý tưởng bán dao cạo với giá gốc, nhưng bán lưỡi dao sơ cua giá cao để thu lợi nhuận, mô hình lưỡi dao – dao cạo là một chiến lược định giá.

Một mặt hàng được bán với giá thấp, hoặc giảm giá được bán kèm với một mặt hàng có giá cao để tạo ra lợi nhuận. Mô hình giá này thường được áp dụng với mặt hàng có tính tiêu hao.

Các công ty sử dụng chiến lược giá này sẽ đảm bảo lợi nhuận bằng cách hạn chế không cho đối thủ bắt chước quy trình sản xuất.

Ví dụ với Gillette, chỉ lưỡi dao thay thế của Gillette với phù hợp để lắp vào dao cạo Gillette.

Vì thế, người tiêu dùng buộc phải mua đúng loại lưỡi dao do Gillette sản xuất mà không thể mua của hãng khác.​

11 – Rust bowl (Cái bát gỉ)​

“Rust Bowl” thường được dùng để đặt tên cho các khu vực hoặc quốc gia từng phát triển mạnh mẽ về sản xuất và công nghiệp nhưng bị suy thoái không thể phục hồi.

Khi các quy trình và ngành công nghiệp sản xuất được chuyển ra nước ngoài thì những khu vực từng thịnh vượng này được gọi là “bát gỉ” hoặc “vành đai gỉ”.​

“Bát gỉ có thể nằm ở bất cứ đâu trên thế giới
“Bát gỉ” có thể nằm ở bất cứ đâu trên thế giới
“Bát gỉ” có thể nằm ở bất cứ đâu trên thế giới, nhà máy ngừng hoạt động, công nhân không có việc làm, gây nên cảnh nghèo đói.

12 – Sandwich generation (Thế hệ bánh kẹp sandwich)​

Đây là từ lóng chỉ những người trung niên trong độ tuổi từ 40-50 tuổi, đang phải chịu áp lực từ việc chăm sóc bố mẹ già và con cái đang độ tuổi lớn.

Tại sao lại có tên gọi như vậy?​

Đây là từ lóng chỉ những người trung niên trong độ tuổi từ 40-50 tuổi
Đây là từ lóng chỉ những người trung niên trong độ tuổi từ 40-50 tuổi
Vì những người thuộc “thế hệ bánh kẹp sandwich” bị mắc kẹt giữa nghĩa vụ chăm sóc bố mẹ già, và hỗ trợ tài chính, vật chất cho con cái.

Xu hướng có con ở độ tuổi lớn đã góp phần tạo ra hiện tượng “thế hệ bánh kẹp sandwich” này.​

13 – Shark watcher (Người theo dõi cá mập)​

Đây là thuật ngữ dùng để gọi một chuyên gia hoặc công ty nào đó chuyên phát hiện các kế hoạch thâu tóm của thế lực đối thủ.

Do lo ngại bị thâu tóm bởi các tập đoàn lớn hơn, nên một số công ty thường thuê các “shark watcher” để giám sát các giao dịch trên thị trường, ví dụ như ai đang tích lũy cổ phiếu của họ, số lượng cổ phiếu được mua là bao nhiêu.
Shark watcher là ai?
Shark watcher là ai?
Các “shark watcher” sẽ theo dõi và cảnh báo cho các công ty đứng ra thuê về bất kì động thái bất thường nào.

14 – Sleeping beauty (Người đẹp ngủ trong rừng)​

Thuật ngữ chỉ các công ty tiềm năng, có lợi nhuận tốt (thường là các công ty start-up), với giá trị tài sản cực kỳ ấn tượng, nhưng đang gặp nhiều vấn đề trong khâu quản lý.
Thuật ngữ chỉ các công ty tiềm năng, có lợi nhuận tốt (thường là các công ty start-up)
Thuật ngữ chỉ các công ty tiềm năng, có lợi nhuận tốt (thường là các công ty start-up)
Các “người đẹp ngủ trong rừng” thường là những ứng cử viên sáng giá mà các công ty lớn hơn muốn thâu tóm.

15 – Suicide Pill (Thuốc tự tử)​

Đây là từ lóng dùng để gọi một chiến lược phòng thủ khi một công ty cố gắng tiến đến tình trạng phá sản để không cho đối thủ thâu tóm, sát nhập.

Chiến lược này thường được các công ty nhỏ sử dụng vì lo sợ rằng sau khi các công ty lớn chiếm được những lợi ích tốt nhất, công ty của họ sẽ bị đóng cửa.​

Tuỳ vào từng tình huống mà chiến lược này có thể dẫn tới việc công ty bị giải thể
Tuỳ vào từng tình huống mà chiến lược này có thể dẫn tới việc công ty bị giải thể​

Một số phương pháp mà các nhà lãnh đạo thường sử dụng để chống lại việc bị các “kẻ săn mồi” bên ngoài thâu tóm lại có thể kể để như: tăng nợ, rút cạn vốn thông qua các cổ tức đặc biệt hoặc bán phá giá tài sản công ty.​

16 – Sushi Bond (Trái phiếu Sushi)​

Trái phiếu sushi là từ lóng chỉ một loại trái phiếu do công ty Nhật phát hành bên ngoài thị trường Nhật Bản, và không có mệnh giá yên. Mệnh giá phổ biến nhất của trái phiếu sushi là đô la Mỹ.

Trái phiếu sushi có lãi suất cố định, có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Chúng chủ yếu được phát hành bởi các tập đoàn Nhật Bản cho các nhà đầu tư Nhật Bản.​

Từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng sushi bond
Từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng “sushi bond”

Sushi Bond là khoản đầu tư phổ biến khi giá trị của đồng yên yếu. Sức hấp dẫn của trái phiếu sushi với cả người mua và người bán đều tăng và giảm theo tỷ giá hối đoái.

Một đặc điểm khác thường của trái phiếu sushi là cả người mua và người bán thường là người Nhật, mặc dù chúng là trái phiếu ngoại tệ. Trái phiếu có thể được mua trực tiếp hoặc thông qua thị trường trái phiếu thứ cấp.​

17 – Tip From a Dip (Mách nước)​

Đây là thuật ngữ ám chỉ những lời “mách nước”, thông tin nội bộ mà các nhà đầu tư nhận được từ một “tay trong” nào đó. Tất cả mọi hình thức “tip from a dip” đều là bất hợp phát vì nó chỉ có lợi cho một số nhà đầu tư nhất định.​

Từ lóng tài chính ngân hàng Tip from a Dip
Từ lóng tài chính ngân hàng “Tip from a Dip”

Trên đây là 17 từ lóng tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng vô cùng thú vị mà tôi tin chắc rằng bạn chỉ có thể gặp ở thiên đường tài chính Wall Street. Bạn có biết từ nào trong số 17 từ trên đây không?​
Link gốc: engbreaking.com
👉 Ứng viên có nhu cầu nhận thông báo việc làm ngân hàng mới nhất có thể gửi hồ sơ, thông tin vị trí và khu vực bạn muốn ứng tuyển về mail tuyendung@ubgroup.vn hoặc điền thông tin Tại đây.

 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,086
Tổng số thành viên
351,489
Thành viên mới nhất
789betstyle
Back
Bên trên