‘Tom và Jerry’, ‘Hãy đợi đấy!’ hay ‘Thủy thủ Popeye’ là những cái tên thân thương gợi lại nhiều kỷ niệm đẹp với thế hệ 8x, 9x.
>>> Ý nghĩa tên họ của các nhân vật trong truyện Doremon
>>> Cảm nhận sự khác biệt của thế hệ 8x và 10x qua những thức quà vặt
>>> [Những ký ức tuổi thơ] Ngày xưa chúng ta thật ngốc
>>> Những hình ảnh gợi nhớ tuổi thơ của thế hệ 8x
>>> Chiếc vé đi tuổi thơ...
1. Tom và Jerry
Đây là loạt phim hoạt hình kinh điển đã khiến bao thế hệ say mê, dù cả phim hầu như không có lời thoại. Hai nhân vật chính là mèo Tom và chuột Jerry, với một con vật tìm mọi cách để bắt con kia, tạo nên vô vàn tình huống thú vị và hài hước do sự hậu đậu của chú mèo và sự tinh ranh của chú chuột. Ngoài ra, còn có những nhân vật phụ như bầy mèo hoang, chó Spike hay bà chủ nhà luôn đem lại những sắc màu vui nhộn.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Được hai huyền thoại William Hana và Joseph Barbera tạo ra từ tận năm 1940 nhưng câu chuyện “mèo đuổi chuột” chứng tỏ sự trường tồn với thời gian khi có thể khiến khán giả xem đi xem lại một cách thích thú. Các tập Tom và Jerry gốc đoạt tới 7 giải Oscar và lọt vào danh sách những phim truyền hình hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time. Nội dung đơn giản, dễ xem và hài hước đã giúp Tom và Jerry trở thành một “biểu tượng tuổi thơ” với hàng triệu đứa trẻ trên khắp thế giới.
2. Doraemon
Khó có bộ manga nào có thể cuốn hút độc giả mọi lứa tuổi ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng như Doraemon. Do họa sĩ Nhật Fujiko Fujio sáng tác, bộ truyện này gây sốt ngay từ lần đầu xuất bản bởi những chuyến phiêu lưu kỳ thú, những bài học ý nghĩa về gia đình, tình bạn và cả sự vui nhộn, thân thuộc đến từ các nhân vật chính. Bộ manga gốc được phát hành năm 1969 thì phiên bản hoạt hình ra đời 4 năm sau đó và tới thập niên 1990 thì được phát sóng đều đặn trên truyền hình Việt Nam.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Doraemon là chú mèo máy tới từ thế kỷ 22 với chiếc túi thần kỳ chứa những bảo bối thần thông. Chú được gửi về quá khứ để giúp đỡ Nobita, cậu nhóc hậu đậu, học kém và yếu ớt nhưng tốt bụng. Những câu chuyện đời thường về trường lớp, gia đình hay những chuyến du hành cùng những người bạn của Nobita như Xuka, Chaien và Xeko gắn liền với ký ức nhiều thế hệ. Không chỉ mang tính giải trí, Doraemon còn có ý nghĩa giáo dục và kích thích trí tưởng tượng, khám phá của trẻ em thông qua những món đồ thần kỳ của chú mèo máy.
3. Hãy đợi đấy!
Có tựa gốc là Nu, Pogodi! do Liên Xô (cũ) sản xuất từ năm 1969 và kết thúc năm 2006 với 20 tập, Hãy đợi đấy! được xem như một phiên bản khác của Tom và Jerry. Hai nhân vật Mèo và Chuột được thay thế bởi Thỏ và Sói. Nhưng trong bộ phim này, kẻ truy đuổi không phải một nhân vật thân thiện như Tom mà được mô tả là một kẻ xấu rõ rệt với những thói quen như thích bắt nạt, phá luật hay hút thuốc...
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Chính vì lẽ đó, các cuộc rượt đuổi vui nhộn thường được kết thúc với chiến thắng nghiêng về Thỏ và khiến Sói tức tối thốt lên: “Nu, Pogodi!” (Hãy đợi đấy!). Câu nói trên được liệt vào hàng kinh điển và vẫn được thấy trong đời sống hàng ngày của Việt Nam hiện đại như một minh chứng cho ảnh hưởng sâu sắc của loạt phim vui nhộn mang tính giáo dục này.
4. Thủy thủ Popeye
Giống như Doraemon, chàng thủy thủ tài ba Popeye cũng có nguồn gốc từ truyện tranh, nhưng ra đời từ tận năm 1919. Tới năm 1960, sau hơn 4 thập niên được ưa chuộng tại Mỹ qua các tác phẩm comic, Popeye được đưa lên sóng truyền hình và tiếp tục chinh phục người hâm mộ. Đa số tập phim kể về việc anh chàng Popeye chinh phục nàng Oliver kiêu kỳ “dáng cò hương” và gặp cản trở từ gã Pluto to con, hung hãn. Pluto luôn gây khó khăn cho Popeye song cuối cùng phần thắng luôn nghiêng về chàng thủy thủ có bàn tay cơ bắp này nhờ những hộp Spinach (Rau chân vịt) thần kỳ giúp tăng sức mạnh.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Thường xuyên được phát trên sóng truyền hình Hà Nội, loạt phim này được thế hệ 8x, 9x ưa thích bởi nội dung hấp dẫn còn các bậc phụ huynh cũng ủng hộ các con xem phim. Lý do là không nhiều phim có thể khuyến khích trẻ em... ăn rau tốt như Popeye.
5. Thủy thủ Mặt trăng
17h30 mỗi ngày từ năm 1994 - 1996 là khung giờ mà mọi đứa trẻ thời ấy đều mong ngóng để bật tivi lên vì đó là giờ lên sóng của Thủy thủ Mặt trăng. Được chuyển thể từ bộ truyện tranh Sailor Moon của tác giả Takeuchi Naoko, bộ phim kể về cô bé Usagi Tsukino hậu đậu được một con mèo đen Luna ban phép để trở thành Thủy thủ Mặt trăng với những quyền năng đặc biệt. Cô cùng những người bạn khác như Thủy thủ Sao Hỏa, Sao Kim, Sao Mộc và Sao Thủy trở thành những chiến binh bảo vệ Trái Đất và Mặt Trăng trước sự đe dọa của vương quốc Bóng tối.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Đồ họa đẹp, cốt truyện hấp dẫn và vui nhộn nên dù có những nhân vật chính là nữ nhưng không chỉ những cô bé mà cả các cậu bé cũng say mê Sailor Moon. Đến tận ngày nay, những nhân vật như Tuxedo mặt nạ, Usagi mít ướt hoặc những màn biến hình đặc trưng của các nữ thủy thủ vẫn gợi nhớ tuổi thơ êm đẹp của nhiều người.
6. Scooby-Doo
Trẻ em luôn thích những chuyến phiêu lưu để khám phá những điều bí ẩn và Scooby-Doo chính là một đại diện tiêu biểu cho những bộ phim như vậy. Xuất hiện lần đầu trên đài CBS, Mỹ vào năm 1969, bộ phim kể về một nhóm bạn trẻ cùng chú chó Scooby-Doo đi điều tra những vụ án bí ẩn, những hiện tượng kỳ lạ. Phim nhanh chóng được yêu thích khi phát trên kênh Cartoon Network tại Việt Nam.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
5 người bạn đi trong chiếc ôtô Mystery Machine để phanh phui những kẻ xấu chuyên giả làm ma quỷ bao gồm thủ lĩnh Fred, Velma thông thái, Daphne xinh đẹp cùng cặp bài trùng Shaggy – Scobby Doo. Cặp Shaggy – Scooby Doo đều ham ăn và sợ ma như nhau nhưng luôn là những người tìm ra thủ phạm cuối cùng. Ca khúc chủ đề ấn tượng, tiếng tru đặc trưng của Scobby-Doo hay khi chú chó nhát gan nhảy tót lên người Shaggy mỗi lúc sợ hãi luôn đọng lại trong tâm trí khán giả nhí từng say mê loạt phim này.
7. Pokémon
Pokémon (viết tắt của cụm từ Pocket Monster - Quái vật bỏ túi) là tựa game nổi tiếng của hãng Nintendo ra đời năm 1996 và tiêu thụ hàng trăm triệu bản trên toàn cầu. Người chơi sẽ vào vai nhà huấn luyện Pokémon đi khắp các thành phố để phiêu lưu, sử dụng Pokémon của mình để thu phục Pokémon mới và thách đấu với các nhà huấn luyện khác.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Được phát tại Nhật năm 1997 và lên sóng VTV vào đầu những năm 2000, Pokémon hoạt hình đưa người xem theo chân của cậu bé Ash Ketchum và chú Pokémon dễ thương Pikachu đi du hành khắp nơi. Sự đa dạng và thú vị muôn hình vạn trạng của thế giới Pokémon, những bài học về sự dũng cảm, tình bạn, tình yêu thiên nhiên, động vật... khiến loạt phim này được yêu mến. Pokémon vẫn được chiếu tại Nhật và nhiều nước khác đến nay, với số lượng Pokémon lên tới 649 loài, vượt xa con số 151 của thời kỳ đầu.
8. Hiệp sĩ Lợn
Thập niên 1990 tại Việt Nam là thời kỳ cực thịnh của những hàng cho thuê băng video, với sự lên ngôi của phim chưởng bộ Hong Kong và các phim hoạt hình Nhật Bản. Với những đứa trẻ 8x, 9x thì việc cùng nhau dành dụm từng nghìn một để thuê băng rồi tụ tập trước màn hình TV và chiếc đầu V8 đã trở thành những ký ức không thể phai mờ. Bộ phim Nhật Tonde Buurin với cái tên thân thương Hiệp sĩ Lợn đã đến Việt Nam theo cách đó.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Gồm 51 tập được phát sóng tại Nhật từ năm 1994 - 1995, Hiệp sĩ Lợn có nhân vật chính là cô nữ sinh Quách Phương Quảng Lâm vô tình cứu một chú lợn trên đường đi học và được trao một chiếc hộp gương. Khi mở chiếc gương này và hô lên câu thần chú: “Lợn con yêu mến, hiện thân!”, Quảng Lâm sẽ trở thành một cô lợn màu hồng xinh xắn với sức mạnh siêu nhân có tên là Burin. Cô được cho biết rằng cứ mỗi lần làm một việc tốt thì sẽ được thưởng một hạt chân trâu và nếu thu thập đủ 108 hạt, cô sẽ trở thành nữ hiệp sĩ xinh đẹp như mình mong muốn. Tuy nhiên nếu tiết lộ thân phận cho bất cứ ai, Quảng Lâm sẽ bị kẹt trong lốt Burin mãi mãi.
9. Khủng long con ham ăn
Muka Muka Paradise có nhiều điểm tương đồng với Tonde Buurin khi cùng đến từ nước Nhật, được phổ biến tại Việt Nam nhờ băng video và khiến trẻ em thích mê bởi vẻ hài hước, dễ thương của nhân vật chính. Câu chuyện phim bắt đầu khi cô bé Sở Diệp trở về nhà với một quả trứng mua từ tiệm thú nuôi và từ đó nở ra một chú khủng long màu xanh luôn mồm kêu “Muka Muka”. Háu ăn, nghịch ngợm và thường xuyên gây rắc rối, chú được đặt cho cái tên Muka còn khán giả Việt thì nhớ tới chú với biệt danh “khủng long con ham ăn”.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Cũng gồm 51 tập kéo dài từ năm 1993-1994, những cuộc phiêu lưu về quá khứ hay các câu chuyện đời thường của Sở Diệp và Muka từng là động lực khiến các cô bé, cậu bé nhịn tiền quà để ra hàng thuê băng video về xem.
10. Chip và Dale
Nếu nói về những bộ phim có nhân vật chính là sóc chuột, trẻ em ngày nay có lẽ sẽ nghĩ ngay tới bộ ba Alvin - Simon - Theodore trong ba tập phim Alvin & the Chipmunks. Tuy nhiên, những khán giả ở thế hệ trước sẽ liên tưởng tới hai nhân vật Chip và Dale. Do hãng Walt Disney sản xuất năm 1943, đây là một loạt phim hoạt hình vui nhộn kinh điển kể về hai chú sóc chuột có tính cách trái ngược.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Chip là nhà thông thái trong khi Dale lại hậu đậu và cùng nhau, chúng đem đến những giây phút thoải mái cho khán giả. Tại Việt Nam, Chip và Dale phổ biến không chỉ nhờ băng video mà còn bởi trò chơi điện tử bốn nút cùng tên rất thịnh hành.
>>> Ý nghĩa tên họ của các nhân vật trong truyện Doremon
>>> Cảm nhận sự khác biệt của thế hệ 8x và 10x qua những thức quà vặt
>>> [Những ký ức tuổi thơ] Ngày xưa chúng ta thật ngốc
>>> Những hình ảnh gợi nhớ tuổi thơ của thế hệ 8x
>>> Chiếc vé đi tuổi thơ...
1. Tom và Jerry
Đây là loạt phim hoạt hình kinh điển đã khiến bao thế hệ say mê, dù cả phim hầu như không có lời thoại. Hai nhân vật chính là mèo Tom và chuột Jerry, với một con vật tìm mọi cách để bắt con kia, tạo nên vô vàn tình huống thú vị và hài hước do sự hậu đậu của chú mèo và sự tinh ranh của chú chuột. Ngoài ra, còn có những nhân vật phụ như bầy mèo hoang, chó Spike hay bà chủ nhà luôn đem lại những sắc màu vui nhộn.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Được hai huyền thoại William Hana và Joseph Barbera tạo ra từ tận năm 1940 nhưng câu chuyện “mèo đuổi chuột” chứng tỏ sự trường tồn với thời gian khi có thể khiến khán giả xem đi xem lại một cách thích thú. Các tập Tom và Jerry gốc đoạt tới 7 giải Oscar và lọt vào danh sách những phim truyền hình hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time. Nội dung đơn giản, dễ xem và hài hước đã giúp Tom và Jerry trở thành một “biểu tượng tuổi thơ” với hàng triệu đứa trẻ trên khắp thế giới.
2. Doraemon
Khó có bộ manga nào có thể cuốn hút độc giả mọi lứa tuổi ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng như Doraemon. Do họa sĩ Nhật Fujiko Fujio sáng tác, bộ truyện này gây sốt ngay từ lần đầu xuất bản bởi những chuyến phiêu lưu kỳ thú, những bài học ý nghĩa về gia đình, tình bạn và cả sự vui nhộn, thân thuộc đến từ các nhân vật chính. Bộ manga gốc được phát hành năm 1969 thì phiên bản hoạt hình ra đời 4 năm sau đó và tới thập niên 1990 thì được phát sóng đều đặn trên truyền hình Việt Nam.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Doraemon là chú mèo máy tới từ thế kỷ 22 với chiếc túi thần kỳ chứa những bảo bối thần thông. Chú được gửi về quá khứ để giúp đỡ Nobita, cậu nhóc hậu đậu, học kém và yếu ớt nhưng tốt bụng. Những câu chuyện đời thường về trường lớp, gia đình hay những chuyến du hành cùng những người bạn của Nobita như Xuka, Chaien và Xeko gắn liền với ký ức nhiều thế hệ. Không chỉ mang tính giải trí, Doraemon còn có ý nghĩa giáo dục và kích thích trí tưởng tượng, khám phá của trẻ em thông qua những món đồ thần kỳ của chú mèo máy.
3. Hãy đợi đấy!
Có tựa gốc là Nu, Pogodi! do Liên Xô (cũ) sản xuất từ năm 1969 và kết thúc năm 2006 với 20 tập, Hãy đợi đấy! được xem như một phiên bản khác của Tom và Jerry. Hai nhân vật Mèo và Chuột được thay thế bởi Thỏ và Sói. Nhưng trong bộ phim này, kẻ truy đuổi không phải một nhân vật thân thiện như Tom mà được mô tả là một kẻ xấu rõ rệt với những thói quen như thích bắt nạt, phá luật hay hút thuốc...
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Chính vì lẽ đó, các cuộc rượt đuổi vui nhộn thường được kết thúc với chiến thắng nghiêng về Thỏ và khiến Sói tức tối thốt lên: “Nu, Pogodi!” (Hãy đợi đấy!). Câu nói trên được liệt vào hàng kinh điển và vẫn được thấy trong đời sống hàng ngày của Việt Nam hiện đại như một minh chứng cho ảnh hưởng sâu sắc của loạt phim vui nhộn mang tính giáo dục này.
4. Thủy thủ Popeye
Giống như Doraemon, chàng thủy thủ tài ba Popeye cũng có nguồn gốc từ truyện tranh, nhưng ra đời từ tận năm 1919. Tới năm 1960, sau hơn 4 thập niên được ưa chuộng tại Mỹ qua các tác phẩm comic, Popeye được đưa lên sóng truyền hình và tiếp tục chinh phục người hâm mộ. Đa số tập phim kể về việc anh chàng Popeye chinh phục nàng Oliver kiêu kỳ “dáng cò hương” và gặp cản trở từ gã Pluto to con, hung hãn. Pluto luôn gây khó khăn cho Popeye song cuối cùng phần thắng luôn nghiêng về chàng thủy thủ có bàn tay cơ bắp này nhờ những hộp Spinach (Rau chân vịt) thần kỳ giúp tăng sức mạnh.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Thường xuyên được phát trên sóng truyền hình Hà Nội, loạt phim này được thế hệ 8x, 9x ưa thích bởi nội dung hấp dẫn còn các bậc phụ huynh cũng ủng hộ các con xem phim. Lý do là không nhiều phim có thể khuyến khích trẻ em... ăn rau tốt như Popeye.
5. Thủy thủ Mặt trăng
17h30 mỗi ngày từ năm 1994 - 1996 là khung giờ mà mọi đứa trẻ thời ấy đều mong ngóng để bật tivi lên vì đó là giờ lên sóng của Thủy thủ Mặt trăng. Được chuyển thể từ bộ truyện tranh Sailor Moon của tác giả Takeuchi Naoko, bộ phim kể về cô bé Usagi Tsukino hậu đậu được một con mèo đen Luna ban phép để trở thành Thủy thủ Mặt trăng với những quyền năng đặc biệt. Cô cùng những người bạn khác như Thủy thủ Sao Hỏa, Sao Kim, Sao Mộc và Sao Thủy trở thành những chiến binh bảo vệ Trái Đất và Mặt Trăng trước sự đe dọa của vương quốc Bóng tối.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Đồ họa đẹp, cốt truyện hấp dẫn và vui nhộn nên dù có những nhân vật chính là nữ nhưng không chỉ những cô bé mà cả các cậu bé cũng say mê Sailor Moon. Đến tận ngày nay, những nhân vật như Tuxedo mặt nạ, Usagi mít ướt hoặc những màn biến hình đặc trưng của các nữ thủy thủ vẫn gợi nhớ tuổi thơ êm đẹp của nhiều người.
6. Scooby-Doo
Trẻ em luôn thích những chuyến phiêu lưu để khám phá những điều bí ẩn và Scooby-Doo chính là một đại diện tiêu biểu cho những bộ phim như vậy. Xuất hiện lần đầu trên đài CBS, Mỹ vào năm 1969, bộ phim kể về một nhóm bạn trẻ cùng chú chó Scooby-Doo đi điều tra những vụ án bí ẩn, những hiện tượng kỳ lạ. Phim nhanh chóng được yêu thích khi phát trên kênh Cartoon Network tại Việt Nam.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
5 người bạn đi trong chiếc ôtô Mystery Machine để phanh phui những kẻ xấu chuyên giả làm ma quỷ bao gồm thủ lĩnh Fred, Velma thông thái, Daphne xinh đẹp cùng cặp bài trùng Shaggy – Scobby Doo. Cặp Shaggy – Scooby Doo đều ham ăn và sợ ma như nhau nhưng luôn là những người tìm ra thủ phạm cuối cùng. Ca khúc chủ đề ấn tượng, tiếng tru đặc trưng của Scobby-Doo hay khi chú chó nhát gan nhảy tót lên người Shaggy mỗi lúc sợ hãi luôn đọng lại trong tâm trí khán giả nhí từng say mê loạt phim này.
7. Pokémon
Pokémon (viết tắt của cụm từ Pocket Monster - Quái vật bỏ túi) là tựa game nổi tiếng của hãng Nintendo ra đời năm 1996 và tiêu thụ hàng trăm triệu bản trên toàn cầu. Người chơi sẽ vào vai nhà huấn luyện Pokémon đi khắp các thành phố để phiêu lưu, sử dụng Pokémon của mình để thu phục Pokémon mới và thách đấu với các nhà huấn luyện khác.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Được phát tại Nhật năm 1997 và lên sóng VTV vào đầu những năm 2000, Pokémon hoạt hình đưa người xem theo chân của cậu bé Ash Ketchum và chú Pokémon dễ thương Pikachu đi du hành khắp nơi. Sự đa dạng và thú vị muôn hình vạn trạng của thế giới Pokémon, những bài học về sự dũng cảm, tình bạn, tình yêu thiên nhiên, động vật... khiến loạt phim này được yêu mến. Pokémon vẫn được chiếu tại Nhật và nhiều nước khác đến nay, với số lượng Pokémon lên tới 649 loài, vượt xa con số 151 của thời kỳ đầu.
8. Hiệp sĩ Lợn
Thập niên 1990 tại Việt Nam là thời kỳ cực thịnh của những hàng cho thuê băng video, với sự lên ngôi của phim chưởng bộ Hong Kong và các phim hoạt hình Nhật Bản. Với những đứa trẻ 8x, 9x thì việc cùng nhau dành dụm từng nghìn một để thuê băng rồi tụ tập trước màn hình TV và chiếc đầu V8 đã trở thành những ký ức không thể phai mờ. Bộ phim Nhật Tonde Buurin với cái tên thân thương Hiệp sĩ Lợn đã đến Việt Nam theo cách đó.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Gồm 51 tập được phát sóng tại Nhật từ năm 1994 - 1995, Hiệp sĩ Lợn có nhân vật chính là cô nữ sinh Quách Phương Quảng Lâm vô tình cứu một chú lợn trên đường đi học và được trao một chiếc hộp gương. Khi mở chiếc gương này và hô lên câu thần chú: “Lợn con yêu mến, hiện thân!”, Quảng Lâm sẽ trở thành một cô lợn màu hồng xinh xắn với sức mạnh siêu nhân có tên là Burin. Cô được cho biết rằng cứ mỗi lần làm một việc tốt thì sẽ được thưởng một hạt chân trâu và nếu thu thập đủ 108 hạt, cô sẽ trở thành nữ hiệp sĩ xinh đẹp như mình mong muốn. Tuy nhiên nếu tiết lộ thân phận cho bất cứ ai, Quảng Lâm sẽ bị kẹt trong lốt Burin mãi mãi.
9. Khủng long con ham ăn
Muka Muka Paradise có nhiều điểm tương đồng với Tonde Buurin khi cùng đến từ nước Nhật, được phổ biến tại Việt Nam nhờ băng video và khiến trẻ em thích mê bởi vẻ hài hước, dễ thương của nhân vật chính. Câu chuyện phim bắt đầu khi cô bé Sở Diệp trở về nhà với một quả trứng mua từ tiệm thú nuôi và từ đó nở ra một chú khủng long màu xanh luôn mồm kêu “Muka Muka”. Háu ăn, nghịch ngợm và thường xuyên gây rắc rối, chú được đặt cho cái tên Muka còn khán giả Việt thì nhớ tới chú với biệt danh “khủng long con ham ăn”.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD] [/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Cũng gồm 51 tập kéo dài từ năm 1993-1994, những cuộc phiêu lưu về quá khứ hay các câu chuyện đời thường của Sở Diệp và Muka từng là động lực khiến các cô bé, cậu bé nhịn tiền quà để ra hàng thuê băng video về xem.
10. Chip và Dale
Nếu nói về những bộ phim có nhân vật chính là sóc chuột, trẻ em ngày nay có lẽ sẽ nghĩ ngay tới bộ ba Alvin - Simon - Theodore trong ba tập phim Alvin & the Chipmunks. Tuy nhiên, những khán giả ở thế hệ trước sẽ liên tưởng tới hai nhân vật Chip và Dale. Do hãng Walt Disney sản xuất năm 1943, đây là một loạt phim hoạt hình vui nhộn kinh điển kể về hai chú sóc chuột có tính cách trái ngược.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD]
[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Chip là nhà thông thái trong khi Dale lại hậu đậu và cùng nhau, chúng đem đến những giây phút thoải mái cho khán giả. Tại Việt Nam, Chip và Dale phổ biến không chỉ nhờ băng video mà còn bởi trò chơi điện tử bốn nút cùng tên rất thịnh hành.
Thịnh Joey
VnExpress
VnExpress
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: