Jump to content

Featured Replies

Posted
cho mình hỏi nghiệp vụ này với.<br>Nếu phải chuyển nhóm nợ và không còn là nợ nhóm 1 nữa, mình đọc sách họ bảo rằng ko được dự thu lãi các khoản đã dự thu rồi sẽ cho vào chi phí rồi tiếp tục theo dõi lãi phải thu ở tài khoản ngoài bảng. nhưng sau đó khách hàng mang gốc và lãi dến trả.lúc này ngân hàng sẽ định khoản ntn? nhờ mọi người chí giáo :-D<br>
  • 2 weeks later...
Mình nghĩ là thế này, sau khi theo dõi ngoại bẳng ở tài khoản 941, nếu khách hàng mang gốc và lãi đến trả sẽ hạch toán vào tài khoản thu nhập khác từ hoạt động tín dụng. Xuất 941 Nợ 1011 Có 709 Mọi người góp ý nhé! ^^
  • 2 weeks later...
- Dự thu chỉ dành cho nợ nhóm 1 , còn nhóm 2 -> 5 không dự thu mà theo dõi ở TK ngoại bảng 941 " Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng VN " để đôn đốc thu hồi nợ. Khi thu hồi nợ đc thì htoan TK 702 Thu lãi cho vay - TCTD quy định cụ thể về ngày tính lãi dự thu/dự chi hàng tháng/ngày..( tùy thuộc từng ngân hàng/TCTD ) - Hạch toán như sau : + định kì,dự thu lãi nhóm 1 Nợ 3941 / Có 702 + khi thu lãi của KH căn cứ vào chứng từ thu tiền, tất toán số lãi đã dự thu ở TK 3941 Nợ TK Thích hợp ( tiền mặt, tiền gửi... ) Có 3941 ( or 702 ) Đối với nợ nhóm 2 -> 5 thì ghi Có 941 + KH k trả được nợ, căn cứ vào thời gian quá hạn or kết quả phân loại nợ theo các tiêu chí phân loại nợ, kế toán thực hiện chuyển toàn bộ số dư nợ sang nhóm nợ thích hợp - chuyển nhóm 1 sang nhóm thích hợp Nợ nơ nhóm thích hợp / Có nợ nhóm 1 - đối với số lãi đã dự thu ghi vào thu nhập 702 thì sẽ ghi tăng chi phí, giảm lãi phải thu Nợ 809 / Có 3941 đồng thời chuyển số lãi này sang TK ngoại bảng Nợ 941 để theo dõi . * Chuyển nhóm nợ khác về nhóm 1 Xuất số lãi ở TK ngoại bảng : Có 941 đồng thời hạch toán dự thu : Nợ 3941/ Có 702
trường hợp chuyển từ nợ nhóm 2 về nợ nhóm 1 thì điều chỉnh lãi phải thu hạch toán bằng bút toán như thế nào? có ai biết ko, giúp minh vs. thanks!
  • 3 weeks later...
[quote name='lemaihuong']trường hợp chuyển từ nợ nhóm 2 về nợ nhóm 1 thì điều chỉnh lãi phải thu hạch toán bằng bút toán như thế nào? có ai biết ko, giúp minh vs. thanks![/QUOTE] Bạn đọc câu trả lời ở trên mình đã giải đáp về nghiệp vụ này rồi đấy :)
  • 2 months later...
dk nghiệp vụ này là gốc: Nợ 1011, 4211 Có 2112,2113,2114 Lãi: Nợ 809 Có 3941 xuất 941
  • 1 month later...
Theo quy định, những khoản nợ từ nhóm 2 trở đi không được hạch toán dự thu và số lãi dự thu hàng ngày sẽ được theo dõi tài khoản ngoại bảng. Khi khách hàng trả nợ thì hạch toán như sau: 1. Khách hàng trả nợ Gốc, Lãi: Nợ Tài khoản của Khách hàng Có Tài khoản vay tương ứng ( Khi đó hệ thống sẽ tự động ghi giảm lãi dự thu tương ứng và ghi giảm số tiền gốc tương ứng trên tài khoản thích hợp) Thân ! [COLOR="silver"]- - - Updated - - -[/COLOR] Theo quy định, những khoản nợ từ nhóm 2 trở đi không được hạch toán dự thu và số lãi dự thu hàng ngày sẽ được theo dõi tài khoản ngoại bảng. Khi khách hàng trả nợ thì hạch toán như sau: 1. Khách hàng trả nợ Gốc, Lãi: Nợ Tài khoản của Khách hàng Có Tài khoản vay tương ứng ( Khi đó hệ thống sẽ tự động ghi giảm lãi dự thu tương ứng và ghi giảm số tiền gốc tương ứng trên tài khoản thích hợp) Thân !
Theo quy định thì Ngân hàng không hạch toán dự thu của các khoản vay có nhóm nợ từ nhóm 2 trở lên. Tuy nhiên, tuy nhiên tài khoản lãi dự thu vẫn được cộng dồn hàng ngày ( nhưng không hạch toán dự thu). Khi khách hàng trả lãi, gốc thì thanh toán viên vẫn thu như những khoản vay thông thường khác. *Hạch toán khi thu gốc, lãi: Nợ tài khoản khách hàng ( Tiền gửi, tiền mặt...) Có tài khoản vay tương ứng Thân !
  • 1 month later...
[quote name='Lalala Ly']- Dự thu chỉ dành cho nợ nhóm 1 , còn nhóm 2 -> 5 không dự thu mà theo dõi ở TK ngoại bảng 941 " Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng VN " để đôn đốc thu hồi nợ. Khi thu hồi nợ đc thì htoan TK 702 Thu lãi cho vay - TCTD quy định cụ thể về ngày tính lãi dự thu/dự chi hàng tháng/ngày..( tùy thuộc từng ngân hàng/TCTD ) - Hạch toán như sau : + định kì,dự thu lãi nhóm 1 Nợ 3941 / Có 702 + khi thu lãi của KH căn cứ vào chứng từ thu tiền, tất toán số lãi đã dự thu ở TK 3941 Nợ TK Thích hợp ( tiền mặt, tiền gửi... ) Có 3941 ( or 702 ) Đối với nợ nhóm 2 -> 5 thì ghi Có 941 + KH k trả được nợ, căn cứ vào thời gian quá hạn or kết quả phân loại nợ theo các tiêu chí phân loại nợ, kế toán thực hiện chuyển toàn bộ số dư nợ sang nhóm nợ thích hợp - chuyển nhóm 1 sang nhóm thích hợp Nợ nơ nhóm thích hợp / Có nợ nhóm 1 - đối với số lãi đã dự thu ghi vào thu nhập 702 thì sẽ ghi tăng chi phí, giảm lãi phải thu Nợ 809 / Có 3941 đồng thời chuyển số lãi này sang TK ngoại bảng Nợ 941 để theo dõi . * Chuyển nhóm nợ khác về nhóm 1 Xuất số lãi ở TK ngoại bảng : Có 941 đồng thời hạch toán dự thu : Nợ 3941/ Có 702[/QUOTE] cho e hỏi, giả sử đến ngày 26/6 là thời điểm kết thúc thời hạn tín dụng nhưng khách hàng ko trả được nợ thì ngày 30/6 NH vẫn dự thu lãi từ 1/6 -> 30/6 ah? rồi đến ngày 6/7 tức là quá hạn 10 ngày mới chuyển sang nhóm 2 ah? và chuyển thì chuyển toàn bộ lãi dự thu cho đến ngày 30/6 ah?
Khichưa có QĐ chuyển nhóm nợ thì hàng ngày hệ thống vẫn hạch toán dự thu. KHi chuyển sẽ chuyển toàn bộ số lãi ra ngoại bảng ( tức là số dư trên TK dự thu ấy)
  • 2 months later...
Mình có ý kiến như sau: 1) Chuyển nhóm nợ khi KH quá hạn nộp lãi. - Về chuyển nhóm nợ, chuyển lãi, chuyển ngoại bảng, ta làm như bạn [B]Lalala Ly[/B] đã chỉ ở trên. - Khi KH đến trả lãi, ta lại chuyển số tiền từ nhóm nợ cần chú ý (2,3,4) về nhóm 1. Vì họ chỉ quá hạn nộp lãi thôi mà, vẫn còn hạn số tiền gốc đó thôi. Vẫn được tính Dự thu. 2) Chuyển nhó nợ khi KH quá hạn gốc. - Về chuyển nhóm nợ, chuyển lãi, chuyển ngoại bảng, ta làm như bạn [B]Lalala Ly[/B] đã chỉ ở trên. - Khi thu lãi ta vẫn ghi ghi NỢ TM, TG (...) - Có 702. Không được tính Dự thu. Ta nên dùng TK chi tiết cho loại này, để sau này xem lại cho dễ hiểu. [B]Ngoài ra, tớ còn có ý kiến như sau:[/B] Cách làm bạn [B]Lalala Ly[/B] hướng dẫn là chuẩn rồi, không có gì để bàn cãi. Nhưng tớ thấy khi ta làm theo trình tự hướng dẫn này thì [B]ta sẽ có Doanh số phát sinh ảo[/B], tức là: 702 và 809 đều vẫn tăng; sau này có thu được tiền lãi thì 702 lại tăng 1 lần hoặc n lần nữa trong khi đó 809 chẳng được giảm đi tý tẹo nào. [B]Do đó Tớ nghĩ khi chuyển lãi nên làm bút toán đỏ.[/B] Khi đó thì 702 ko tăng, chi phí (809) cũng ko tăng. VD: Nợ 3941: (Số tiền x) Có 702: (Số tiền x) Đồng thời nhập 941. Khi nào thu được lãi thì ta ghi: Nợ TM, TG - Có 702 và xuất 941. [B]Thế là được, Doanh số và Chi phí tăng làm gì cho nó rối, khi phân tích, thuyết trình Đại hội thêm mất công ra.[/B]

Edited by miketqd

Join the conversation

You can post now and register later. If you have an account, sign in now to post with your account.

Guest
Reply to this topic...