Tín dụng là gì? Nghề tín dụng là gì? (Phần I)

Thanks bạn nhé! rất bổ ích

Thanks anh hungviet, bài viết rất hay!

chuyện này lâu rồi, nhưng giờ mình mới đọc nên xin góp ý :slight_smile:
mình đồng ý với ý kiến của anh Hùng, miễn là tăng giá trị
tuy nhiên nếu thấy việc mang lại giá trị tình cảm cho người cho vay chưa thoả đáng, thì thiết nghĩ nên phân tích theo hướng
nòng cốt của tín dụng là tận dụng nguồn vốn rỗi, sử dụng nguồn vốn đó cho một muc đích tốt hơn là để “rỗi”. Thế thì trong trường hợp này, bạn của bạn đã sử dụng một số tiền rỗi của bạn (cứ giả sử là rỗi nhé, k đem chi phí cơ hội vào làm gì cho nó phức tạp hoá vấn đề) vào một mục đích gì đó, và mục đích này có thể coi như là đã mang lại một lợi ích gì đó cho bạn của bạn (tất nhiên theo “nghiệp vụ” thì bạn phải … bắt bạn của bạn chứng minh được điều đó :D, chứ trường hợp bạn của bạn mượn rồi bỏ vào túi để yên thì không còn ý nghĩa, ít nhất phải có khoe ra cho oách là mình có tiền trong túi :)) ) thì lúc này “thương vụ” giữa bạn và bạn của bạn được xem là tín dụng (xét trên phương diện mang lại lợi ích chung)

Nhưng đúng là quan điểm kiểu này nên dùng khi phỏng vấn…
còn khi làm bài tập, thi tuyển, thì chắc là vẫn phải tuân theo nguyên tắc và đặc trưng của tín dụng như bạn đã nói ở cmt dưới ^^

Cảm ơn anh Hưng Việt đã chia sẻ tài liệu!

chào anh, em đang học K12 HVNH, năm tới em đã bước sang năm thứ 4 rồi, chuyên ngành em theo học cũng là quản lý tín dụng.Bài chia sẻ của anh giúp em biết thêm những thông tin cần thiết về kinh nghiệm làm việc mà em không được học trong nhà trường. Em rất lo lắng không biết sang năm mình có xin được việc ngay không, phỏng vấn người ta đánh giá mình trên những tiêu chí gì, ngoài bài thi viết thể hiện sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn. EM cũng nghe nói vòng phỏng vấn có khi còn quyết định tới việc trúng tuyển nhiều hơn là bài thi viết, như vậy có đúng không ạ

Bài viết hay quá, thanks anh hungviet, em là sinh viên năm cuối DHKT TPHCM khoa NH, em cũng đang tìm hiểu các vị trí trong NH, mong anh chỉ giáo thêm.

Bài viết nào của anh hungviet cũng rất bổ ích và hầu như không tìm thấy trong sách vở. Cám ơn anh nhiều. :smiley:

mình học kế toán thì có làm tín dụng được không nhỉ :):-/

thanks anh nhìu nhìu,tìm đc tài liệu cần đúng lúc quan trọng
post típ phần 2 cho bọn em tham khảo típ anh nha, đang giai đoạn cần gấp rút T.T

Mọi người ơi, cho mình hỏi. Mình đang ôn thi vào ngân hàng, họ thông báo là thi 3 môn: Nghiệp vụ tín dụng và kế toán, tin học vp. vậy Nghiệp vụ tín dụng là 1 phần trong Nghiệp vụ NHTM phải k ạ? hay ntn? bác nào có thông tin thì tư vấn dzùm mình. tks.

Đúng là các NH sau này càng tiến đến phân chia nghiệp vụ tín dụng thành nhiều bộ phận nhỏ để hỗ trợ lẫn nhau, chứ đến giờ mình vẫn phải chăm sóc KH từ A->Y nè, từ tìm kiếm KH → thẩm định tín dụng + định giá TSĐB → soạn và đi công chứng hợp đồng → giải ngân → kiểm tra sử dụng vốn → thu nợ → cơ cấu, xử lý nợ. Chỉ còn khâu cuối cùng là sau khi hết các biện pháp để xử lý nợ, phải kiện đưa ra toà thì mới chuyển bộ phận khác thôi.

thanks add nhé, những kiến thức rất bổ ích cho sv mới ra trường :slight_smile:

cám ơn bạn nhé, rất hữu ích!

Cảm ơn anh. Bài viết thật sự rất bổ ích

Anh ko viết tiếp ạ.[-X

rất bổ ích cám ơn a HV

thanks vì bài viết, chúc sức khỏe

e đang là SV, e hỏi cái này vs ạ. Nghiệp vụ tín dụng nhà nước do cơ quan nào thực hiện, chọn 2 phương án đúng ạ??

  1. Kho bạc nhà nước
  2. Ngân hàng BIDV
  3. Ngân hàng Phát triển việt nam VDB
    Cảm ơn mọi người ạ !!!

Theo mình được học thì không thể được gọi là tín dụng. Đây được gọi là cho mượn thôi.

Theo tôi thì khái niệm về tín dụng bạn hungviet đưa ra ở trên chỉ mang tính chất chung của từ ngữ. Còn trong ngân hàng: Tín dụng được hiểu là việc ngân hàng cấp cho khách hàng một khoản tiền hoặc cam kết trả tiền.
Còn về vấn đề chuyên viên tín dụng được gì? thì mình nghĩ cái được nhất khi làm tín dụng là được mở rộng kiến thức (đặc biệt đối với người làm tín dụng khách hàng doanh nghiệp) vì khi làm tín dụng bạn phải quan tâm đến các quy định của pháp luật về các vấn đề liên quan đến khách hàng từ tính pháp lý của khách hàng (bổ nhiệm Chủ tịch/Tổng giám đốc, ủy quyền, vốn, kinh doanh ngành nghề có điều kiện, tài sản…) đến tính trung thực/hợp lý của các khoản mục trên báo cáo tài chính (có cần kiểm toán hay không?)… Nói chung là tôi thấy nếu so sánh giữa giao dịch viên kế toán và tín dụng thì làm tín dụng sẽ thu được nhiều thứ hơn. Tuy nhiên, hiện nay áp lực làm tín dụng lớn hơn rất nhiều so với giao dịch viên; thời buổi khó khăn làm thật thì ít làm giả thì nhiều.