60 năm ngành ngân hàng Việt Nam: Từ độc quyền đến thị trường

Mr_bank

Verified Banker
Khởi thủy từ một hệ thống ngân hàng bao cấp độc quyền, cấp phát tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, đến thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng đã phát triển vượt bậc cả lượng và chất, thực sự là mạch máu của nền kinh tế.

Và dù đang hân hoan kỷ niệm 60 năm thành lập, cũng phải thừa nhận, ngành ngân hàng hiện đối mặt với nhiều thách thức.

Theo ông Ngô Tuấn Kiệp, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vào những năm sau giải phóng, nền kinh tế vận hành không theo cơ chế thị trường, lưu thông hàng hóa bị ách tắc, cấp phát tín dụng độc quyền theo chỉ định của Chính phủ, ngân hàng trung ương thường xuyên phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, đã dẫn đến hệ quả lạm phát triền miên nhiều năm, thậm chí lên tới 3 con số! Lạm phát năm 1986: 774,7%, năm 1987: 231,8%, năm 1988: 393,8%...

Thực tế này đòi hỏi phải đổi với cơ chế lưu thông hàng hóa gắn liền với đổi mới cơ chế lưu thông tiền tệ. Và muốn đạt được yêu cầu này, ngành ngân hàng phải cải tổ một cách căn bản.

Ngày 26/3/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Nghị định 53/NĐ, chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, từ Ngân hàng Nhà nước tách ra thành lập 4 ngân hàng quốc doanh chuyên doanh, gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Từ đây, hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước chỉ làm chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, không trực tiếp kinh doanh, chức năng kinh doanh trả về cho 4 ngân hàng thương mại nói trên.

Từ đó thị trường ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của ngành ngân hàng: số lượng tổ chức tín dụng lên tới gần 100 đơn vị, trong đó khoảng một nửa là ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại không còn bó hẹp ở “cho vay - thu nợ” truyền thống mà hiện đã phát triển tới gần 300 sản phẩm dịch vu.

Những ngày này, trong không khí phấn khởi của ngành bước sang tuổi 60, dù không muốn nói ra nhưng cũng đầy suy tư, khi mà hệ thống ngân hàng đang trải qua những thời điểm khó khăn.

Khó khăn đầu tiên là do phải thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hệ thống ngân hàng đang gặp những khó khăn thanh khoản gay gắt, kể cả với những ngân hàng lớn được coi là nhà tạo lập của thị trường.

Thứ hai, nếu trước đây, lãi suất hoàn toàn do ngân hàng quyết định thì nay, vai trò này bị chuyển sang khách hàng, nhất là khách hàng nắm giữ cơ số lớn VND. Điều đáng buồn, các tổ chức kinh tế nhà nước lại mặc cả lãi suất nhiều nhất. Có những đơn vị tổ chức hẳn “đấu thầu giá vốn” đối với những khoản tiền gửi, ngân hàng nào trả cao hơn sẽ thắng thầu.

Thứ ba, vấn đề mua bán - sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng. Nhiều năm nay, chứng kiến sự yếu ớt thanh khoản và tình hình tài chính thiếu lành mạnh của không ít ngân hàng mà nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là tăng trưởng nóng, cho vay dưới chuẩn mực, hệ số an toàn kém..., nhiều ý kiến mong muốn đối với những trường hợp này phải tiến hành mua bán, sáp nhập, mua bán lại, phá sản... đối với những trường hợp này, để trả lại sự lành mạnh cho thị trường, nhưng đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra.

Thứ tư, sau mấy năm thị trường ngoại tệ biến thiên gây loạn tỷ giá, bằng một loạt hành động cương quyết, trật tự thị trường đã được lập lại. Nhưng ẩn sâu trong thành công đó vẫn là dấu ấn của bàn tay hành chính, thay vì các công cụ điều tiết mang tính thị trường.

Cuối cùng, như lời Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã tâm sự: “Trong những năm qua, chính sách tiền tệ luôn theo đuổi mục tiêu điều hành của Chính phủ. Chẳng hạn, 2008: chống lạm phát, 2009: chống suy giảm kinh tế, 2010: phục hồi tăng trưởng và 2011: tiếp tục chống lạm phát”. Có thể, đó là “công quả” của Ngân hàng Nhà nước với đất nước nhưng điều đó cũng nói lên, vai trò của một ngân hàng Trung ương ngày càng lún sâu vào phụ thuộc thay vì độc lập như bất kỳ mô hình một ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

Đã có ý kiến rằng, nên cơ cấu ngân hàng Trung ương trực thuộc Quốc hội như Kiểm toán Nhà nước để đảm bảo vai trò độc lập của Ngân hàng Nhà nước, nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng, cơ cấu tổ chức ngân hàng Trung ương ở đâu không quan trọng bằng luật định. Có nghĩa, độc lập hay không là do luật quy định.

Và vì thế, nhiều người đón chờ sự độc lập của ngân hàng Trung ương từ khi Bộ luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2011. nhưng thực tế, điều này còn hết sức mờ nhạt.
Theo VNeconomy.vn​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Chừng nào còn lợi ích nhóm thì dù cho có luật hay ko, chừng đó vai trò và hoạt động của NHNN sẽ chưa được cải thiện và phát huy tác dụng như đúng chức năng của nó
 
Cơ chế của mình tạo ra như vậy, vì thế để xóa bỏ lợi ích nhóm thì có lẽ phải làm...gia tăng lợi ích của những người thực thi việc đó. :)
 
Khởi thủy từ một hệ thống ngân hàng bao cấp độc quyền, cấp phát tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, đến thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng đã phát triển vượt bậc cả lượng và chất, thực sự là mạch máu của nền kinh tế.

Và dù đang hân hoan kỷ niệm 60 năm thành lập, cũng phải thừa nhận, ngành ngân hàng hiện đối mặt với nhiều thách thức.

Theo ông Ngô Tuấn Kiệp, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, vào những năm sau giải phóng, nền kinh tế vận hành không theo cơ chế thị trường, lưu thông hàng hóa bị ách tắc, cấp phát tín dụng độc quyền theo chỉ định của Chính phủ, ngân hàng trung ương thường xuyên phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách, đã dẫn đến hệ quả lạm phát triền miên nhiều năm, thậm chí lên tới 3 con số! Lạm phát năm 1986: 774,7%, năm 1987: 231,8%, năm 1988: 393,8%...

Thực tế này đòi hỏi phải đổi với cơ chế lưu thông hàng hóa gắn liền với đổi mới cơ chế lưu thông tiền tệ. Và muốn đạt được yêu cầu này, ngành ngân hàng phải cải tổ một cách căn bản.

Ngày 26/3/1988, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Nghị định 53/NĐ, chuyển hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Theo đó, từ Ngân hàng Nhà nước tách ra thành lập 4 ngân hàng quốc doanh chuyên doanh, gồm: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam.

Từ đây, hệ thống ngân hàng được phân thành hai cấp: Ngân hàng Nhà nước chỉ làm chức năng quản lý vĩ mô về tiền tệ, không trực tiếp kinh doanh, chức năng kinh doanh trả về cho 4 ngân hàng thương mại nói trên.

Từ đó thị trường ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của ngành ngân hàng: số lượng tổ chức tín dụng lên tới gần 100 đơn vị, trong đó khoảng một nửa là ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại không còn bó hẹp ở “cho vay - thu nợ” truyền thống mà hiện đã phát triển tới gần 300 sản phẩm dịch vu.

Những ngày này, trong không khí phấn khởi của ngành bước sang tuổi 60, dù không muốn nói ra nhưng cũng đầy suy tư, khi mà hệ thống ngân hàng đang trải qua những thời điểm khó khăn.

Khó khăn đầu tiên là do phải thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hệ thống ngân hàng đang gặp những khó khăn thanh khoản gay gắt, kể cả với những ngân hàng lớn được coi là nhà tạo lập của thị trường.

Thứ hai, nếu trước đây, lãi suất hoàn toàn do ngân hàng quyết định thì nay, vai trò này bị chuyển sang khách hàng, nhất là khách hàng nắm giữ cơ số lớn VND. Điều đáng buồn, các tổ chức kinh tế nhà nước lại mặc cả lãi suất nhiều nhất. Có những đơn vị tổ chức hẳn “đấu thầu giá vốn” đối với những khoản tiền gửi, ngân hàng nào trả cao hơn sẽ thắng thầu.

Thứ ba, vấn đề mua bán - sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng. Nhiều năm nay, chứng kiến sự yếu ớt thanh khoản và tình hình tài chính thiếu lành mạnh của không ít ngân hàng mà nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là tăng trưởng nóng, cho vay dưới chuẩn mực, hệ số an toàn kém..., nhiều ý kiến mong muốn đối với những trường hợp này phải tiến hành mua bán, sáp nhập, mua bán lại, phá sản... đối với những trường hợp này, để trả lại sự lành mạnh cho thị trường, nhưng đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra.

Thứ tư, sau mấy năm thị trường ngoại tệ biến thiên gây loạn tỷ giá, bằng một loạt hành động cương quyết, trật tự thị trường đã được lập lại. Nhưng ẩn sâu trong thành công đó vẫn là dấu ấn của bàn tay hành chính, thay vì các công cụ điều tiết mang tính thị trường.

Cuối cùng, như lời Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã tâm sự: “Trong những năm qua, chính sách tiền tệ luôn theo đuổi mục tiêu điều hành của Chính phủ. Chẳng hạn, 2008: chống lạm phát, 2009: chống suy giảm kinh tế, 2010: phục hồi tăng trưởng và 2011: tiếp tục chống lạm phát”. Có thể, đó là “công quả” của Ngân hàng Nhà nước với đất nước nhưng điều đó cũng nói lên, vai trò của một ngân hàng Trung ương ngày càng lún sâu vào phụ thuộc thay vì độc lập như bất kỳ mô hình một ngân hàng tiên tiến trên thế giới.

Đã có ý kiến rằng, nên cơ cấu ngân hàng Trung ương trực thuộc Quốc hội như Kiểm toán Nhà nước để đảm bảo vai trò độc lập của Ngân hàng Nhà nước, nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng, cơ cấu tổ chức ngân hàng Trung ương ở đâu không quan trọng bằng luật định. Có nghĩa, độc lập hay không là do luật quy định.

Và vì thế, nhiều người đón chờ sự độc lập của ngân hàng Trung ương từ khi Bộ luật Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2011. nhưng thực tế, điều này còn hết sức mờ nhạt.
Theo VNeconomy.vn​





Sent from my iPhone using U&Bank Mobile app
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,229
Thành viên mới nhất
dkdagasv388
Back
Bên trên