Cách phân biệt cán bộ – công chức – viên chức theo quy định của nhà nước
Cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều vị trí việc làm mới được tuyển dụng vào bộ máy làm việc của nhà nước với những chức danh khác nhau. Cán bộ, công chức, viên chức chính là các chức vụ thường gặp nhất của những người đang làm việc tại các cơ quan này. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được bản chất, công việc, biên chế… của 3 loại chức danh đã nêu. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt được các chức danh này một cách dễ dàng theo quy định của Luật công chức, viên chức hiện hành.
Sự khác nhau của từng loại chức danh được quy định như thế nào?
Cán bộ:
Định nghĩa: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện (căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)
Nơi công tác: Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, huyện.
Nguồn gốc: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế.
Biên chế: Trong biên chế
Tập sự: Không phải tập sự
Hợp đồng làm việc: Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Bảo hiểm thất nghiệp: Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật: Khiển trách, Cảnh cáo, Cách chức, Bãi nhiệm
Công chức:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong:
+ Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;
+ Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019).
Nơi công tác:
+ Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
Nguồn gốc: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.
Biên chế: Trong biên chế
Tập sự:
+ 12 tháng với công chức loại C.
+ 06 tháng với công chức loại D.
Hợp đồng làm việc: Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Bảo hiểm thất nghiệp: Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật: Khiển trách, Cảnh cáo, Hạ bậc lương, Giáng chức, Cách chức, Buộc thôi việc
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010)
Nơi công tác:
+ Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);
+ Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
Nguồn gốc: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế.
Biên chế: Trong biên chế
Tập sự:
+ 12 tháng với công chức loại C.
+ 06 tháng với công chức loại D.
Hợp đồng làm việc: Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Bảo hiểm thất nghiệp: Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật: Khiển trách, Cảnh cáo, Hạ bậc lương, Giáng chức, Cách chức, Buộc thôi việc
Trên đây chúng tôi đã đề cập đến những điều cần biết và hướng dẫn cách phân biệt 3 loại chức danh trong bộ máy nhà nước.
Nguồn: trangtuyensinh24h.com
1 bình luận