HOT Nhận dạng Khách hàng vay vốn có dấu hiệu rủi ro

hungviet

Founder
Có một số bài viết hướng dẫn cách nhận dạng Khách hàng tốt. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì việc nhận dạng KH tốt là cần thiết, tuy nhiên ở một góc độ nào đó thì việc nhận diện KH có dấu hiệu rủi ro thiết thực hơn.

Khi KH có những dấu hiệu khiến ta nghi ngờ không có nghĩa là ta không cho vay. Ta hoàn toàn có thể cho vay được nếu làm rõ được nguyên nhân tại sao KH lại có các dấu hiệu mà ta đang cho là rủi ro - và tất nhiên, chúng ta chấp nhận nguyên nhân đó.

Tôi lược một số biểu hiện rủi ro cần lưu ý đối với 2 loại KH chính là KHCN và KHDN như sau:

1. Đối với Khách hàng cá nhân:
  • Nói dối: Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng khá dễ kiểm chứng trong một số trường hợp. Nếu KH nói "quan hệ với chúng ta là lần đầu, chưa từng đi tìm hiểu ở đâu" nhưng khi tra CIC ta thấy dư nợ hoặc đơn giản ta thấy danh sách các NH khác cũng từng tra CIC về KH này thì có nghĩa KH đã nói dối! Hoặc KH cung cấp thông tin sai so với hồ sơ cung cấp (dễ dàng kiểm chứng qua hồ sơ). Việc KH nói dối chứng tỏ KH đang che đậy một điều gì đó, đừng vội từ chối, hãy động viên họ nói thật - ta sẽ quyết định sau khi nghe KH trình bày lý do.
  • Làm giả hồ sơ: Với đối tượng KH này thì tốt nhất là hãy quên KH đi (nếu KH cố ý làm giả vì mục đích vay vốn). Những hồ sơ KHCN hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ .. (đặc biệt đối với KHCN làm việc tại các tổ chức không trả lương qua tài khoản, công ty nhỏ ...)
  • Không cung cấp đầy đủ thông tin: Có những KH chỉ nói những gì CV QHKH hỏi, không chia sẻ thông tin. Với những KH này, có thể do KH không biết nhưng cũng có thể KH có ý muốn che dấu. Nếu CV QHKH ít kinh nghiệm thì gần như không thể tránh được KH có dấu hiệu này. Ở một mức độ nào đó, trách nhiệm của tình huống này thuộc về chuyên viên QHKH.
  • Không nhiệt tình trong việc cung cấp tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế: Giống trường hợp KH cung cấp không đủ thông tin. Nếu không có lý do chính đáng (bận việc thật sự, đi công tác...) thì đây cũng là một vấn đề cần lưu ý.
  • Khách hàng có những dấu hiệu bất thường một cách bất ngờ: Đa phần người vay vốn đều quan tâm đến lãi suất, tuy nhiên với một số KH tuyên bố: lãi thế nào cũng được, cứ cho anh/chị vay tối đa có thể, hoặc KH nói mới đi vay vốn lần đầu nhưng mang nguyên bộ hồ sơ đầy đủ như NH yêu cầu ... thì cần thẩm định kỹ, xem xét rõ lý do và nguyên nhân. Những dấu hiệu khác: VD: có quá nhiều tài sản mà không lý giải được nguồn gốc, mỗi ngày đi một oto khác nhau, hay hẹn hò CV QHKH ở cafe hơn là nhà riêng và cơ quan ....
  • ................
2. Đối với khách hàng doanh nghiệp:
  • Báo cáo tài chính không trung thực: DN ở VN (có thể) có nhiều hệ thống báo cáo tài chính phục vụ các mục đích khác nhau. Nếu báo cáo cung cấp cho NH không trung thực (CVQHKH có thể kiểm tra theo cách của kiểm toán độc lập với một số chỉ tiêu chính có thể so sánh với tài liệu bên thứ 3 như: Nợ ngắn hạn, dài hạn (so sánh với CIC), tiền gửi NH (so sánh với sao kê tài khoản); khoản phải thu, phải trả (so sánh với bảng kê, hồ sơ KH cung cấp), tài sản cố định (so sánh với bảng kê, so sánh bảng kê với thực tế ...). Nếu báo cáo của KH không trung thực, hãy yêu cầu KH làm lại hoặc giải thích.
  • Hồ sơ tài chính méo mó, cắt dán, không trung thực: Kiểm tra phần này tương đối dễ. Cách đơn giản nhất là so sánh với tờ khai thuế GTGT hàng tháng và bảng kê hóa đơn đi kèm. Xem kỹ các hợp đồng đầu ra đầu vào xem có cắt dán không (vì thường là bản photo KH tự sao y nên khả năng tự chế khá cao);
  • Phương thức kinh doanh phức tạp, không rõ ràng về tài chính: Đọc báo cáo, phỏng vấn KH nếu thấy mâu thuẫn về vấn đề này thì cần phải tìm hiểu thật kỹ, đặc biệt đối với các tình huống KH cung doanh các mặt hàng đặc thù ...
  • Tư cách lãnh đạo DN yếu: Nếu tư cách lãnh đạo DN yếu thì chắc chắn và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến DN. Hãy thận trọng với các thông tin liên quan đến tư cách của lãnh đạo DN;
  • Tình hình vay nợ các TCTD khác: DN chưa đi vay bao giờ và DN đi vay quá nhiều nơi với kiểu vay mỗi nơi một ít cần lưu ý như nhau. CV QHKH cần làm rõ lý do dẫn đến hiện tượng này.
  • ...............
Trên đây là một số gạch đầu dòng chính, có thời gian sẽ tiếp tục bổ sung. Các bạn cm bổ sung thêm cho phong phú nhé
 
Mình là dân kế toán. Công ty làm ăn thuận lợi và tài chính tốt, nhưng mỗi lần làm hồ sơ tài chính cung cấp cho Ngân hàng đều phải tự chế, làm lại số liệu cho mức lợi nhuận sau thuế cao nhất có thể ( Lợi nhuận của báo cáo tài chính thật cũng làm cho rất thấp, để phải đóng thuế với mức thấp nhất ). Mục đích vẫn là để bên ngân hàng cấp hạn mức cao nhất có thể thôi :)
 
Mình là dân kế toán. Công ty làm ăn thuận lợi và tài chính tốt, nhưng mỗi lần làm hồ sơ tài chính cung cấp cho Ngân hàng đều phải tự chế, làm lại số liệu cho mức lợi nhuận sau thuế cao nhất có thể ( Lợi nhuận của báo cáo tài chính thật cũng làm cho rất thấp, để phải đóng thuế với mức thấp nhất ). Mục đích vẫn là để bên ngân hàng cấp hạn mức cao nhất có thể thôi :)
Cái này thực tế đúng là như thế - và các NH cũng cần như thế. Tuy nhiên nếu CV QHKH làm tốt, họ k chỉ nhìn vào báo cáo của bạn, họ sẽ nhìn tình hình thực tế của DN, nếu NH đã chấp thuận hoạt động của cty bạn (từ thẩm định thực tế) thì đúng là khi đó BCTC trong một số trường hợp chỉ còn là thủ tục :)
 
Về thẩm định thực tế mình thấy bên NH làm cũng hời hợt lắm. Chỉ đến công ty uống chén trà, rồi hỏi về mấy thông tin liên quan rồi mang đống hồ sơ về thẩm định thôi
 
Về thẩm định thực tế mình thấy bên NH làm cũng hời hợt lắm. Chỉ đến công ty uống chén trà, rồi hỏi về mấy thông tin liên quan rồi mang đống hồ sơ về thẩm định thôi
Khả năng là DN bạn đã là khách hàng cũ của NH hoặc thuộc trường hợp đặc biệt nào đó. Chứ hiện tại việc xét duyệt tín dụng tuy có dễ dàng hơn nhưng chí ít cung phải nắm kha khá thông tin về hoạt động của DN.

Hoặc bạn gặp phải CV QHKH cứng chỉ cần làm vài chén trà là hoàn thành nhiệm vụ ^^
 
Tìm hiểu thông tin thực tế của khách hàng cũng khá khó khăn do bây giờ nhiều ngân hàng cùng tìm đến một khách hàng, nếu không tìm hiểu cẩn thận họ cho mình next luôn. Anh chị nào có bí quyết gì k?
 
:)) ngày xưa mình thường nghe thành công xuất phát từ: kinh nghiệm - quan sát - biết đánh giá. Hỏi ít mà biết nhiều mới là người kinh nghiệm đó mà.
 
KTT, trưởng phòng, PGD.... là dễ chế lương nhất. Mình vừa làm 1 bộ hợp đồng lao động giả, chế lương giả (Cả vợ lẫn chồng luôn), hợp đồng mua nhà cũng giả nốt. Haiz
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên