cuoichuoi_xuthanh
Thành viên
câu 1 : cho vay tay 3 là gi? ý nghĩa của cho vay tay 3
đây là quy trình cho vay, thu nợ tay ba của NHCSXH hướng dẫn trong cho vay lâm nghiệp, t nghĩ chắc là dùng chung cho vay tay 3 trong các nghiệp vụ của nhcs.
CHO VAY, THU NỢ TAY BA
NHCSXH hướng dẫn thủ tục giải ngân, thu nợ, thu lãi tay ba theo Dự án như sau:
1. Căn cứ áp dụng
- Hộ vay vốn mặc dù có quyền trong việc quyết định mua cây/hạt giống của nhà cung cấp nào nhưng phải mua của nhà cung cấp được Sở NN&PTNT xác nhận;
- Việc trồng rừng thường thực hiện theo mùa vụ nhất định;
- Việc mua với số lượng lớn sẽ hiệu quả về mặt giá;
- Việc thanh toán mua/bán giữa người mua và người bán qua NHCSXH sẽ thuận lợi cho các bên.
2. Phạm vi áp dụng
- Nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi tay ba (sau đây gọi là thanh toán tay ba) được áp dụng trong phạm vi cho vay, thu nợ, thu lãi của NHCSXH trong việc thực hiện Dự án;
- Sử dụng khi người vay vốn sử dụng tiền vay NHCSXH để thực hiện mua vật tư phục vụ cho trồng rừng của Dự án;
- Khi người vay bán sản phẩm từ trồng rừng cho người tiêu thụ để trả nợ, trả lãi cho NHCSXH.
3.Các bên tham gia vào quá trình thanh toán tay ba
- Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay;
- Người vay vốn NHCSXH để thực hiện Dự án (khi mua vật tư đầu vào cho trồng rừng là Người mua, khi bán sản phẩm rừng trồng là Người bán), sau đây gọi là Người vay;
- Người cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng (sau đây gọi là Người cung cấp);
- Người thu mua, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng (sau đây gọi là Người tiêu thụ);
4.Nguyên tắc giải ngân, thu nợ thu lãi tay ba
- Phải có ba bên tham gia: NHCSXH, người vay, Người cung cấp/Người tiêu thụ;
- Tính tự nguyện: Người vay và Người cung cấp/Người tiêu thụ tự nguyện sử dụng hình thức thanh toán tay ba qua NHCSXH;
- Việc sử dụng hình thức thanh toán tay ba phải được các bên thống nhất bằng văn bản (hợp đồng thanh toán tay ba);
5.Điều kiện thực hiện hình thức thanh toán tay ba
- Ít nhất một trong hai bên (mua hoặc bán) trong quan hệ mua bán hàng hóa phải là người vay vốn NHCSXH thực hiện Dự án;
- Ba bên tham gia là tự nguyện thông qua hợp đồng thanh toán tay ba;
- Thanh toán tay ba khi giải ngân: khách hàng vay dùng tiền vay để thanh toán vật tư trồng rừng: mua hạt giống, cây giống, phân bón,...;
- Thanh toán tay ba khi thu nợ: khách hàng vay vốn Dự án bán sản phẩm thu hoạch từ rừng trồng.
6.Hồ sơ thanh toán tay ba khi giải ngân
- Hồ sơ vay vốn NHCSXH theo Dự án theo quy định của NHCSXH;
- Hợp đồng thanh toán tay ba;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Người vay vốn và Người cung cấp;
- Các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa Người vay và Người cung cấp.
7.Hồ sơ thanh toán tay ba khi thu nợ, thu lãi
- Hồ sơ vay vốn NHCSXH theo Dự án theo quy định của NHCSXH;
- Hợp đồng thanh toán tay ba;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Người vay vốn và Người tiêu thụ;
- Các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa Người vay và Người tiêu thụ.
8.Kiểm soát trước:
Nội dung kiểm soát là kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các văn bản, hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ giao nhận vật tư, hàng hóa, chủng loại vật tư, cây, hạt giống, giá cả, số lượng phù hợp với yêu cầu trồng rừng.
9.Quy trình thanh toán tay ba khi giải ngân
- Hộ trồng rừng lập hồ sơ vay vốn trồng rừng gửi Chi nhánh NHCSXH huyện thông qua Nhóm vay vốn;
- Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay thẩm định và thông báo kết quả phê duyệt tới hộ vay;
- Căn cứ kết quả phê duyệt của NHCSXH, nếu được vay vốn: Người vay và chi nhánh NHCSXH ký Khế ước nhận nợ, Người vay thỏa thuận cùng với Người cung cấp và Chi nhánh NHCSXH về việc ký hợp đồng thanh toán tay ba (mẫu số 01-TTTB/FSDP);
- Ba bên: Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay, Người vay và Người cung cấp cùng ký hợp đồng thanh toán tay ba;
- Người vay và Người cung cấp thực hiện giao nhận vật tư, hàng hóa, đồng thời xác nhận về hàng hóa vật tư đã giao nhận thực tế: chủng loại, số lượng, đơn giá, tổng tiền (các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước, kèm theo Bảng kê mẫu số 03-TTTB/FSDP);
- Cuối ngày hoặc đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận giữa Người vay và Người cung cấp, căn cứ kết quả giao nhận thực tế giữa Người vay và Người cung cấp, Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay thực hiện các công việc cần thiết: Giữa Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay và Người vay thực hiện: ký Giấy nhận nợ (nếu giải ngân từ lần thứ 2 trở đi) và bổ sung vào Khế ước nhận nợ;
- Trường hợp 1 Người cung cấp thực hiện cung cấp cho nhiều người vay: Khi đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận, Người cung cấp lập Bảng kê (mẫu số 04-TTTB/FSDP) kèm các chứng từ giao hàng cho từng Người vay.
NHCSXH hạch toán:
- Ghi Nợ cho vay đối với Người vay;
- Ghi Có cho Người cung cấp (nếu mở tài khoản tại Chi nhánh NHCSXH);
- Ghi có tài khoản thích hợp nếu Người cung cấp mở tài khoản ở ngân hàng khác; hoặc
- Cho Người cung cấp nhận bằng tiền mặt.
10. Quy trình thanh toán tay ba khi thu nợ, thu lãi
- Trước khi đến hạn trả nợ vay ít nhất là 15 ngày, Ba bên: Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay, Người vay và Người tiêu thụ cùng ký hợp đồng thanh toán tay ba (mẫu số 02-TTTB/FSDP);
- Người vay và Người tiêu thụ thực hiện giao nhận hàng hóa, đồng thời xác nhận về hàng hóa đã giao nhận thực tế: chủng loại, số lượng, đơn giá, tổng tiền (các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước, kèm theo Bảng kê mẫu số 03-TTTB/FSDP);
- Cuối ngày hoặc đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận giữa Người vay và Người tiêu thụ, căn cứ kết quả giao nhận thực tế giữa Người vay và Người tiêu thụ, Người tiêu thụ chuyển số tiền phải thanh toán cho Người vay vào Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay thông qua các hình thức thích hợp:
+Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của Người tiêu thụ mở tại Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay;
+Nộp tiền mặt vào tài khoản của Người tiêu thụ.
- Đến kỳ hạn trả nợ của Người vay đối với Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay: NHCSXH thực hiện trích tài khoản tiền gửi của Người tiêu thụ (hoặc nhận tiền mặt mà Người tiêu thụ nộp vào) để thu nợ, thu lãi đến hạn của Người vay.
- Đồng thời thực hiện các công việc cần thiết: Giữa Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay và Người vay thực hiện: Bổ sung Khế ước nhận nợ phần theo dõi trả nợ, trả lãi hoặc tất toán Khế ước nhận nợ (nếu hoàn trả hết nợ và lãi vay).
- Trường hợp 1 Người tiêu thu thực hiện mua từ nhiều Người vay: Khi đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận, Người tiêu thụ lập Bảng kê (mẫu số 04-TTTB/FSDP) kèm các chứng từ giao nhận hàng từ từng Người vay.
NHCSXH hạch toán:
- Ghi Có tài khoản cho vay của Người vay;
- Ghi Nợ TK của Người tiêu thụ (nếu mở tài khoản tại Chi nhánh NHCSXH);
- Ghi Nợ tài khoản thích hợp nếu Người tiêu thụ mở tài khoản ở ngân hàng khác;
11.Các quy định khác
- NHCSXH vận động Người vay, Người cung cấp, Người tiêu thụ mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay;
- Các bên phải có nghĩa vụ thực hiện các hợp đồng đã cam kết."hết"
đây là quy trình cho vay, thu nợ tay ba của NHCSXH hướng dẫn trong cho vay lâm nghiệp, t nghĩ chắc là dùng chung cho vay tay 3 trong các nghiệp vụ của nhcs.
CHO VAY, THU NỢ TAY BA
NHCSXH hướng dẫn thủ tục giải ngân, thu nợ, thu lãi tay ba theo Dự án như sau:
1. Căn cứ áp dụng
- Hộ vay vốn mặc dù có quyền trong việc quyết định mua cây/hạt giống của nhà cung cấp nào nhưng phải mua của nhà cung cấp được Sở NN&PTNT xác nhận;
- Việc trồng rừng thường thực hiện theo mùa vụ nhất định;
- Việc mua với số lượng lớn sẽ hiệu quả về mặt giá;
- Việc thanh toán mua/bán giữa người mua và người bán qua NHCSXH sẽ thuận lợi cho các bên.
2. Phạm vi áp dụng
- Nghiệp vụ cho vay, thu nợ, thu lãi tay ba (sau đây gọi là thanh toán tay ba) được áp dụng trong phạm vi cho vay, thu nợ, thu lãi của NHCSXH trong việc thực hiện Dự án;
- Sử dụng khi người vay vốn sử dụng tiền vay NHCSXH để thực hiện mua vật tư phục vụ cho trồng rừng của Dự án;
- Khi người vay bán sản phẩm từ trồng rừng cho người tiêu thụ để trả nợ, trả lãi cho NHCSXH.
3.Các bên tham gia vào quá trình thanh toán tay ba
- Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay;
- Người vay vốn NHCSXH để thực hiện Dự án (khi mua vật tư đầu vào cho trồng rừng là Người mua, khi bán sản phẩm rừng trồng là Người bán), sau đây gọi là Người vay;
- Người cung cấp vật tư đầu vào cho trồng rừng (sau đây gọi là Người cung cấp);
- Người thu mua, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng (sau đây gọi là Người tiêu thụ);
4.Nguyên tắc giải ngân, thu nợ thu lãi tay ba
- Phải có ba bên tham gia: NHCSXH, người vay, Người cung cấp/Người tiêu thụ;
- Tính tự nguyện: Người vay và Người cung cấp/Người tiêu thụ tự nguyện sử dụng hình thức thanh toán tay ba qua NHCSXH;
- Việc sử dụng hình thức thanh toán tay ba phải được các bên thống nhất bằng văn bản (hợp đồng thanh toán tay ba);
5.Điều kiện thực hiện hình thức thanh toán tay ba
- Ít nhất một trong hai bên (mua hoặc bán) trong quan hệ mua bán hàng hóa phải là người vay vốn NHCSXH thực hiện Dự án;
- Ba bên tham gia là tự nguyện thông qua hợp đồng thanh toán tay ba;
- Thanh toán tay ba khi giải ngân: khách hàng vay dùng tiền vay để thanh toán vật tư trồng rừng: mua hạt giống, cây giống, phân bón,...;
- Thanh toán tay ba khi thu nợ: khách hàng vay vốn Dự án bán sản phẩm thu hoạch từ rừng trồng.
6.Hồ sơ thanh toán tay ba khi giải ngân
- Hồ sơ vay vốn NHCSXH theo Dự án theo quy định của NHCSXH;
- Hợp đồng thanh toán tay ba;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Người vay vốn và Người cung cấp;
- Các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa Người vay và Người cung cấp.
7.Hồ sơ thanh toán tay ba khi thu nợ, thu lãi
- Hồ sơ vay vốn NHCSXH theo Dự án theo quy định của NHCSXH;
- Hợp đồng thanh toán tay ba;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Người vay vốn và Người tiêu thụ;
- Các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước trong quá trình giao nhận hàng hóa giữa Người vay và Người tiêu thụ.
8.Kiểm soát trước:
Nội dung kiểm soát là kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các văn bản, hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ giao nhận vật tư, hàng hóa, chủng loại vật tư, cây, hạt giống, giá cả, số lượng phù hợp với yêu cầu trồng rừng.
9.Quy trình thanh toán tay ba khi giải ngân
- Hộ trồng rừng lập hồ sơ vay vốn trồng rừng gửi Chi nhánh NHCSXH huyện thông qua Nhóm vay vốn;
- Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay thẩm định và thông báo kết quả phê duyệt tới hộ vay;
- Căn cứ kết quả phê duyệt của NHCSXH, nếu được vay vốn: Người vay và chi nhánh NHCSXH ký Khế ước nhận nợ, Người vay thỏa thuận cùng với Người cung cấp và Chi nhánh NHCSXH về việc ký hợp đồng thanh toán tay ba (mẫu số 01-TTTB/FSDP);
- Ba bên: Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay, Người vay và Người cung cấp cùng ký hợp đồng thanh toán tay ba;
- Người vay và Người cung cấp thực hiện giao nhận vật tư, hàng hóa, đồng thời xác nhận về hàng hóa vật tư đã giao nhận thực tế: chủng loại, số lượng, đơn giá, tổng tiền (các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước, kèm theo Bảng kê mẫu số 03-TTTB/FSDP);
- Cuối ngày hoặc đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận giữa Người vay và Người cung cấp, căn cứ kết quả giao nhận thực tế giữa Người vay và Người cung cấp, Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay thực hiện các công việc cần thiết: Giữa Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay và Người vay thực hiện: ký Giấy nhận nợ (nếu giải ngân từ lần thứ 2 trở đi) và bổ sung vào Khế ước nhận nợ;
- Trường hợp 1 Người cung cấp thực hiện cung cấp cho nhiều người vay: Khi đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận, Người cung cấp lập Bảng kê (mẫu số 04-TTTB/FSDP) kèm các chứng từ giao hàng cho từng Người vay.
NHCSXH hạch toán:
- Ghi Nợ cho vay đối với Người vay;
- Ghi Có cho Người cung cấp (nếu mở tài khoản tại Chi nhánh NHCSXH);
- Ghi có tài khoản thích hợp nếu Người cung cấp mở tài khoản ở ngân hàng khác; hoặc
- Cho Người cung cấp nhận bằng tiền mặt.
10. Quy trình thanh toán tay ba khi thu nợ, thu lãi
- Trước khi đến hạn trả nợ vay ít nhất là 15 ngày, Ba bên: Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay, Người vay và Người tiêu thụ cùng ký hợp đồng thanh toán tay ba (mẫu số 02-TTTB/FSDP);
- Người vay và Người tiêu thụ thực hiện giao nhận hàng hóa, đồng thời xác nhận về hàng hóa đã giao nhận thực tế: chủng loại, số lượng, đơn giá, tổng tiền (các hóa đơn, chứng từ theo mẫu quy định của Nhà nước, kèm theo Bảng kê mẫu số 03-TTTB/FSDP);
- Cuối ngày hoặc đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận giữa Người vay và Người tiêu thụ, căn cứ kết quả giao nhận thực tế giữa Người vay và Người tiêu thụ, Người tiêu thụ chuyển số tiền phải thanh toán cho Người vay vào Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay thông qua các hình thức thích hợp:
+Chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của Người tiêu thụ mở tại Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay;
+Nộp tiền mặt vào tài khoản của Người tiêu thụ.
- Đến kỳ hạn trả nợ của Người vay đối với Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay: NHCSXH thực hiện trích tài khoản tiền gửi của Người tiêu thụ (hoặc nhận tiền mặt mà Người tiêu thụ nộp vào) để thu nợ, thu lãi đến hạn của Người vay.
- Đồng thời thực hiện các công việc cần thiết: Giữa Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay và Người vay thực hiện: Bổ sung Khế ước nhận nợ phần theo dõi trả nợ, trả lãi hoặc tất toán Khế ước nhận nợ (nếu hoàn trả hết nợ và lãi vay).
- Trường hợp 1 Người tiêu thu thực hiện mua từ nhiều Người vay: Khi đến kỳ thanh toán đã thỏa thuận, Người tiêu thụ lập Bảng kê (mẫu số 04-TTTB/FSDP) kèm các chứng từ giao nhận hàng từ từng Người vay.
NHCSXH hạch toán:
- Ghi Có tài khoản cho vay của Người vay;
- Ghi Nợ TK của Người tiêu thụ (nếu mở tài khoản tại Chi nhánh NHCSXH);
- Ghi Nợ tài khoản thích hợp nếu Người tiêu thụ mở tài khoản ở ngân hàng khác;
11.Các quy định khác
- NHCSXH vận động Người vay, Người cung cấp, Người tiêu thụ mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Chi nhánh NHCSXH nơi cho vay;
- Các bên phải có nghĩa vụ thực hiện các hợp đồng đã cam kết."hết"