[Mỗi tuần một tình huống kinh doanh] Tình huống 1 (tuần 15): Rủi ro từ Đăng Kí Kinh Doanh?!

Cập nhật tin tức mới nhất theo Ngân hàng

YBC

Verified Banker
hj.lâu không vào diễn đàn nên bây giờ mình mới trả lời câu hỏi của bạn:D
Thứ nhất, theo mình thì nhân viên tín dụng ở đây đã giải ngân sai.khi chưa xác minh hồ sơ chính xác đã vội vàng giải ngân.khi vẫn còn rủi ro trong việc cung cấp thông tin của khách hàng nhưng vẫn giải ngân.nhân viên tín dụng cũng đã làm sai qui trình khi giải ngân rồi mới rà soát hồ sơ của khách hàng.làm như vậy sẽ không thể kiểm soát dc rủi ro và hậu quả nhiều khi sẽ là khôn lường.mình cũng chưa thể nói là đã cấp hạn mức tín dụng sai vì không đưa ra số tiền vay cũng như giá trị tài sản thế chấp.
Thứ hai, theo mình nghĩ là NH không có thẩm quyền xử lí tài sản đó vì những giấy tờ mà ngân hàng nắm trong tay không phải là những giấy tờ liên quan đến tài sản đó hay nói cách khác là NH đang nắm trong tay giấy tờ tài sản khống

Việc xác định những vấn đề liên quan đến pháp lí của doanh nghiệp rất khó khăn. Nhất là với những bạn mới vào làm. Nhất là với những doanh nghiệp mà tài sản cá nhân với tài sản doanh nghiệp không tách bạch thì sẽ rất dễ gặp rủi ro. Theo mình, để hạn chế những rủi ro này, chúng ta cần tỉnh táo khi tiếp nhận hồ sơ cảu khách hàng.đầu tiên là xác minh tính có thật chính xác của thông tin khách hàng. Chúng ta cũng có thể nhờ Sở kế hoạch và đầu tư để xác minh những thông tin của doanh nghiệp cũng như có thể nhờ bộ phận pháp chế của ngân hàng. Đây là bộ phận chuyên trách trong ngân hàng về pháp lí chứng từ. Họ sẽ giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Những nhân viên mới như chúng ta sẽ tiếp thu dc rất nhiều cũng như hạn chế dc rủi ro:D


Mình nghĩ khi gặp phải những khách hàng xấu như thế này thì cái cần phải làm nhất chính là phải minh bạch. khi họ đã có ý lừa mình thì họ rất sợ sự minh bạch.bạn cũng cần tuân thủ đúng qui trình của ngân hàng, chuẩn bị tinh thần để không bị ảnh hưởng từ những cám dỗ của khách hàng cũng như không được cấu kết với khách hàng làm sai. Như mình cũng đã nói, bộ phận pháp chế hay thẩm định trong ngân hàng là những ng rất có kinh nghiệm và sẽ giúp chúng ta rất nhiều.
Đối với từng nhân viên tín dụng thì việc ham học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ ng khác là rất quan trọng. Hơn nữa, mình phải có đạo đức nghề nghiệp tốt thì mình tin là sẽ làm tốt công việc thôi. hj. Nghiệp vụ tốt + đạo đức nghề nghiệp tốt = làm tốt công việc = lương + thưởng to:D
Mọi người đóng góp thêm ý kiến nhé.hj.đây chỉ là những ý kiến chủ quan của mình thôi

Rất cảm ơn bạn đã có tinh thần đóng góp cho YBC

Có pro Banker nào phản biện lại những lập luận trên không?

Hoặc bạn có thể có được cách nào khác cụ thể hơn thay vì chung chung và khó thực hiện như là "nhờ Sở kế hoạch và đầu tư để xác minh những thông tin của doanh nghiệp"

Tiếp tục chào đón những câu trả lời khác cả nhà nhé!
 

letrungkiendnu

Thành viên tích cực
Rất cảm ơn bạn đã có tinh thần đóng góp cho YBC

Có pro Banker nào phản biện lại những lập luận trên không?

Hoặc bạn có thể có được cách nào khác cụ thể hơn thay vì chung chung và khó thực hiện như là "nhờ Sở kế hoạch và đầu tư để xác minh những thông tin của doanh nghiệp"

Tiếp tục chào đón những câu trả lời khác cả nhà nhé!
Theo mình thì khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng thì yêu cầu về thông tin cập nhật nhất.trong trường hợp này thì mình thấy còn có sự cấu kết, thông đồng giữa nhân viên tín dụng và khách hàng nữa.vì khi làm hồ sơ mang ra công chứng thì không thể để tình trạng hồ sơ thiếu thông tin cập nhật như vậy được
 

ambo_anbu

Thành viên tích cực
1. "ĐKKD hiện tại của khách hàng thay đổi lần thứ 2 ngày 01/08/2011" và "trên ĐKKD mới nhất những thành viên góp vốn của công ty bao gồm 7 cô đông trong đó không có chủ tài sản"
2. "Biên bản họp hội đồng cô đông của công ty (về việc ủy quyền người kí kết giao dịch với NH X) kí ngày 01/11/2011 có chữ kí của 8 cô đông như trên đăng kí kinh doanh mà khách hàng cung cấp."
Đọc 2 điểm trên mình ko hiểu lắm: nếu trong ĐKKD mới nhất ngày 01/08/2011 chỉ có 7 cổ đông (ko có chủ tài san) thì tại sao biên bản họp HĐCĐ ngày 01/11/2011 lại có chữ ký của 8 cổ đông bao gồm cả chủ tài sản được nhỉ?
 

Pham Thanh

Thành viên
Tình huống đầu tiên để cho anh em trong YBC thảo luận đã được ra lò :D

Tình huống đặt ra như sau:

Công ty A là công ty cổ phần đến vay vốn ở 1 ngân hàng X, thế chấp bằng chính tài sản của cổ đông lớn nhất trong công ty.

Đăng kí kinh doanh khách hàng cung cấp lần đầu tiên cho Ngân Hàng là đăng kí kinh doanh thay đổi lần thứ 1 ngày 21/06/2011 trên đó thể hiện 8 cô đông góp vốn của công ty gồm cả chủ tài sản. Biên bản họp hội đồng cô đông của công ty (về việc ủy quyền người kí kết giao dịch với NH X) kí ngày 01/11/2011 có chữ kí của 8 cô đông như trên đăng kí kinh doanh mà khách hàng cung cấp.

Căn cứ vào quy định nhận TSBD, tỷ lệ góp vốn và biên bản họp hội đồng thành viên, ngân hàng X đã nhận tài sản thế chấp của cổ đông lớn nhất công ty (theo ĐKKD khách hàng cung cấp) Ngày 1/12/2012 chuyên viên hỗ trợ tín dụng hướng dẫn khách hàng đi kí công chứng ở phòng công chứng. Công chứng viên đối chiếu hợp đồng thế chấp TSBD và giấy đăng kí kinh doanh gốc phát hiện ra ĐKKD hiện tại của khách hàng thay đổi lần thứ 2 ngày 01/08/2011.

Thông tin đó được chuyển lại cho chuyên viên phụ trách soạn thảo hợp đồng thế chấp TSBD , hợp đồng được soạn thảo lại, thay đổi thông tin về đăng kí kinh doanh của khách hàng, cán bộ công chứng đã công chứng việc thế chấp tài sản bảo đảm cho khách hàng. Sau đó khoản vay của khách hàng đã được giải ngân bình thường vào ngày 15/12/2012. Chuyên viên khách hàng yêu cầu KH bổ sung lại đăng kí kinh doanh bản mới nhất để lưu hồ sơ.

  • Phát hiện thứ nhất: Khi lưu hồ sơ CVKH phát hiện ra trên ĐKKD mới nhất những thành viên góp vốn của công tybao gồm 7 cô đông trong đó không có chủ tài sản. Lúc kí công chứng, chuyên viên soạn thảo hợp đồng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng, công chứng viên đã không phát hiện ra có sự khác biệt về cô đông góp vốn giữa biên bản họp HDCĐ và giấy đăng kí kinh doanh.
  • Phát hiện thứ hai: chữ kí của chủ tài sản không giống với chữ kí ở trên Biên bản họp HĐCĐ mà công ty cung cấp.
Với tình huống trên thì theo bạn:

  1. Những rủi ro mà Ngân hàng X có thể gặp phải là gì?
  2. Nếu bạn là CVKH trong tình huống trên bạn sẽ xử lý như thế nào?
  3. Kinh nghiệm bạn rút ra từ tình huống trên là gì?
Các thức tham gia thảo luận:
  1. Mọi quan điểm, ý kiến thảo luận các bạn comment tại ngay topic này (không lập topic mới)
  2. Phần thưởng dành cho Ubers có câu trả lời tốt nhất là 10.000 Tín dụng (được tổng kết vào Chủ nhật hàng tuần)
  3. Lưu ý: Việc đánh giá câu trả lời tốt nhất sẽ do Ban cố vấn của U&Bank đảm nhận :)

^^ Chào anh ạh ^^
Lâu lắm rồi, em mới vào Topic này, lần này em cũng xin bổ sung tiếp thôi ạh.
Nếu em là Nhân viên QHKH trong trường hợp này, thì tình hình là em dễ bị đi tù ạh :(( và để hạn chế hậu quả tối đa trong trường hợp này thì em xin mạnh dạn đưa ra ý kiến như thế này ạh :

- báo cáo ngay cho cấp trên ( trường phòng hoặc giám đốc )
- Dừng việc giải ngân lại ( vì ngân hàng giải ngân nhiều lần với công ty A)
-Chuyển khoản nợ sang nhóm 5
- Phong tỏa tất cả tài khoản tiền gửi của khách hàng này tại ngân hàng ( vì đã là khách hàng của ngân hàng, Công ty này sẽ có những giao dịch : TKTT hoặc TKTG của công ty tại NH) Nếu thực sự khoản vay này của khách hàng là lừa đảo thì ít nhất còn có cái trừ vào nợ ạh !
- mời cơ quan chức năng vào cuộc và yêu cầu khách hàng làm rõ các giấy tờ ngay lập tức.

Còn về sự xác thật các thông tin của DN( DKKD, điều lệ, GPHDKD...), thì như em đã nói là thông qua hệ thống TIC... và thực tế thì ở ngân hàng,thì như em được biết thì họ có một hệ thống mạng nội bộ kiểm tra phần này ( nhưng do chưa đủ năng lực nên chưa được sờ vào cái này ạh, nên em không rõ mô tê như thế nào )

Bên cạnh đó em đồng tình với anh Lê trung Kiên về tài sản đảm bảo không thuộc quyền của ngân hàng do đây là tài sản khống !
Đây là ý kiến của em ạh ^^
Mọi người góp ý và có sai sót thì bỏ qua ạh .
 

nguyen.le2740

Thành viên
công chứng vàn hân viên đều quá ẩu và tắc trách... case này ngoài đời không biết có thực không vây ?
 

heaven_B

Verified Banker
Em xin phép có tí ý kiến như sau:
- Giấy phép ĐKKD mới nhất của Công ty: trong trường hợp là lần 2 ngày 01/08/2011, trước ngày kí Biên bản họp và Nghị quyết là 01/11/2011 --> có dấu hiệu lừa đảo vì lúc đấy Biên bản và Nghị quyết là vô hiệu
- Khi thực hiện đăng ký thế chấp, cá nhân kí với Ngân hàng đảm bảo cho nghĩa vụ của 1 khoản vay --> không liên quan đến việc cá nhân có là cổ đông hay không, yếu tố cổ đông chỉ là yếu tố xem xét trong quá trình thẩm định, trừ khi HĐTD vô hiệu thì HĐTC mới vô hiệu, còn nếu HĐTD vẫn đủ pháp lý thì HĐTC vẫn có hiệu
- Chữ kí khác nhau: 1 người có thể có nhiều chữ kí, cần xem xét xem chữ kí trên biên bản có phải chữ kí đăng kí trên GCNĐKKD, Giấy chứng nhận đăng kí mẫu dấu. Còn HĐTC đã kí trước mặt công chứng, có CMT+ các giấy tờ pháp lý khác thì không sợ, vì lúc đó đã có bên thứ 3 chứng thực hợp đồng này đã diễn ra
- Sửa:
(1) Báo cáo lãnh đạo
(2) Phương án sửa có thể:
- Do sơ suất của Công ty: kí lại Biên bản + Nghị quyết, Đơn vay vốn....trước ngày 01/08/2011
- Bổ sung các chứng từ pháp lý chứng mình 2 chữ kí là của 1 người
(3) Kinh nghiệm:
- Có thể kiểm tra với Sở Kế hoạch và Đầu tư về GCNĐKKD: theo mình thì khó khả thi do chưa có các công cụ hỗ trợ
- Xem xét kĩ tư cách của người vay vốn
- Kiểm tra kĩ lại hồ sơ: đối với trường hợp cán bộ nhận được GCNĐKKD thay đổi cập nhật trước khi kí HĐ nhưng k rà soát lại
- Chọn phòng công chứng khác
 
Cập nhật tin tức mới nhất theo Ngân hàng
Top