Xin giải đáp hộ 2 tình huống L/C

taianh62

Thành viên mới
Tình huống 1: Ngày 01/01/2012 Công ty NANCY đến ngân hàng ACB xin mở một thư tín dụng không thể hủy ngang để thanh toán tiền hàng cho phía bên đối tác là công ty KIOM ở Hàn Quốc. Giá trị xin mở L/C là 100,000 USD và phương thức trả tiền là trả ngay và 41D: available with any banks. Tuy nhiên, do có một chút sai xót trong thư tín dụng, L/C quy định rằng 41D: available with issuing bank. Và L/C được chuyển cho ngân hàng thông báo vào ngày 01/02/2012. Sau đó ngày 05/02/2012, ngân hàng ACB đã chuyển một điện báo tu chỉnh cho ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu để hiệu chỉnh 41D: available with issuing bank thành 41D: available with any banks mà không thông qua công ty NANCY. Với tư cách là công ty NANCY bạn sẽ làm gì?


Tình huống 2 Ngày 03/10/2012 công ty TNHH xuất nhập khẩu Thành Vinh ký một hợp đồng nhập khẩu mặt hàng tôm đông lạnh từ công ty Simino, Nhật Bản. Theo thỏa thuận thì mặt hàng này sẽ được đóng gói trong containers lạnh, đi kèm các điều kiện bảo quản. Sau đó công ty Thành Vinh đến Saccombank để xin mở một thư tín dụng với mức ký quỹ 70% giá trị L/C, Sacombank đã tiến hành mở L/C theo đúng đơn yêu cầu mở L/C với field 41D: Available with any banks in Japan by negotiation. Sau đó theo đúng L/C quy định các ngân hàng Nhật bản đã tiến hành chiết khấu hối phiếu khi nhà nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, và gởi bộ chứng từ v ề cho Sacombank, Sacombank kiểm tra lại cũng đồng ý hoàn trả số tiền đã chiết khấu lại cho ngân hàng Nhật Bản, và ký hậu B/L cho công ty Thành Vinh đi nhận hàng, nhưng sau đó khi nhận hàng thì theo kết quả giám định, lô hàng nhập đã giảm chất lượng. Chính vì thế công ty Thành Vinh đã ra yêu cầu Sacombank không được thanh toán nhưng đại diện ngân hàng Saccombank đã từ chối, và cuối cùng một vụ kiện giữa Thành Vinh và Sacombank đã được ra tòa. Bạn hãy nhận định kết quả có thể có của vụ kiện, trên tinh thần UCP 600
 
Hi bạn,
Xin trả lời bạn 2 tình huống trên:

Tình huống 1: LC được phát hành với field 42 không đúng như nội dung giấy đề nghị mở LC, do đó trách nhiệm của ngân hàng phát hành là phải tự đi điện tu chỉnh và chịu điện phí này. Trong trường hợp này thì Công ty Nancy không cần ý kiến gì cả.

Tình huống 2: Theo UCP600 thì ngân hàng chỉ xử lý dựa trên chứng từ chứ không dựa vào hàng hoá, do đó ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lệ. Trường hợp đặc biệt: nếu bên nhập khẩu kiện ra toà án tại VN và cho dù Hợp đồng ngoại thương có quy định tranh chấp được xử tại toà án quốc tế tuy nhiên nếu toà án VN vẫn thụ lý vụ án và ra quyết định yêu cầu ngân hàng tạm ngưng thanh toán thì ngân hàng sẽ có 2 chọn lựa: 1. Vẫn thanh toán theo thông lệ quốc tế; 2.Theo lệnh của toà. Cả 2 chọn lựa này đều dẫn đến rủi ro cho ngân hàng là 1.ảnh hưởng uy tín và thương hiệu; 2. Không thực hiện theo lệnh của toà án địa phương. Phần lớn các ngân hàng phải chọn phương án 2.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,416
Thành viên mới nhất
bong88direct
Back
Bên trên