Tình huống xử lý TSĐB ỏ tòa án, nhờ các Banker tư vấn.

haivuong1984

Verified Banker
Tình hình là Em đang sắp phải ra tòa để tham gia hòa giải về việc ngân hàng em gửi đơn khởi kiện khách hàng nợ quá hạn.
Sơ qua món vay:
Khách hàng vay 400 trđ, đầu tư xe đào, thời hạn vay 05 năm nhưng qua năm 1 khách hàng làm ăn gặp nhiều khó khăn (bị khách hàng nợ tiền ko trả,bi tai nạn rớt hầm,.....) nên qua năm 2 khách hàng nợ quá hạn. Mặc dù đã tìm nhiều phương án trả nợ nhưng khách hàng đã mất khả năng trả nợ, vì thế ngân hàng gửi đơn khởi kiện.
Chiều nay lên tòa, nghe chị thư ký bảo "khách hàng bảo ngân hàng em lãi suất cao quá nên không đồng ý" vì vậy tòa tiến hành hòa giải nếu kết quả hòa giải không thành, tòa án sẽ xử theo điều 267 Luật tố tụng dân sự , tòa sẽ áp dụng lãi suất do ngân hàng nhà nước ban hành.
Ở tình huống , nhờ các banker tư vấn cho em .
Em nhớ không nhầm thì ngân hàng nhà nước làm gì có ban hành lãi suất tiền vay ? nếu có ban hành thì việc áp dụng trong trường hợp này là không hợp lý nên em nhờ các banker có kinh nghiệm chỉ giúp một số chiêu để em có cơ sở phản bác lại tòa án trong trường hợp này.
Thanks các banker đã tư vấn nhé.
 
theo blds thì là đúng vì lãi cho vay ko đc quá 150% ls cơ bản, hiện là 8%,

còn thực tế toà án thì em ko biet vì chưa ra toà bao giờ
 
Em xử ở tòa nào?
Về nguyên tắc thì tòa có thể áp dụng bộ luật Dân sự, nhưng trên thực tế nếu áp dụng như vậy các Ngân hàng sẽ bị thua hết => trên thực tế tòa sẽ ko xử như vậy. nếu bị xử như vậy thì bên em cần kháng cáo (nếu còn khả năng thu hồi)
 
Mình có ý kiến thế này, NHNN áp trần cho vay 15% đối với các khoản tín dụng ngắn hạn thôi; khoản vay của bạn có thời hạn 05 năm (thuộc nhóm trung và dài hạn rồi); vì thế, giữa TCTD và khách hàng có quyền thỏa thuận lãi suất để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng và ngân hàng; ko thể tính mức lãi suất theo kiểu 150% lãi suất cơ bản được; khách hàng kêu ca lãi suất cao, nhưng trên Hợp đồng tín dụng khách hàng vẫn ký tên đầy đủ và chấp thuận tự nguyện điều khoản đó; khách hàng quá hạn là do kinh doanh thua lỗ và rủi ro chứ ko phải do ngân hàng; nếu có chăng từ ngân hàng sẽ xem xét nhượng bộ cùng tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thôi, chứ ko phải mình làm sai; vậy nên, ở tòa án bạn hoàn toàn có khả năng phản bác lại yêu cầu của khách hàng;:p
 
Em xử ở tòa nào?
Về nguyên tắc thì tòa có thể áp dụng bộ luật Dân sự, nhưng trên thực tế nếu áp dụng như vậy các Ngân hàng sẽ bị thua hết => trên thực tế tòa sẽ ko xử như vậy. nếu bị xử như vậy thì bên em cần kháng cáo (nếu còn khả năng thu hồi)
Em xử ở tòa án cấp huyện bác à, đã thế theo thông tim em điều tra thì bác chánh án này nhà gần khách hàng. Với lại qua mấy lần trao đổi em cảm nhận bác chánh án đang làm khó ngân hàng (ví dụ : Bác ấy lần lữa mãi việc hẹn khách hàng lên hòa giải với lý do rất ư là củ chuối "khách hàng lên núi chưa về nên chưa hẹn được ?" vì thế em mới lo, em có đề nghị lãnh đạo bỏ cho bác ấy cái bì nhưng lãnh đạo không đồng ý. Em thấy gian nan quá :()
 
Theo mình biết thì Luật Dân sự là luật chung, Luật các tổ chức tín dụng là Luật chuyên ngành hẹp hơn, lại mới hơn.
Nếu theo quy định PL Việt Nam thì khi áp dụng Luật trong trường này sẽ ưu tiên Luật chuyên ngành trước, tức là dùng Luật các tổ chức tín dụng, mà Luật các TCTD thì cho phép NH và KH tự thỏa thuận lãi suất, do vậy áp dụng Luật Dân sự trong trường hợp này với lý lẽ LS không vượt quá 150% LSCB do NHNN công bố là không phù hợp.
 
Nếu mà theo bộ luật dân sự thì các định chế tài chính đã chết toi hết rồi (và thực tế điều này không xaỷ ra). Thực tế là Ngân hàng nhà nước đã ban hành 1 thông tư cho phép cho vay theo lãi suất thỏa thuận. Mặc dù văn bản này có tính pháp lý khá là yếu so với luật dân sự (trước đây đã có ý kiến là Ủy ban thường vụ quốc hội ra 1 văn bản giải thích: thì có tính pháp lý cao hơn và không phải sửa luật) tuy nhiên ngành Tư pháp đã chấp thuận.

Việc của em mà không đấu tranh được thì kháng án lên tòa cấp trên (vì ngân hàng nhiều khi không chi ngoài được nhiều như khách hàng). Như vậy là khách hàng lại kéo dài được vài tháng - 1năm nữa rồi!
 
Chia sẻ với bạn, mình cũng bức xúc cái vụ khởi kiện ở tòa lắm, điên nhất là thẩm phán còn không phân biệt được thế chấp tài sản của bên thứ ba và bảo lãnh nữa. Bạn tham khảo chút xíu coi có được ko nè:
Ngân hàng là một tổ chức tín dụng được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (không phải luật Doanh nghiệp hoặc các luật khác). Quan hệ tín dụng giữa TCTD với bên vay là quan hệ mang tính chất kinh doanh, thương mại, không phải là quan hệ dân sự thông thường. Do đó, quan hệ này sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật khác mà cụ thể là các văn bản hướng dẫn của NHNN.
Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các văn bản hướng dẫn của NHNN thì:
- Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. (QĐ số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002 của Thống đốc NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND của TCTD đối với khách hàng, luật các TCTD 2010)
- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng (QĐ số 6486/NHNN-CSTT ngày 16/07/2008 của NHNN hướng dẫn các TCTD áp dụng lãi suất đối với các khoản nợ gốc quá hạn)
Khách hàng vay có nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vay theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
- Điều 422 BLDS 2005 có quy định: ''Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm có nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận''
- Khoản 4 Điều 1 QĐ 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN có hướng dẫn: ''Đối với khoản nợ vay không trả đúng hạn thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn...việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay do hai bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật...''
Nếu tính lãi quá hạn theo mức lãi suất cơ bản của NHNN sẽ tạo nên một thực tế là khi bên vay nợ quá hạn và bị TCTD khởi kiện ra Tòa án thì bên vay sẽ được áp dụng mức lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản thấp hơn lãi suất cho vay trong hạn theo HĐTD, KƯNN. Vì vậy, bên vay sẽ cố tình không trả nợ đúng hạn để được hưởng lãi suất thấp
==> Lãi suất phải được tính theo HĐTD, KƯNN. Lãi quá hạn được xác định theo mức lãi suất thỏa thuận trên HĐTD, KƯNN được ký kết giữa TCTD và bên vay.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,088
Tổng số thành viên
351,542
Thành viên mới nhất
combat84merch
Back
Bên trên