Tâm sự nữ nhân viên tín dụng ngân hàng

thutrangftu

Super Moderator
Super Mod
Họ như những bông hoa tươi tắn, năng động trong những cuộc gặp khách hàng, nhưng những rủi ro luôn chực chờ những nữ nhân viên tín dụng ngân hàng đâu đó mỗi ngày.
nu-nhan-vien-tin-dung-ngan-hang-1254.jpg

Tâm sự nữ nhân viên tín dụng ngân hàng (Ảnh minh hoạ)
Bạn tôi đã làm nhân viên tín dụng ngân hàng được 8 năm, làm nhiều, va vấp nhiều, rồi một ngày bạn bảo "có khi tớ bỏ nghề".

Quản dưới tay không dưới chục nhân viên tín dụng khác, cả nam và nữ, nhưng theo kinh nghiệm thì bạn vẫn ưu tiên nữ hơn. Vì ưu điểm của nữ khi làm nhân viên tín dụng là mềm dẻo, cần mẫn nên được khách hàng ưu ái hơn.

Thỉnh thoảng tâm sự về nghề bạn cũng bảo nghề này vất vả, nhiều thử thách, đặc biệt là nữ thì phấn đấu nhiều. Có buổi ngồi cà phê được với nhau, tôi trêu "làm sếp, kêu vất vả mà còn được ngồi cà phê cả buổi thế này thì còn gì bằng". Bạn nhăn mặt, "người thì ở đây, nhưng đầu thì vẫn đang tính xem tháng này đủ chỉ tiêu chưa đây!".

Quả thực, nhân viên tín dụng ngân hàng đầu vào đã khó, đủ các loại tiêu chí, từ ngoại hình, ngoại ngữ, tới học vấn, giao tiếp... nhưng đến khi vào được rồi thì áp lực cao, sợ nhất là hai tiếng "chỉ tiêu", chỉ tiêu treo trên đầu hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đó là những con số hết sức rõ ràng, không thể được đánh giá chỉ bằng cảm tính. Đạt được chỉ tiêu này, tháng mới, quý mới chỉ tiêu lại cao hơn, phải phấn đấu nhiều hơn. Mà đạt được chỉ tiêu mới tồn tại được với nghề, vượt chỉ tiêu mới có thưởng, làm suất sắc mới được lên sếp, tăng lương.

Ngoại hình cao ráo, ưa nhìn, phong cách khá hiện đại, sắc sảo, học Học viện Tài chính, có bằng giỏi khi ra trường, tiếng Anh lưu loát, bạn chọn mảng tín dụng ngân hàng, bởi đó là mảng "hot" nhất khi mang về nguồn thu, là mạch máu của ngân hàng. Tuy nhiên, là nữ nên bạn biết làm tín dụng sẽ vất vả, bởi làm tín dụng là phải có nhiều mối quan hệ, có quan hệ tốt với khách hàng, phải bỏ thời gian chăm sóc khách hàng. Đồng hành được với nghề gần chục năm, bạn nghĩ lại, bảo "không biết mình chọn nghề hay nghề chọn mình".

Với nữ nhân viên tín dụng, đi cùng với những ưu điểm, lợi thế lại là những bất lợi trong môi trường phải giao tiếp, ra ngoài nhiều. Bởi là nữ nên dễ mềm lòng, là mục tiêu bị lừa đảo dễ dàng hơn.

Gần đây nhất là vụ việc tại ngân hàng Phương Đông (OCB) khi một nhân viên nữ ngân hàng này dính nghi án lừa đảo khách hàng dẫn tới kết quả khách hàng mất nhà vì khoản vay đáo hạn tại ngân hàng này. Cho tới thời điểm này chưa có kết luận của cơ quan điều tra về vụ việc. Tuy nhiên, ngân hàng thì chối bỏ trách nhiệm, còn khách hàng thì truy lùng nhân viên đòi nhà. Còn chị - nhân viên tín dụng ngân hàng được gì? Có thể chị cũng chỉ là một mắt nối bất đắc dĩ, cũng bị lừa và rồi mất cả việc lẫn uy tín và còn có thể lâm vòng lao lý.

Chia sẻ về những khó khăn trong công việc, với kinh nghiệm làm tín dụng ngân hàng lâu năm, bạn tôi bảo là nữ nên vướng nhiều khó khăn hơn hẳn nhân viên tín dụng nam giới. Để chăm sóc tốt khách hàng, tạo mối quan hệ họ cần đầu tư tiền, thời gian. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay khi cạnh tranh ngày càng lớn, quy định ngày càng chặt chẽ.

Không chỉ là một nhân viên ngân hàng, họ còn phải là một người phụ nữ của gia đình, cần thời gian để chăm sóc con cái, nội trợ. Sau giờ làm, họ khép mình sau cánh cửa ngôi nhà để lo toan những việc "nữ công gia tránh", "tề gia nội trợ". Tuy nhiên, công việc trên công sở lại không khép lại sau 8 tiếng làm việc trên cơ quan. Bởi ban ngày họ dành để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển thị trường, còn đêm về lại cặm cụi làm hồ sơ khách hàng sau giờ cơm tối với gia đình.

Không chỉ phải lo chu toàn cho gia đình nhỏ, hoàn tất các chỉ tiêu kinh doanh, nhân viên nữ tín dụng ngân hàng còn phải đối mặt với một "hiểm hoạ" luôn cận kề, giống như buộc phải "sống chung với lũ", ấy là khi tiếp những vị khách nam giới lịch lãm và "đào hoa".

Theo chia sẻ của chị M.H - nữ nhân viên tín dụng ngân hàng thì đa số đi làm tín dụng thường có ngoại hình khá, nhanh nhẹn và sắc sảo. Họ dễ thu hút sự quan tâm của người khác giới và bản thân họ cũng dễ bị cám dỗ. Vì thế mà ngoài mối quan hệ trong công việc họ dễ vướng phải những mối quan hệ cá nhân nếu không cẩn trọng và vững vàng tâm lý.

Rủi ro cuối cùng mà các nhân viên tín dụng ngân hàng phải đối mặt là "rủi ro đạo đức". Có một vị chuyên gia tài chính từng nói, đó là rủi ro thường trực mà những người nắm "quyền" và "tiền" trong tay luôn phải đối mặt.

Nhìn vào cái mác nhân viên ngân hàng, nhiều người có quan niệm chung rằng đó là công việc "việc nhẹ, lương cao" mà ít người thấy được những khó khăn, áp lực mà họ phải vượt qua hàng ngày, đặc biệt là nhân viên nữ. Đó là áp lực chỉ tiêu, thời gian, cám dỗ... Cùng một quỹ thời gian ấy, họ phải đảm đương tốt cả 2 vai trò là công việc và gia đình và mỗi ngày là một ngày phải vượt qua những cảm dỗ luôn kề cận.

Tuy nhiên, nói thì nói vậy, sau nhiều than thở, nghĩ tới chuyển việc, nhưng bạn tôi vẫn là một nữ nhân viên tín dụng ngân hàng năng nổ và nhiệt huyết. Những ngày lạc quan, dù than khổ nhưng bạn lại bảo "nghề nào chẳng có cái khó riêng của nó, mình yêu nó thì nó cũng chẳng lỡ phụ mình".
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên