Tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ

camhang

Verified Banker
Mình có 1 tình huống như thế này:
- Năm 2013: khách hàng có vay ở NH mình 1 món: 500tr, TSĐB: 3 QSD đất. (Vay từng lần và HĐTC cụ thể cho 1 món vay).
- Năm 2014: khách hàng có nhu cầu vay thêm (với mục đích khác, vay HMTD), KH đồng ý thế chấp thêm 2 QSD đất nữa nhưng 2 QSD đất này không đủ để bảm bảo. Nếu cộng gộp cả 5 QSD đất thì đủ đảm bảo cho 2 món vay.
Trong tình huống này: mình lập 1 HĐTC mới gồm cả 5 QSD đất và ghi trong hợp đồng thế chấp là: đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ của bên B tại HĐTD số.... ngày ../.../2013 và các hợp đồng cấp tín dụng được ký giữa 2 bên trong khoảng thời gian từ ngày 09/09/2014 đến ngày 09/09/2019 Có hợp lý không? Mình đang băn khoăn không biết là HĐTC tương lai có đảm bảo được cho HĐTD đã xảy ra trong quá khứ hay không?
Các bạn có ý kiến giúp mình với. Cám ơn các bạn nhiều!
 
HĐTC cũ vẫn còn hiệu lực với 3 QSDĐ cũ thì sao mà bạn lập cái mới gộp chung 5 cái được.
Tốt nhất là ký hợp đồng với 2 cái mới và ký thêm phụ lục với 3 cái cũ.
 
Ban đầu mình cũng làm như vậy, nhưng do cộng 2 món lại vượt thẩm quyền của PGD mình (món sau thôi cũng đã vượt thẩm quyền rồi) nên nếu ký phụ lục thì PGD mình ký, mà HĐTD và HĐTC mới thì GĐ của chi nhánh ký như vậy thì không phù hợp!
 
vượt thẩm quyền thì bên chi nhánh chỉ ra quyết định thôi, còn các hợp đồng thì vẫn là đơn vị cho vay là PGD của bạn ký chứ. Chỉ cần làm thêm cái phụ lục HĐTC tăng tài sản thế chấp là được mà.
 
Đối với trường hợp này mình có 1 số ý kiến như sau:
- HĐTC cũ vẫn còn hiệu lực và bạn phải xem là điều kiện hết hiệu lực của HĐ này như thế nào thì mới có thể lập HĐTC mới để gộp 5 TSBĐ vào. (để không bị vướng thẩm quyền phê duyệt)
- Nếu không làm HĐTC gộp mới thì bạn lập phụ lục cho HĐTC cũ và lập HĐTC mới, tròng thêm câu: "Bên thế chấp đồng ý thế chấp và Ngân hàng đồng ý nhận thế chấp Tài sản thế chấp quy định tại Điều X Hợp đồng này để bảo đảm cho toàn bộ (mọi) nghĩa vụ nợ phát sinh trước, trong hoặc sau khi ký Hợp đồng này ". Như thế thì không lo việc TS mới thế chấp cho nghĩa vụ cũ không hợp lý.
- Còn về phân quyền ký thì mình nghĩ là nên làm cái ủy quyền nếu khó sắp xếp hoặc hỏi qua phòng chính sách của Ngân hàng bạn xem thế nào. :))
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,229
Thành viên mới nhất
dkdagasv388
Back
Bên trên