Sự ứng dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC) và KPI vào các ngân hàng Việt Nam

nhimbong

Thành viên mới
Gần đây, e thấy các Ngân hàng thương mại Việt Nam đều đang quan tâm nhiều đến Thẻ điểm cân bằng (BSC) và KPI. E lập post nàysự để chia sẻ và thảo luận những khó khăn mà các ngân hàng thường gặp phải. Không biết ở ngân hàng các anh chị thường có những khó khăn phổ biến nào không? Em thấy đa số các ngân hàng đều phải đối mặt với thực trạng là nhân viên không hiểu rõ về bản chất công cụ, dẫn đến việc làm cho có, làm lấy lệ và không tuân thủ nghiêm ngặt. Mọi người nghĩ sao ạ?
 
Chí phải, càng nghiêm ngặc thì nhân viên càng đc bảo vệ => càng cống hiến hết mình vì lợi ích tối đa cho mình và cho Ngân hàng. Nhưng ít chủ Ngân hàng nào thấy đc điều đó, do cấp dưới sợ một ngày nào đó sẽ có người hơn mình và thay thế mình, ha...ha...
 
Hiện tại, nhóm của mình vừa triển khai thành công hệ thống phần mềm quản lý KPI cho một NHTM tầm trung ở VN. Hệ thống chủ yếu quản lý các chỉ tiêu tài chính, lấy dữ liệu thực hiện trực tiếp từ hệ thống Core Banking(các giao dịch cần được gắn mã nhân viên) để theo dõi/đánh giá kết quả kinh doanh từng ngày/tháng/quý/năm của RM/ĐVKD. Hiệu quả của hệ thống thì còn đang chờ kết quả từ thực tiễn.

Ngân hàng các bạn đã triển khai những hệ thống tương tự chưa? cùng chia sẻ để trao đổi kinh nghiệm nhé!
 
Bên mình áp dụng hệ thống KPIs từ năm ngoái rồi.
Còn khi làm ở Công ty tài chính thì được áp dụng KPIs từ hồi 2010 :)
 
Đây là quan điểm của mình: Xây BSC và KPIs rất khó khăn, vì người xây là nhân sự, không nắm hết được quy trình, tính chất công việc tại các Đơn vị. Vì vậy mà:
1. khi phối hợp để xây dựng, không có khả năng nhìn được việc nào cần, việc nào không và làm như thế nào => thất bại
2. Các Đơn vị cố gắng bảo vệ lợi ích của mình, nên đưa ra các chỉ tiêu, mục tiêu không đúng bản chất => thất bại
 
Mình thấy KPI và BSC là các công cụ rất hay để đánh giá nhân viên, khi ứng dụng, mình thấy có một số khó khăn như sau:
- BSC bao gồm 4 yếu tố F, C, O, P, tuy nhiên, yếu tố F và C khó có thể lượng hóa với các bộ phận Back offic và Middle 2 yếu tố này chỉ phù hợp với bộ phận Front.
- Lượng hóa các yếu tố O và P cho Back office cũng rất khó khăn, các chỉ tiêu lượng hóa thường ko sát với thực tế.
- Các chỉ tiêu đánh giá đều phải thông qua sếp duyệt, vì vậy, vẫn có những yếu tố chủ quan trong đánh giá. sếp quý ai thì điểm KPI cao là chuyện thường.
 
Với chỉ tiêu F, thì bạn đừng mặc định nó là chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận mà nó có thể là các chỉ tiêu về tiết giảm chi phí...
Đối với chỉ tiêu C, nó không phải là khách hàng bên ngoài mà có thể là những khách hàng nội bộ, từ những phòng ban trong cùng cty tương tác với nhau.
Với chỉ tiêu O và P thì đúng là hơi khó, nhưng việc khó hay dễ thì nó cần phải thống nhất với nhau về mục tiêu từ đầu kỳ, rồi cứ thế triển khai thôi.

Đó là 1 vài quan điểm của mình đối với những vướng mắc của bạn, nếu cách hiểu của mình với những thắc mắc của bạn viethungkieu sai thì bạn nói lại nhé :)
 
Với chỉ tiêu F, thì bạn đừng mặc định nó là chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận mà nó có thể là các chỉ tiêu về tiết giảm chi phí...
Đối với chỉ tiêu C, nó không phải là khách hàng bên ngoài mà có thể là những khách hàng nội bộ, từ những phòng ban trong cùng cty tương tác với nhau.
Với chỉ tiêu O và P thì đúng là hơi khó, nhưng việc khó hay dễ thì nó cần phải thống nhất với nhau về mục tiêu từ đầu kỳ, rồi cứ thế triển khai thôi.

Đó là 1 vài quan điểm của mình đối với những vướng mắc của bạn, nếu cách hiểu của mình với những thắc mắc của bạn viethungkieu sai thì bạn nói lại nhé :)
Bạn nói đúng.
- F: Còn là tiết giảm chi phí - đơn giản như tiết kiệm điện, chi phí giấy in, mực in, tiền gửi qua bưu điện, điện thoại bàn,... => Cái này mình thấy các ngân hàng thường làm là giao định mức đến các phòng ban. Tuy nhiên, một số ngân hàng lấy chỉ tiêu F (và cả C) là chỉ tiêu chung của toàn hàng gắn cho BO, mình thấy không hợp lý.
- Ý mình chỉ muốn nói ở đây là bất cập trong lúc phê duyệt, sếp phòng bạn vẫn là người có quyền cao nhất để phê duyệt KPI, vì vậy, không thể tránh khỏi những thiên vị giữa các nhân viên.
 
Bạn có thể vào đây nghiên cứu thêm về KPI nè, mình thấy trang này có nhiều bài viết về nhân sự, kinh doanh, tài chính khá hay đấy, thử xem sao nhé blog.cloudjetsolutions.com
 
Bạn nói đúng.
- F: Còn là tiết giảm chi phí - đơn giản như tiết kiệm điện, chi phí giấy in, mực in, tiền gửi qua bưu điện, điện thoại bàn,... => Cái này mình thấy các ngân hàng thường làm là giao định mức đến các phòng ban. Tuy nhiên, một số ngân hàng lấy chỉ tiêu F (và cả C) là chỉ tiêu chung của toàn hàng gắn cho BO, mình thấy không hợp lý.
- Ý mình chỉ muốn nói ở đây là bất cập trong lúc phê duyệt, sếp phòng bạn vẫn là người có quyền cao nhất để phê duyệt KPI, vì vậy, không thể tránh khỏi những thiên vị giữa các nhân viên.

Trừ khi các tiêu chí đưa ra là khó đo lường, không có con số cụ thể thì mới bị cảm tính. Đối với Back Office đúng thực có nhiều rào cản (do việc thống kê, đặc thù công việc, sự chính xác, trung thực của việc thống kê), vì vậy mà thường bị áp tỷ lệ xếp loại theo kết quả đơn vị.
Có thể giảm thiểu sự thiên vị bằng cách đưa ra kế hoạch mục tiêu rõ ràng, từ đó việc đánh giá sẽ đảm bảo độ chính xác cao và mọi người có thể so sánh được kết quả với nhau trong cùng bộ phận, cùng chức danh
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên