Phân biệt LC chuyển nhượng và LC giáp lưng?

hianh32

Thành viên
MÌnh đã đọc về 2 loại LC này nhưng thực sự ko thể phân biệt đc. Có lẽ do ko hình dung đc quá trình hình thành và sử dụng chúng như thế nào, đc truyền tay qua những ai?
Rất mong các bàn cho ý kiến nhé?
Hy vọng có những giải thích từ ý hiểu của chính các bạn, vì những gì sách và các website viết thì mình cũng đọc nhìu nhìu rùi ^^
 
Bạn không thể so sánh 2 loại LC này được, vì chuyển nhượng là 1 đặc điểm của LC, còn giáp lưng là 1 loại LC khác nữa.
Việc chuyển nhượng LC là nếu bạn là người thụ hưởng LC đó thì có thể dùng 1 phần hoặc toàn bộ giá trị của LC để trao đổi với người khác để khấu trừ nghĩa vụ nợ của mình với người đó. Ví dụ bạn là người thụ hưởng LC trị giá 50.000USD nhưng bạn đang nợ 1 người khác 30.000USD thì bạn có thể chuyển nhượng giá trị 30.000USD của LC này cho người kia để trừ nợ. Một LC chỉ có thể được chuyển nhượng nếu khi mở LC đó có quy định về việc được chuyển nhượng LC.
 
giỏi nhỉ..... hahahahaahahahhahaahahaahhahahahaahahahahahahahahahahahahahahahahaha
 
MÌnh đã đọc về 2 loại LC này nhưng thực sự ko thể phân biệt đc. Có lẽ do ko hình dung đc quá trình hình thành và sử dụng chúng như thế nào, đc truyền tay qua những ai?
Rất mong các bàn cho ý kiến nhé?
Hy vọng có những giải thích từ ý hiểu của chính các bạn, vì những gì sách và các website viết thì mình cũng đọc nhìu nhìu rùi ^^
Tham khảo chút nhé:
- Giống nhau:
Là phương thức thanh toán mà trong giao dịch có vai trò của người trung gian.
Trong cả 2 trường hợp đều có sự thay thế chứng từ.
- Khác nhau:
LC chuyển nhượng chỉ có 1 LC trong khi LC giáp lưng có 2 LC độc lập.
LC chuyển nhượng phải ghi rõ có đc chuyển nhượng hay k trong khi LC giáp lưng k phải thể hiện tính chất 'back to back' trên LC.
LC chuyển nhượng có thể k gắn trách nhiệm gì đối với NH của người trung gian trong khi LC giáp lưng, NH của người trung gian là NH phát hành.
Cả 2 loại LC có thể phải tuân thủ UCP nếu có dẫn chiếu. Riêng với LC chuyển nhượng có điều khoản riêng dành cho nó (Đ38 UCP 600).
 
Điều khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáp lưng là NH phát hành L/C giáp lưng hòan tòan chịu trách nhiệm thanh tóan bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không rang buộc bởi L/C gốc . Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hòan tòan độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C. Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hòan tòan yên tâm về thanh tóan vì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ 2 do người trung gian mở.
 
giống nhau: cả 2 L/C đều đc dùng trong mua bán trung gian
khác: chuyển nhương giáp lưmg

+thống tin khách hàng đc tiết lộ bí mật
+ thủ tục đơn giản phức tạp
chi phí thấp chi phi cao
+ tính độc lập L/C là cơ sở của L/C CN l/c gốc thế chấp=> GL, GL độc lập với gốc
+trách nhiệm Trung gian chịu TN nếu ng hưởng lợi 2 vừa hưởng lợi l/c gốc,vừa phát hành l/c GL
ko hoàn thành nghĩa vụ
 
cho mình hỏi đối với L/C chuyển nhượng thì hàng hóa sẽ được chuyển thẳng cho người nhập khẩu hay chuyển đến cho người trung gian, sau đó mới đến người NK
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,221
Thành viên mới nhất
menusrs8
Back
Bên trên