Haidang37
Thành viên tích cực
Sau 1/4 thế kỷ thành lập và phát triển tính từ khi ngân hàng thương mại đầu tiên ra đời (1988), có thể nói hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã đi trọn một chu kỳ phát triển từ sơ khai đến phát triển, cực thịnh rồi thoái trào và trở lại quá trình tái cơ cấu, điều chưa có tiền lệ ở bất cứ đâu trên thế giới.
Gặp lại chuyên gia tài chính ngân hàng Bùi Kiến Thành, chúng tôi đã có những trao đổi thẳng thắn với ông xung quanh trọng tâm này...
Thưa ông, đâu là những đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam kể từ giai đoạn đổi mới đến nay?
Từ năm 1988, ngân hàng thương mại đầu tiên được cấp phép, từ đó đến nay có khoảng 49 ngân hàng thương mại cổ phần, hoặc ngân hàng liên doanh với nước ngoài, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động.
Tuy nhiên, theo tôi trên thực tế số lượng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam nhiều như vậy nhưng những đơn vị hoạt động, kinh doanh tốt, hoặc tương đối không nhiều. Theo Ngân hàng Nhà nước báo cáo thì 10 ngân hàng dẫn đầu chiếm đến 85% thị phần, còn lại khoảng 15% thị phần chia cho 39 ngân hàng còn lại.
Như vậy sau hơn 20 năm phát triển, với hệ thống ngân hàng như vậy, những ngân hàng nhỏ khó mà vươn lên được. Sau này có một số ngân hàng nhỏ sáp nhập lại cũng có một số sáng kiến mới như SHB - Habubank, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng cũng chưa thấy có gì gọi là đột phá.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng khoanh vùng 9 ngân hàng lãi suất yếu kém để cấu trúc lại, trong đó có 3 ngân hàng hợp nhất lại, còn lại một số khác ngân hàng nhà nước đang đỡ đầu để tìm cách sáp nhập nhưng cũng chưa có giải pháp.
Như vậy, ta thấy những hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần bao nhiêu năm nay không như chúng ta kỳ vọng.
Tại sao như thế? Có lẽ ngay từ bước đầu thì cái việc cho rằng chúng ta lập ngân hàng không theo một tiêu chuẩn nào thật sự là nghiêm túc, và khi lập ra rồi những cái ngân hàng đó đi huy động vốn trong nhân dân, đẩy lãi suất lên quá cao, gây hại cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp nói chung, một số ngân hàng không làm đúng chức năng ngân hàng, mà chỉ được giấy phép của ngân hàng rồi đi huy động vốn trong nhân dân rồi đi phục vụ cho những dự án riêng tư của mình là chính, vì thế có nhiều ngân hàng theo như báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã tự cho những cổ đông của mình, hay cho những người quen biết của mình vay tới 60% - 70% tổng dư nợ. Nhiều ngân hàng có nợ xấu, nợ khó đòi lên tới 40% - 50% - 60%.
Xét về mặt kỹ thuật thuần túy, có thể nói hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa đạt được chất lượng của một hệ thống ngân hàng thực sự. Ngoài ra, mục đích làm ngân hàng quá nặng về quyền lợi riêng tư của một nhóm làm ngân hàng nào đấy thay vì là một tổ chức tài chính phục vụ lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp.
Nghĩa là hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam “chẳng giống ai”, thưa ông?
Đúng như vậy, hai nét đặc thù nổi bật của ngân hàng thương mại Việt Nam theo tôi là sở hữu chéo và cách thức cho vay.
Về sở hữu chéo, khi chúng ta cho ra mấy chục ngân hàng thì phải có vốn điều lệ tối thiểu (ví như ban đầu là 3.000 tỷ đồng, sau nâng lên 5.000 rồi sẽ là 10.000 tỷ đồng) nhưng các nhà sáng lập không đủ tiền để đóng vốn điều lệ, phải đi huy động nơi này nơi kia, có một số ngân hàng thương mại quốc doanh tham gia vào những ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngoài ra, còn có những tập đoàn tư nhân tham gia vào, nhưng số thực sự có tiền nhiều thì lại rất có hạn nên người ta đầu tư chéo rất nhiều.
Ví như 1 ngân hàng A có vốn 500 tỷ thì mua lại cổ phiếu của ngân hàng B, rồi ngân hàng C thì đầu tư vào ngân hàng A, số tiền thực chất chỉ có vậy nhưng chạy lòng vòng hết ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Tình trạng sở hữu chéo như vậy làm mỏng và yếu đi thực lực thật của một ngân hàng, hơn thế những thành viên có tham gia sở hữu chéo lại được đưa vào điều lệ và có thể để khống chế cho vay, giải ngân tín dụng...để cho vay những món không đúng với qui định của pháp luật.
Ví như một ngân hàng có thể cho một đơn vị nào đó vay bao nhiều % của vốn điều lệ, nhưng người ta lách luật bằng 5-7 ngân hàng cùng cho một đơn vị vay và đơn vị đó lại lách luật bằng cách lập ra nhiều công ty con trực thuộc của mình.
Như vậy, một nhóm người thậm chí một cá nhân có thể đứng ra vay một ngân hàng rất nhiều tiền, đặt ngân hàng đó vào một thế rất nguy hiểm và dễ trở thành nợ xấu.
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể nói ngay từ đầu đã không phù hợp. Ở mình ai tới vay cái gì, các ngân hàng đâu có xem xét, giám định các dự án sản xuất kinh doanh của người ta xem có khả thi và phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hay không... mà chỉ hỏi có tài sản thế chấp không.
Tài sản thế chấp là thành phần chính của quyết định cho vay, đến khi khách mang tiền về dùng không đúng mục đích, sai mục đích thì ngân hàng cũng không giám định xem số tiền họ cho vay đó đi đâu, theo hướng nào.
Điều nguy hiểm, là không giám định được cái rủi ro của đồng vốn. Vì thế, cái thiếu sót lớn nhất của các ngân hàng Việt Nam là không giúp cho doanh nghiệp xây dựng nên những dự án khả thi và không giúp doanh nghiệp lập lịch trình thu hồi vốn thế nào cho phù hợp với vốn mà mình cho vay: làm ra sản phẩm nào, thị trường ra sao và từng giai đoạn tháng, năm phát triển ra sao.
Ở nước ngoài, người ta không làm như vậy khi cho vay họ yêu cầu khách hàng trình bày lý do vay để làm gì, nếu là vốn lưu động hay vốn trung hạn thì sẽ trả thế nào... Họ cũng phải có lịch sử sử dụng vốn chi như thế nào, thu như thế nào rõ ràng.
Hoặc khi doanh nghiệp có dự án mới, ngân hàng sẽ nghiên cứu sản phẩm ấy có thị trường hay không... vì lỗ hổng này nên việc các ngân hàng thương mại cứ nhắm vào sản phẩm, tài sản thế chấp để cho vay để cắt ngắn khâu giám định dự án.
Nên người ta nói các ngân hàng thương mại đang như những tiệm cầm đồ, cứ mang đồ đạc tài sản đến rồi cho vay cũng không quá.
Nhiều ý kiến nhận định rằng, chỉ trong vòng khoảng 1/4 thế kỷ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã đi trọn một “vòng đời” mà nền tài chính ngân hàng ở các nước phát triển đã phải trải qua hàng trăm năm từ sơ khai, đến phát triển, cực thịnh rồi thoái trào và nay lại đang phải tái cơ cấu, theo ông trên thế giới đã từng có những tiền lệ nào như vậy?
Thực ra, không có tiền lệ bởi chúng ta xuất phát từ nền kinh tế tập trung không có ngân hàng thương mại, không có doanh nghiệp tư nhân. Từ năm 1985, khi đổi mới thì mới có nền kinh tế nhiều thành phần, mới có doanh nghiệp tư nhân. Mà doanh nghiệp tư nhân muốn hoạt động thì phải có tín dụng ngân hàng, tiếp theo là cho phép các ngân hàng tư nhân ra đời.
Nhưng các ngân hàng ra đời cũng chưa có kinh nghiệm về hoạt động tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp, những người được đưa ra làm ngân hàng tư nhân cũng được đưa ra từ những ngân hàng thương mại quốc doanh thôi, chứ cũng chưa có kinh nghiệm phát triển một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân được.
Soi sang các nước Đông Âu cũng có tiền lệ này nhưng họ đã có sẵn cả lịch sử về phát triển ngân hàng hàng trăm năm của họ rồi. Nên có thể nói Việt Nam là độc nhất vô nhị và rất độc đáo.
Trước đây ở miền Nam có nguyên một nền kinh tế thị trường, phát triển tương đối tốt, nhưng sau 1975, đất nước thống nhất chúng ta đã áp dụng chính sách quốc hữu hóa các doanh nghiệp và cải tạo tư sản...
Sau 1985, một số doanh nghiệp mới được lập nên và đi với đó là những ngân hàng thương mại được thành lập. Nhưng như đã nói những ngân hàng này cũng chưa có kinh nghiệm hoạt động theo cơ chế thị trường.
Như vậy, ngân hàng thương mại Việt Nam hình thành và phát triển không có tiền lệ, và vì không có tiền lệ nên nó cứ phát triển tự phát. Và ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng không có cách nào để xây dựng nền móng cho một hệ thống ngân hàng thương mại thực sự tốt.
Và vì không có kinh nghiệm nên đã không thực hiện trách nhiệm về quản lý các đơn vị. Trên thực tế, cho đến năm 2007-2008 thì các ngân hàng thương mại còn nằm trong vùng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, nhưng sau đó từ 2009, 2010, 2011... nó đã bùng phát mà Ngân hàng Nhà nước không có vai trò quản lý như trong qui định của pháp luật.
Từ đó ngân hàng cứ phát triển lên mà vô kiểm soát, vô kỷ luật, nó đẩy lãi suất huy động từ 7-8% lên 17-19% từ đó đã gây ra đại họa cho nền kinh tế, bởi thực tế không doanh nghiệp nào có thể hoạt động hiệu quả với lãi suất đi vay lên tới hơn 20%.
Giai đoạn 2009 -2011 có thể nói các ngân hàng thương mại đã cho các doanh nghiệp “uống thuốc độc” với lãi suất cao như thế, khiến họ chết dần, chết mòn...
Tất nhiên, phía ngân hàng cũng có những lý giải ví như phải có lãi suất dương cho người gửi tiền, lãi suất phải cao hơn lạm phát... nhưng đây là những lý thuyết không phù hợp và thiếu tích cực, thiếu sự năng động của một người quản lý nhà nước tức là tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững chứ không phải chạy theo cách làm việc của một số ngân hàng thương mại hoạt động không có qui củ...
Hai năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố đẩy mạnh cải tổ, tái cơ cấu sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại, theo ông lộ trình này còn có những điểm gì hợp lý và bất hợp lý?
Cho đến nay tôi chưa thấy có cái gì được cả, hiện các ngân hàng thương mại của chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng bế tắc, những đơn vị lớn gọi là 10 ngân hàng hàng đầu, thậm chí cả trong top 3 vẫn ảnh hưởng bởi suy thoái rất nhiều, thậm chí bị nạn như ACB, Sacombank, những đơn vị khác thì bị nạn khác như đầu tư chéo vào các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng nhỏ này đã lôi kéo các ngân hàng lớn vào vũng lầy nợ xấu do những món vay không đủ tiêu chuẩn, không đúng qui định.
Hiện nay, thực tế chúng ta vẫn chưa biết nợ xấu là bao nhiêu (chỉ riêng bất động sản là 350 ngàn tỷ đồng) mà chừng nào chưa giải quyết được món nợ xấu thì không chỉ các ngân hàng nhỏ mà các ngân hàng lớn cũng bị ảnh hưởng và suy yếu đi nhiều, bởi vốn điều lệ của tất cả các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng không lớn bằng số nợ xấu đó.
Từ góc độ vĩ mô mà nhìn vào, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện hoạt động mà không còn vốn điều lệ nữa, không đáp ứng được vấn đề gì về an toàn cho cả hệ thống.
Việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra công ty mua bán nợ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với nguồn vốn 500 tỷ đồng và quyền phát hành tín phiếu để mua các món nợ xấu, nợ khó đòi theo tôi không giải quyết được vấn đề gì cả.
Vì nói mua, nhưng có mua hết 350 ngàn tỷ đồng không? Và khi mua thì làm gì với món nợ khổng lồ này, liệu đã có giải pháp hay chưa? Thực sự chưa thấy lối ra cho những nợ xấu, nợ khó đòi ở Việt Nam, mà đây không chỉ là lỗi của mỗi một Ngân hàng Nhà nước...
Hay như việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, theo tôi phải đi ngay vào việc xử lý dứt điểm những đơn vị yếu kém. Như đã nói, Ngân hàng Nhà nước đã khoanh vùng 9 ngân hàng yếu kém để cấu trúc lại, trong đó có 3 ngân hàng hợp nhất lại còn lại một số khác ngân hàng nhà nước đang đỡ đầu để tìm cách sát nhập nhưng cũng chưa có giải pháp.
Đáng lý, những ngân hàng đó đáng lý phải giải quyết xong vào cuối năm 2012, nhưng bây giờ đến gần cuối 2013 rồi cũng chưa làm xong.
Ngoài ra, chúng ta lại có một chính sách sẽ không để một ngân hàng nào phá sản cả, đó là một chủ trương chính sách có phù hợp hay không đối với vấn đề muốn làm sạch hệ thống ngân hàng?
Gặp lại chuyên gia tài chính ngân hàng Bùi Kiến Thành, chúng tôi đã có những trao đổi thẳng thắn với ông xung quanh trọng tâm này...
Thưa ông, đâu là những đặc điểm nổi bật nhất của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam kể từ giai đoạn đổi mới đến nay?
Từ năm 1988, ngân hàng thương mại đầu tiên được cấp phép, từ đó đến nay có khoảng 49 ngân hàng thương mại cổ phần, hoặc ngân hàng liên doanh với nước ngoài, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam hoạt động.
Tuy nhiên, theo tôi trên thực tế số lượng ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam nhiều như vậy nhưng những đơn vị hoạt động, kinh doanh tốt, hoặc tương đối không nhiều. Theo Ngân hàng Nhà nước báo cáo thì 10 ngân hàng dẫn đầu chiếm đến 85% thị phần, còn lại khoảng 15% thị phần chia cho 39 ngân hàng còn lại.
Như vậy sau hơn 20 năm phát triển, với hệ thống ngân hàng như vậy, những ngân hàng nhỏ khó mà vươn lên được. Sau này có một số ngân hàng nhỏ sáp nhập lại cũng có một số sáng kiến mới như SHB - Habubank, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt nhưng cũng chưa thấy có gì gọi là đột phá.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng khoanh vùng 9 ngân hàng lãi suất yếu kém để cấu trúc lại, trong đó có 3 ngân hàng hợp nhất lại, còn lại một số khác ngân hàng nhà nước đang đỡ đầu để tìm cách sáp nhập nhưng cũng chưa có giải pháp.
Như vậy, ta thấy những hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần bao nhiêu năm nay không như chúng ta kỳ vọng.
Tại sao như thế? Có lẽ ngay từ bước đầu thì cái việc cho rằng chúng ta lập ngân hàng không theo một tiêu chuẩn nào thật sự là nghiêm túc, và khi lập ra rồi những cái ngân hàng đó đi huy động vốn trong nhân dân, đẩy lãi suất lên quá cao, gây hại cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp nói chung, một số ngân hàng không làm đúng chức năng ngân hàng, mà chỉ được giấy phép của ngân hàng rồi đi huy động vốn trong nhân dân rồi đi phục vụ cho những dự án riêng tư của mình là chính, vì thế có nhiều ngân hàng theo như báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã tự cho những cổ đông của mình, hay cho những người quen biết của mình vay tới 60% - 70% tổng dư nợ. Nhiều ngân hàng có nợ xấu, nợ khó đòi lên tới 40% - 50% - 60%.
Xét về mặt kỹ thuật thuần túy, có thể nói hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa đạt được chất lượng của một hệ thống ngân hàng thực sự. Ngoài ra, mục đích làm ngân hàng quá nặng về quyền lợi riêng tư của một nhóm làm ngân hàng nào đấy thay vì là một tổ chức tài chính phục vụ lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp.
Nghĩa là hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam “chẳng giống ai”, thưa ông?
Đúng như vậy, hai nét đặc thù nổi bật của ngân hàng thương mại Việt Nam theo tôi là sở hữu chéo và cách thức cho vay.
Về sở hữu chéo, khi chúng ta cho ra mấy chục ngân hàng thì phải có vốn điều lệ tối thiểu (ví như ban đầu là 3.000 tỷ đồng, sau nâng lên 5.000 rồi sẽ là 10.000 tỷ đồng) nhưng các nhà sáng lập không đủ tiền để đóng vốn điều lệ, phải đi huy động nơi này nơi kia, có một số ngân hàng thương mại quốc doanh tham gia vào những ngân hàng thương mại cổ phần.
Ngoài ra, còn có những tập đoàn tư nhân tham gia vào, nhưng số thực sự có tiền nhiều thì lại rất có hạn nên người ta đầu tư chéo rất nhiều.
Ví như 1 ngân hàng A có vốn 500 tỷ thì mua lại cổ phiếu của ngân hàng B, rồi ngân hàng C thì đầu tư vào ngân hàng A, số tiền thực chất chỉ có vậy nhưng chạy lòng vòng hết ngân hàng này sang ngân hàng khác.
Tình trạng sở hữu chéo như vậy làm mỏng và yếu đi thực lực thật của một ngân hàng, hơn thế những thành viên có tham gia sở hữu chéo lại được đưa vào điều lệ và có thể để khống chế cho vay, giải ngân tín dụng...để cho vay những món không đúng với qui định của pháp luật.
Ví như một ngân hàng có thể cho một đơn vị nào đó vay bao nhiều % của vốn điều lệ, nhưng người ta lách luật bằng 5-7 ngân hàng cùng cho một đơn vị vay và đơn vị đó lại lách luật bằng cách lập ra nhiều công ty con trực thuộc của mình.
Như vậy, một nhóm người thậm chí một cá nhân có thể đứng ra vay một ngân hàng rất nhiều tiền, đặt ngân hàng đó vào một thế rất nguy hiểm và dễ trở thành nợ xấu.
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam có thể nói ngay từ đầu đã không phù hợp. Ở mình ai tới vay cái gì, các ngân hàng đâu có xem xét, giám định các dự án sản xuất kinh doanh của người ta xem có khả thi và phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn hay không... mà chỉ hỏi có tài sản thế chấp không.
Tài sản thế chấp là thành phần chính của quyết định cho vay, đến khi khách mang tiền về dùng không đúng mục đích, sai mục đích thì ngân hàng cũng không giám định xem số tiền họ cho vay đó đi đâu, theo hướng nào.
Điều nguy hiểm, là không giám định được cái rủi ro của đồng vốn. Vì thế, cái thiếu sót lớn nhất của các ngân hàng Việt Nam là không giúp cho doanh nghiệp xây dựng nên những dự án khả thi và không giúp doanh nghiệp lập lịch trình thu hồi vốn thế nào cho phù hợp với vốn mà mình cho vay: làm ra sản phẩm nào, thị trường ra sao và từng giai đoạn tháng, năm phát triển ra sao.
Ở nước ngoài, người ta không làm như vậy khi cho vay họ yêu cầu khách hàng trình bày lý do vay để làm gì, nếu là vốn lưu động hay vốn trung hạn thì sẽ trả thế nào... Họ cũng phải có lịch sử sử dụng vốn chi như thế nào, thu như thế nào rõ ràng.
Hoặc khi doanh nghiệp có dự án mới, ngân hàng sẽ nghiên cứu sản phẩm ấy có thị trường hay không... vì lỗ hổng này nên việc các ngân hàng thương mại cứ nhắm vào sản phẩm, tài sản thế chấp để cho vay để cắt ngắn khâu giám định dự án.
Nên người ta nói các ngân hàng thương mại đang như những tiệm cầm đồ, cứ mang đồ đạc tài sản đến rồi cho vay cũng không quá.
Nhiều ý kiến nhận định rằng, chỉ trong vòng khoảng 1/4 thế kỷ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã đi trọn một “vòng đời” mà nền tài chính ngân hàng ở các nước phát triển đã phải trải qua hàng trăm năm từ sơ khai, đến phát triển, cực thịnh rồi thoái trào và nay lại đang phải tái cơ cấu, theo ông trên thế giới đã từng có những tiền lệ nào như vậy?
Thực ra, không có tiền lệ bởi chúng ta xuất phát từ nền kinh tế tập trung không có ngân hàng thương mại, không có doanh nghiệp tư nhân. Từ năm 1985, khi đổi mới thì mới có nền kinh tế nhiều thành phần, mới có doanh nghiệp tư nhân. Mà doanh nghiệp tư nhân muốn hoạt động thì phải có tín dụng ngân hàng, tiếp theo là cho phép các ngân hàng tư nhân ra đời.
Nhưng các ngân hàng ra đời cũng chưa có kinh nghiệm về hoạt động tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp, những người được đưa ra làm ngân hàng tư nhân cũng được đưa ra từ những ngân hàng thương mại quốc doanh thôi, chứ cũng chưa có kinh nghiệm phát triển một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân được.
Soi sang các nước Đông Âu cũng có tiền lệ này nhưng họ đã có sẵn cả lịch sử về phát triển ngân hàng hàng trăm năm của họ rồi. Nên có thể nói Việt Nam là độc nhất vô nhị và rất độc đáo.
Trước đây ở miền Nam có nguyên một nền kinh tế thị trường, phát triển tương đối tốt, nhưng sau 1975, đất nước thống nhất chúng ta đã áp dụng chính sách quốc hữu hóa các doanh nghiệp và cải tạo tư sản...
Sau 1985, một số doanh nghiệp mới được lập nên và đi với đó là những ngân hàng thương mại được thành lập. Nhưng như đã nói những ngân hàng này cũng chưa có kinh nghiệm hoạt động theo cơ chế thị trường.
Như vậy, ngân hàng thương mại Việt Nam hình thành và phát triển không có tiền lệ, và vì không có tiền lệ nên nó cứ phát triển tự phát. Và ngay cả cơ quan quản lý nhà nước cũng không có cách nào để xây dựng nền móng cho một hệ thống ngân hàng thương mại thực sự tốt.
Và vì không có kinh nghiệm nên đã không thực hiện trách nhiệm về quản lý các đơn vị. Trên thực tế, cho đến năm 2007-2008 thì các ngân hàng thương mại còn nằm trong vùng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, nhưng sau đó từ 2009, 2010, 2011... nó đã bùng phát mà Ngân hàng Nhà nước không có vai trò quản lý như trong qui định của pháp luật.
Từ đó ngân hàng cứ phát triển lên mà vô kiểm soát, vô kỷ luật, nó đẩy lãi suất huy động từ 7-8% lên 17-19% từ đó đã gây ra đại họa cho nền kinh tế, bởi thực tế không doanh nghiệp nào có thể hoạt động hiệu quả với lãi suất đi vay lên tới hơn 20%.
Giai đoạn 2009 -2011 có thể nói các ngân hàng thương mại đã cho các doanh nghiệp “uống thuốc độc” với lãi suất cao như thế, khiến họ chết dần, chết mòn...
Tất nhiên, phía ngân hàng cũng có những lý giải ví như phải có lãi suất dương cho người gửi tiền, lãi suất phải cao hơn lạm phát... nhưng đây là những lý thuyết không phù hợp và thiếu tích cực, thiếu sự năng động của một người quản lý nhà nước tức là tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững chứ không phải chạy theo cách làm việc của một số ngân hàng thương mại hoạt động không có qui củ...
Hai năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước tuyên bố đẩy mạnh cải tổ, tái cơ cấu sắp xếp lại hệ thống ngân hàng thương mại, theo ông lộ trình này còn có những điểm gì hợp lý và bất hợp lý?
Cho đến nay tôi chưa thấy có cái gì được cả, hiện các ngân hàng thương mại của chúng ta vẫn đang ở trong tình trạng bế tắc, những đơn vị lớn gọi là 10 ngân hàng hàng đầu, thậm chí cả trong top 3 vẫn ảnh hưởng bởi suy thoái rất nhiều, thậm chí bị nạn như ACB, Sacombank, những đơn vị khác thì bị nạn khác như đầu tư chéo vào các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng nhỏ này đã lôi kéo các ngân hàng lớn vào vũng lầy nợ xấu do những món vay không đủ tiêu chuẩn, không đúng qui định.
Hiện nay, thực tế chúng ta vẫn chưa biết nợ xấu là bao nhiêu (chỉ riêng bất động sản là 350 ngàn tỷ đồng) mà chừng nào chưa giải quyết được món nợ xấu thì không chỉ các ngân hàng nhỏ mà các ngân hàng lớn cũng bị ảnh hưởng và suy yếu đi nhiều, bởi vốn điều lệ của tất cả các ngân hàng thương mại tại Việt Nam cũng không lớn bằng số nợ xấu đó.
Từ góc độ vĩ mô mà nhìn vào, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện hoạt động mà không còn vốn điều lệ nữa, không đáp ứng được vấn đề gì về an toàn cho cả hệ thống.
Việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra công ty mua bán nợ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) với nguồn vốn 500 tỷ đồng và quyền phát hành tín phiếu để mua các món nợ xấu, nợ khó đòi theo tôi không giải quyết được vấn đề gì cả.
Vì nói mua, nhưng có mua hết 350 ngàn tỷ đồng không? Và khi mua thì làm gì với món nợ khổng lồ này, liệu đã có giải pháp hay chưa? Thực sự chưa thấy lối ra cho những nợ xấu, nợ khó đòi ở Việt Nam, mà đây không chỉ là lỗi của mỗi một Ngân hàng Nhà nước...
Hay như việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, theo tôi phải đi ngay vào việc xử lý dứt điểm những đơn vị yếu kém. Như đã nói, Ngân hàng Nhà nước đã khoanh vùng 9 ngân hàng yếu kém để cấu trúc lại, trong đó có 3 ngân hàng hợp nhất lại còn lại một số khác ngân hàng nhà nước đang đỡ đầu để tìm cách sát nhập nhưng cũng chưa có giải pháp.
Đáng lý, những ngân hàng đó đáng lý phải giải quyết xong vào cuối năm 2012, nhưng bây giờ đến gần cuối 2013 rồi cũng chưa làm xong.
Ngoài ra, chúng ta lại có một chính sách sẽ không để một ngân hàng nào phá sản cả, đó là một chủ trương chính sách có phù hợp hay không đối với vấn đề muốn làm sạch hệ thống ngân hàng?
Thời báo Kinh tế VN