Nhảy việc là gì? Nhảy việc như thế nào là chuyên nghiệp, tinh tế?

Tin Zuẩn Không?

Super Moderator
Super Mod
Có rất nhiều lý do khiến người lao động gắn bó với nơi làm việc từ 2 - 3 năm, thậm chí 5 năm và 10 năm. Tuy nhiên, điều này có thực sự mang đến nhiều lợi ích cho người lao động hay chọn lựa nhảy việc là lựa chọn tốt hơn. Nhảy việc luôn là nỗi băn khoăn của hầu hết người lao động và đang là khái niệm phổ biến trong thế hệ gen Z hiện nay. Vậy nhảy việc là gì? Thời điểm, lý do thích hợp nhất để nhảy việc là như thế nào? Hãy cùng HR Insider tìm hiểu chi tiết qua thông tin bên dưới nhé!​

Nhảy việc là gì?

Nhảy việc là việc người lao động thay đổi nơi làm việc sau một thời gian được công ty tuyển dụng. nhảy việc có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan, vì môi trường làm việc không thích hợp hoặc do tâm lý thích trải nghiệm môi trường mới của nhân viên.
Dù là nguyên nhân nào thì tình trạng nhảy việc của nhân viên cũng khiến công tác quản lý nhân sự gặp khó khăn khi phải tuyển dụng người mới để đảm bảo hoạt động vận hành ổn định. Còn về phía nhân viên, với “lý lịch” nhảy việc liên tục cũng phần nào gây bất lợi cho quá trình ứng tuyển tại đơn vị khác.

Nhảy việc

Ưu điểm và nhược điểm khi nhảy việc

Ưu và nhược điểm khi bạn nhảy việc là gì? Câu trả lời cụ thể như sau:​

Ưu điểm

Những người nhảy việc thường được đánh giá là người luôn thử thách bản thân, thoát khỏi vùng an toàn và tìm kiếm những cơ hội mới cho bản thân. Họ không ngại đánh đổi để bắt đầu hành trình mới từ đầu để học hỏi nhiều hơn từ con đường mới, môi trường mới. Nên những người nhảy việc thông minh sẽ có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt hơn những người chỉ mãi ở trong vùng an toàn của mình.
Một trong những lợi ích của nhảy việc chính là bạn được tiếp xúc với nhiều người, có thêm mối quan hệ, sự đổi mới trong môi trường làm việc cũng khiến người lao động thoải mái phát huy năng lực của bản thân.

Ưu và nhược điểm khi bạn nhảy việc là gì?
Ưu và nhược điểm khi bạn nhảy việc là gì?

Thêm nữa, nhảy việc sẽ giúp bạn dễ offer mức lương cao hơn. Bởi trên thực tế, mức tăng lương của nhân viên thường sẽ dao động ở mức 1 triệu đồng hoặc 5% lương mỗi kỳ đánh giá, tùy doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi đủ điều kiện nhảy việc, người lao động có thể tăng mức thu nhập trung bình từ 15% – 20% mức lương cũ, thậm chí có trường hợp tăng đến 50% tùy thuộc vào năng lực.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử sức ở một vị trí cao hơn vị trí cũ. Bởi để được lên chức ở công ty bên cạnh năng lực thì vị trí bạn muốn cũng phải trống. Vậy nên, nếu bạn đủ giỏi nhưng có lẽ bạn phải đợi thêm vài tháng thậm chí vài năm.​

Nhược điểm

Nhược điểm khi nhảy việc là gì? Mặc dù nhảy việc có nhiều lợi ích, nhưng nếu nhảy việc quá nhiều lần, bạn sẽ khiến hồ sơ của mình bị đánh giá thấp. Thường nhà tuyển dụng có xu hướng e dè nếu bạn nhảy việc quá nhiều. Bởi chắc hẳn, doanh nghiệp nào cũng cần một nhân viên có thể gắn bó.
Hơn nữa, nơi làm việc mới cũng chưa hẳn đã tốt hơn nơi cũ hoặc bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó khăn hơn. Trong số đó là khả năng teamwork sẽ giảm nếu bạn không may làm việc không hợp với đồng nghiệp mới.
Việc bắt đầu một con đường mới đồng nghĩa bạn phải học lại từ đầu và sẽ có một số rủi ro nhất định mà bạn không thể dự đoán trước được.​

Khi nào thì nên nhảy việc?

Thời điểm phù hợp để bạn nhảy việc là gì? Có thể bạn đã muốn nhảy việc từ lâu. Tuy nhiên, “dục tốc” thì “bất đạt” và nếu nhảy việc không khéo léo sẽ để lại ấn tượng không tốt trong mắt quản lý, đồng nghiệp. Do đó, bạn nên xác định rõ những điều sau trước khi đưa ra quyết định nhảy việc:​

Lựa chọn thời gian thích hợp

Tình trạng khan hiếm nguồn lực thường xảy ra vào thời điểm đầu năm hay sau kỳ nghỉ Tết dài. Tận dụng điều này, bạn có thể tìm kiếm, bắt đầu với công việc mới. Điều này giúp bạn nhận được khoảng thưởng Tết trọn vẹn và để bắt đầu một năm mới cùng với đồng nghiệp mới, công việc mới, môi trường mới,…​

Bạn đã gắn bó với công ty đủ lâu

Trong nhiều trường hợp, nhảy việc không phải vì lý do tiêu cực mà chỉ đơn giản là bạn đã cảm thấy “đủ” khi làm việc tại đó. Tuy nhiên, như thế nào là “đủ”? Làm cách nào để biết rằng liệu bạn đã “đủ” với vị trí công việc đó hay chưa?

Trong nhiều trường hợp, nhảy việc không phải vì lý do tiêu cực mà chỉ đơn giản là bạn đã cảm thấy “đủ” khi làm việc tại đó
Trong nhiều trường hợp, nhảy việc không phải vì lý do tiêu cực mà chỉ đơn giản là bạn đã cảm thấy “đủ” khi làm việc tại đó

Để biết rõ điều đó, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân mình như: Liệu mình có thể tiếp tục phát triển sự nghiệp ở môi trường này nữa không? Công việc hiện tại có đang lặp đi lặp lại nhàm chán? Bản thân đang muốn phát triển kỹ năng gì? Liệu công ty có đang giúp mình phát triển kỹ năng đó không?,… Khi trả lời chính xác những câu hỏi đó, bạn sẽ biết mình có muốn tìm kiếm “vùng đất hứa” mới hay không.​

Có lý do chính đáng để xin nghỉ việc

Lý do chính đáng để nhảy việc là gì? Có nhiều lý do để nhảy việc, nhưng lại có ít lý do thật sự chính đáng để bạn tạm biệt công việc, công ty đang làm việc. Ngay lúc này, điều bạn nên làm là liệt kê tất thảy lý do khiến bạn muốn rời bỏ công ty cũ. Đừng cảm thấy có lỗi trước lý do không chính đáng mà bạn hãy cứ lắng nghe chính bản thân mình, ghi ra hết tâm tư sâu kín nhất để đối mặt với nó.
Sau đó, hãy tiếp tục đưa ra giải pháp, hướng giải quyết thích hợp cho các lý do đó và gỡ rối vấn đề còn tồn đọng. Với vấn đề thật sự “vô phương cứu chữa” thì bạn có nghĩ cách mấy cũng không tìm được phương án giải quyết, đó chính là lý do thật sự khiến vị trí công việc hiện tại không còn xứng đáng để bạn gắn bó.​

Kế hoạch và định hướng mới đã sẵn sàng

Xã hội không ngừng biến chuyển và con người cũng phát triển qua thời gian. Một sự thật mà tất cả chúng ta đều không thể chối cãi đó là không có ai làm mãi một công việc, đúng một vị trí, tại một công ty. Do đó, nếu công việc hiện tại không thích hợp với lộ trình trong tương lai của bạn thì hãy mạnh dạn quyết định nhảy việc.​

Bạn tự tin vào năng lực của bản thân

nhảy việc cũng cần sự tự tin bởi vì biết đâu sau khi nhảy việc, vào một ngày nào đó bạn lại nảy sinh ý định mong muốn tìm kiếm công việc khác tốt hơn. Vì thế, hãy luôn tự tin vào năng lực của bản thân và không ngừng học hỏi ở mọi lúc, mọi nơi. Bạn cần nhìn nhận mọi thứ khách quan trước khi quyết định. Đừng nên vì phát hoảng với công việc hiện tại mà vội vàng chọn công việc khác, để rồi phát hoảng thêm lần nữa.​

Nghệ thuật nhảy việc tinh tế

Khi đã đưa ra quyết định nhảy việc, bạn cần tìm cách nhảy việc văn minh. nhảy việc văn minh, khéo léo sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với đơn vị cũ và nơi ứng tuyển sau này. Một vài gợi ý dưới đây sẽ “mách nước” cho bạn:​

Giữ kín điều không hài lòng về công ty

Dù ra đi vì lý do lương thấp hay môi trường làm việc không thuận lợi, chán nản trong công việc,… thì khi nhảy việc, bạn cũng đừng nói ra điều bất mãn với đồng nghiệp, với quản lý. Điều này tạo nên cảm xúc tiêu cực cho những người ở lại và khiến họ nghĩ sai về bạn. Vì thế, giữ kín vấn đề mình chưa hài lòng trong quá trình nghỉ việc sẽ khiến mọi người vẫn nhớ về bạn với điều tốt đẹp.

Dù ra đi vì lý do lương thấp hay môi trường làm việc không thuận lợi
Dù ra đi vì lý do lương thấp hay môi trường làm việc không thuận lợi

Khi đi ứng tuyển ở đơn vị mới, nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn về lý do nghỉ việc tại công ty cũ, thay vì kể xấu thì bạn hãy cố gắng thể hiện khôn khéo. Chẳng hạn, nếu bạn nghỉ việc vì mức lương thấp, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn muốn tìm cơ hội thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp. Hay nếu bạn nghỉ việc vì mâu thuẫn với quản lý, đồng nghiệp thì bạn nên nói rằng do mình và cấp trên, đồng nghiệp có hướng phát triển khác nhau…​

Đưa ra lý do nghỉ việc thuyết phục

Một lý do nghỉ việc thuyết phục sẽ khiến đơn xin nghỉ của bạn dễ dàng được cấp trên chấp nhận cũng như tạo cảm giác dễ chịu hơn. Lý do thuyết phục để nhảy việc là gì? Hãy tìm lý do nhẹ nhàng, thuyết phục nhất để “trình” lên quản lý hay để tâm sự với đồng nghiệp. Có khá nhiều lý do để bạn lựa chọn như: Bản thân muốn nghỉ ngơi một thời gian, muốn chuyển về làm gần nhà và thuận tiện đi lại, muốn tìm kiếm công việc nhàn hạ hơn để có thời gian chăm sóc gia đình,… Hãy đưa ra lý do ít đụng chạm đến chuyện lương thưởng và môi trường làm việc.​

Tuân thủ quy định của công ty cho đến ngày cuối cùng

Bạn nghĩ rằng mình sắp nghỉ việc thì sẽ không cần đi về đúng giờ, không phải hoàn thành công việc theo tiến độ,… Tuy nhiên, đây là điều cực kỳ tồi tệ, khiến hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt đồng nghiệp và cấp trên. Sau này, nếu nhà tuyển dụng mới tham khảo thông tin về bạn và nhận được thông tin không tốt thì bạn sẽ bị mất điểm.
Dù sắp nghỉ việc thì bạn cũng cần làm việc chăm chỉ, hoàn thành công việc theo đúng tiến độ được giao, chấp hành mọi quy định đến ngày làm việc cuối cùng.Đồng thời, bạn phải có trách nhiệm bàn giao công việc, sổ sách, giấy tờ cho người ở lại một cách đầy đủ, nhiệt tình.​

Viết thư, chào tạm biệt lịch sự

Đừng bao giờ rời bỏ công ty trong im lặng hay cũng không nên quá rầm rộ. Một bức thư ngắn, tấm thiệp nhỏ hay là một chầu liên hoan nhẹ gửi đến những người ở lại sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt với họ. Đó vừa là lời tạm biệt và vừa là cách lịch sự để bạn thể hiện sự cảm ơn, trân trọng những ai đã cộng tác với bạn trong thời gian qua.
Ấn tượng đầu tiên và sau đều rất quan trọng. Cho dù bạn làm công việc gì, đảm nhận vị trí thì cũng hãy ra đi chuyên nghiệp, khéo léo để khi không còn làm việc bên nhau, cấp trên và đồng nghiệp cũ vẫn luôn nhớ, trân trọng bạn. Hy vọng những thông tin trên đây của HR Insider đã giúp bạn hiểu rõ nhảy việc là gì và có được cách nhảy việc khôn khéo nhất. Còn rất nhiều thông tin về thị trường lao động, tuyển dụng, nhân sự, tips phỏng vấn,… được cập nhật thường xuyên tại HR Insider nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Link gốc
Nguồn Vietnamworks
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,475
Thành viên mới nhất
Baotruc
Back
Bên trên