Nhân viên ngân hàng - gian khổ, lo lắng và hành xác - part 2

The Banker

Super Moderator
Super Mod
23029


Tiếp phần 1, mình chia sẻ những khó xử khi làm ngân hàng. Khó xử thì nhiều lắm. Mình chia ra khâu trước, trong và sau khi cho vay nhé.

+ Trước: Đúng ra, mình chưa cho vay thì có gì sợ, đúng không? Nhưng thực tế k phải thế. Trong lúc đi làm, bạn sẽ gặp những bộ bị ở trên đẩy bạn làm, thậm chí kèm yêu cầu phải làm nhanh, k nhiều thời gian để thẩm định. Lúc đấy phải làm sao? Bạn phải tìm cách hoãn binh, k được vội vã trong bất kì trường hợp nào. Lấy số điện thoại KH rồi alo, hẹn gặp nó (tuyệt đối k làm hồ sơ mà k nắm khách hàng, dù chỉ là vài trăm triệu nhé, vài trăm triệu với ngân hàng thì nhỏ mà với mình là lớn lắm đấy, đền nổi k?).

Sếp kệ sếp, mình phải tự lo cho chính mình trước, chưa kể ở đây là trách nhiệm với bank nữa (nếu bạn quý bank của mình). Có lúc cần phải đủ độ cứng để k làm nếu thấy hồ sơ nhiều rủi ro, tài sản k ổn.

+ Trong: Cái này thì thường xuất hiện tình huống là khách hối mình làm nhanh. Trong trường hợp này thì bạn nên nhớ thương lượng cho khéo, không nên "Dạ" đại rồi làm cấp tốc, tầm 1-2 ngày.

Hạn chế bởi lẽ làm nhanh thì một là dễ sai, hai là mệt thân mình. Mình ở lại làm tới 9-10h cũng khổ mình, khổ gia đình thôi chứ mình được gì? Trong khi nếu thực chất, nhiều khách hàng k có khuất tất thì nhu cầu vốn họ không gấp tới nỗi 2 ngày đâu. Chẳng hạn bạn cứ nghĩ, đi vay vốn sửa nhà làm beep gì 2 ngày cần tiền, khả năng cao nó làm gì ở ngoài bị kẹt vốn thì có. Ba là ở bank thì mấy việc đột xuất hay xuất hiện lắm (đi với sếp to, có khách VIP mới...).

Túm lại, mình cần giành phần lợi về mình, bộ nào cũng nên làm với thời gian vừa phải, k quá chậm, k quá nhanh. 1 bộ tiêu chuẩn theo mình nên làm trong 3-4 ngày, thậm chí lâu hơn nếu đàm phán được với khách. Làm cẩn thận, thẩm định giá Tài sản cho tốt, tốt nhất là gấp tối thiểu 2 lần khoản vay (gấp 3-5 thì quá tốt), có gì mà còn đảm bảo an toàn cho mình nếu phải phát mãi. Nhớ lượn lờ hàng xóm quanh đó, hỏi thăm về ông khách này, giá thị trường và thanh khoản của đất đai. Nhiều người làm lâu mà vẫn rất lơ tơ mơ, làm qua loa, đại khái, lấy số lượng làm trọng mà ít quan tâm tới chất lượng tín dụng. (trong "nhiều người" này có 1 số làm sếp nhá ).

Ở cái phần này thì khốn nạn nhất là mấy tên tinh tướng, thời gian mình làm hồ sơ k lâu (3 ngày) mà nó lấy số gọi lên sếp để hối mình phải làm nhanh (thường mấy tên này là do sếp mang về). Bạn cứ kệ, cứ ậm ờ, dạ dạ nhưng bảo là bộ này em cần xem lại cái này, cái kia. Sau đó bạn gọi lại cho khách, chốt với nó là chừng đó ngày, k để cho nó giảm ngày lui. Ở đây căng nhất thì bạn bị sếp nói này nọ, nhưng chả là cái gì so với lúc bạn dính sẹo nợ xấu đâu.Nói à, vào tai này ra tai kia thôi

+ Sau: Cố gắng sắp xếp thời gian để đi kiểm tra khâu sử dụng vốn của Khách hàng. Có thể kết hợp việc này với việc đi ra ngoài thẩm định hoặc kiếm khách mới. Nên tự đề ra nguyên tắc cho mình là tầm 1-2 tuần gì đó đi kiểm tra.

Nhắc nợ thì cần cương quyết, với khách mới vay thì nhắc trước 1 tuần, rồi tơi ngày trả lãi + gốc nhắc tiếp. Tháng sau giãn ra 1 chút, trước 3 ngày. Cứ thế.

Và một nguyên tắc sống còn ở bank: Mình phải lo cho thân mình, đừng tuyệt đối tin tưởng ai, nhất là ở bank! Người tốt trên thế giới vẫn nhiều, nhưng chỉ cần gặp vài người không tốt là bạn mệt rồi

Thế đã, các banker khác có kinh nghiệm vào chia sẻ luôn

Source: VOZf17.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,226
Thành viên mới nhất
A Girl A Gun A
Back
Bên trên