Nhận TSBĐ là quyền đòi nợ

nguyenthaingan

Thành viên mới
Cho em hỏi: tại sao một số NH (như NH e) đang làm việc thế chấp QĐN (từ dự án công-nhà nước) lại không chấp nhận công trình lắp đặt thiết bị. Cái này có rủi ro gì hơn so với công trình xây dựng không ạ?
Với lại thường theo quy định thì dòng tiền về trễ bao nhiêu lâu thì mình dừng hạn mức KH.
Việc bổ sung chứng từ trễ (do CĐT) thì có ảnh hưởng gì hay không? Có nên cho KH nợ hay ko?
 
Dự án lắp đặt thiết bị thì theo mình nghĩ: kể cả thời hạn thực hiện là ngắn hạn đi nữa thì công nơ không phát sinh thường xuyên và gối đầu như công trình xây dựng (nghiệm thu thanh toán định kỳ thời gian ngắn), bên nhận thế chấp do đó không thể quản lý chăt chẽ dòng tiền về, ngoài ra trường hợp tiến độ thực hiện quá nhạy với yếu tố khách quan nào đó khiến ảnh hưởng đến tiến độ nghiệm thu thiết bị thì khả năng trả nợ đúng hạn cũng bị ảnh hưởng rất nhiều ==> Nhìn chung rủi ro khi nhận dự án lắp đặt là cao hơn so với công trình xây dựng thông thường, chưa kể các công việc phát sinh khác như chuyển giao công nghệ, bảo hành máy móc, cháy nổ,...
Chứng từ giải ngân mà trễ do chủ đầu tư thì mình chưa rõ lắm, nhưng những cái chứng từ là căn cứ pháp lý hay thể hiện điều khoản thanh toán thì hầu như không ai cho nợ cả, nếu cho nợ tức là giải ngân khống :)
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên