Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền thông qua khoản đảm bảo nào?

ngodinhhoang

Thành viên
Chào các bạn. Mình không phải là dân tài chính ngân hàng nên mình không hiểu. Cho phép mình hỏi:
Ngân hàng nhà nước in tiền và lưu thông tiền bằng cách nào? Có tài sản nào đảm bảo không?
Thường các ngân hàng thương mại đem các giấy tờ có giá (là các giấy nhận nợ khi ai đó vay ngân hàng thương mại) đến ngân hàng nhà nước để vay. Như vậy từ các chính khoản vay đó ngân hàng nhà nước mới in tiền có phải không?
Ví dụ: Khi tôi thế chấp nhà và đất 1 tỷ để vay ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại cấp cho tôi 1 tỷ. Sau đó, ngân hàng thương mại đem khoản thuế chấp này vay ngân hàng nhà nước một khoản. Nếu tất các ngân hàng đều làm thế thì ngân hàng nhà nước lấy đâu ra tiền khi dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng nhà nước chỉ 10%, lúc đó ngân hàng nhà nước hết khoản tiền của các ngân hàng thương mại gửi để dự trử thì họ tự in tiền ra để cho ngân hàng thương mại vay chiết khấu hay không? Khi đó nếu tôi vỡ nợ, và nhiều người khác vỡ nợ, ngân hàng tịch thu nhà đất của tôi. Cứ như thế thì ngân hàng chỉ có đất mà lượng tiền lưu thông vẫn như trước, lúc này ngân hàng ko còn tiền thì tiền có được tiếp tục in ra không?
Mỗi lần Chính phủ phát hành trái phiếu chính phủ, công trái để vay tiền của người dân thực chất là lấy uy tín của mình để vay tiền, sau đó dùng thuế của người dân góp vào để trả lãi suất. Tuy nhiên khi đáo hạn mà khoản thuế thu lại không đủ để trả lãi lẫn gốc do chính phủ luôn chi tiêu thâm hụt Chi vượt thu thì lúc này có phải Chính phủ lại tự ý cho phép Ngân hàng in tiền ra và không dùng bất cứ khoản đảm bảo nào hay không? Hoặc lại dùng uy tín Chính phủ hoặc bắt các ngân hàng thương mại mua công trái để phát hành tiền. Cứ như thế vòng xoáy cứ tiếp tục. Nợ chính phủ càng lên cao mà chằng có khoản thế chấp nào và lại lấy nghĩa vụ nộp thuế tương lai của người dân để in tiền hoặc là chính phủ lại cho phép in tiền để chi tiêu?
Tóm lại là NHNN phát hành tiền dựa trên cơ sở nào? Có lấy hàng hóa làm đối chứng không và nguyên tắc như thế nào để đảm bảo quyền lợi cho người dân. Không phải lúc thì tung ra gói nghìn tỷ này, nghìn tỷ nọ mà chẳng có gì đảm bảo ngoài polymex.
Haiz viết một hồi chẳng hiểu gì về ngân hàng cả.
 
Em xin mạn phép trả lời một phần câu hỏi của anh (em chưa đủ kiến thức để trả lời hết được).Giá trị đồng tiền của nước ta được xác định trên số lượng vàng trong NHNN (chế độ bản vị tiền giấy không chuyển đổi ra vàng).Vì thế khi nhà nước in thêm tiền sẽ làm giảm giá trị của đồng tiền gây lạm phát nên không phải lúc nào cũng muốn in là được.Với cả thuế khôg phải cứ muốn là thu (ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế).Các khoản thu của nhà nước còn có những khoản như lợi nhuận từ các doanh nghiệp nhà nước,bán tài sản...nên không phải cứ thiếu hụt là đè dân ra trả bằng thuế đâu nhé.Cũng có thể vay hoặc nhận viện trợ nước ngoài nhưng điều này không tốt lắm.
 
Mình có thắc mắc:
1. Mình nghĩ lượng vàng mà NHNN dự trữ nhỏ hơn nhiều so với lượng tiền lưu thông. Với lại đã là bản vị thì có thể chuyển từ tiền thành bản vị được. Ví dụ nếu bản vị vàng thì chuyển tiền thành vàng lúc nào cũng được. Bản vị hàng hóa thì bất cứ lúc nào cũng có thể chuyển thành hàng hóa. Còn tiền VND là bản vị tiền giấy chỉ có thể đổi ra giấy, tức là chẳng có gì trị gì. Nó chỉ mang tính pháp định, không có bản vị.
2. Ngày nay người ta càng nghĩ ra nhiều loại thuế để đánh vào người dân tuy nhiên tiền thì đổ vào các tập đoàn nhà nước. Chẳng phải là lấy thuế để chi tiêu đó sao?
3.Lợi nhuận các doanh nghiệp nhà nước thì đáng mấy?
4.Có ai dám chắc rằng các quan chức trong NHNN ko dùng lạm phát và thắt chặt tiền tệ để làm cho ngân hàng của mình giàu thêm ( các quan chức thường đi lên từ các ngân hàng khác như Vietcombank, BIDV,...
5.Vẫn là câu hỏi phát hành tiền như thế nào cho hiệu quả và bảo vệ người dân?
 
1.Lượng tiền lưu thông a muốn nói là tiền mặt hay gì? Tại tiền cơ sở trong quá trình lưu thông sẽ tạo ra lượng tiền lưu thông lớn hơn rất nhiều so với lượng tiền cơ sở.Trước đây trên thế giới cũng có chế độ bản vị tiền vàng tức là đổi tiền ra vàng như sau đó bị xóa bỏ vì không thể đủ lượng vàng chi trả cũng như gây khó khăn trong quản lí.Và chẳng có chế độ tiền tệ nào là không có bản vị cả!Tiền nước ta lưu hành là tiền pháp định.

2.Tất nhiên nhà nước phải thu thuế nhưng về thực tế mỗi quốc gia sử dụng thuế đó như nào là tùy và hiệu quả khác nhau.Không thể có công thức chung được nên nước ta dùng như nào dân không thể biết nên cũng ko nên đánh giá quá sâu.Có thể nước mình sử dụng ko hiệu quả,đấy là do nhà nước quản lí ko hiệu quả thôi.

3.Tương tự câu 2 cũng là tùy nhà nước nhé.Chứ ở Mĩ chẳng hạn thì thu được ít hay nhiều?

Các câu sau không thể biết chắc được.E hiểu ý anh là đang nói rõ vấn đề về riêng nước mình.Còn e nói chung chung các nước thôi.
 
mình ko phải là dân ngân hàng nên mình chưa hiểu lắm.để mình tìm hiểu tí về tiền cơ sở và hệ số nhân tiền đã.
Nhưng mình chỉ thắc mắc là VN có công khai bản vị hay nguyên tắc phát hành tiền ko. Mình ko loại trừ khả năng các nhà tài phiệt dùng tiền lúc thì bơm vào lúc thì hút lại là cho suy thoái hoặc lạm phát để trục lợi với giá cả bèo.
Ví dụ như bơm tiền vào nhà đất làm bùng nổ nhà đất sau đó hút tiền bằng cách thắt chặt làm cho nổ bùm thị trường nhà đất. rồi các ông đứng sau các công ty mua lại với giá cực rẻ.
 
Anh này viết chả rõ ràng gì cả. Cứ "ngân hàng" là "NHTW" hay "NHTM"?
NHTW chả bao giờ hết tiền vì hết lại in ra, chưa kể trong nhà máy in tiền còn 1 đống tiền giấy, chỉ cần có lệnh là đem ra thôi.
Các khoản đảm bảo đề NHTW phát hành tiền: ngoại hối, chứng khoán,... nói chung là các khoản mục bên Tài sản Có trong bản cân đối của NHTW.
Hay khi có các biến động bên mục Tài sản Có, thường là tăng thì NHTW sẽ in thêm tiền (nếu các mục khác trong tải sản Nợ không thể thay đổi)
Trong số các khoản đảm bảo, thì khoản Cho chính phủ vay là khoản ko phải tài sản thực, đặc biệt là khoản "Tạm ứng cho chính phủ" và "nợ của chính phủ". Khi chính phủ ra lệnh in tiền mà không phải thế chấp Trái phiếu chính phủ thì 1 trong 2 khoản này sẽ tăng.
Còn việc chính phủ phát hành trái phiếu mới để trả nợ cũ là việc làm thường xuyên, gọi là Đảo nợ. Quốc gia nào cũng làm thế hết. Việc Nợ chính phủ tăng hay không phải phụ thuộc vào tương lai xem chính phủ có trả hết nợ cũ hay ko, và nhu cầu đầu tư tăng hay giảm. Chú ý là khi phát hành Trái phiếu mới, giả sử khối lượng như cũ thì một phần sẽ trả Nợ trái phiếu cũ, 1 phần đầu tư mới. Rõ ràng nếu nhu cầu đầu tư là ko đổi thì cần phát hành trái phiếu với khối lượng nhiều hơn, nhưng nếu nhu cầu đầu tư của chính phủ giảm thì Nợ chính phủ ko tăng.
Theo quan điểm hiện đại, thì Tài sản để đảm bảo phát hành tiền là tổng tài sản thực trong nền kinh tế hay hành hóa,... Khi tổng tài sản thực tăng lên mà Cung tiền không đổi thì cần phát hành tiền để gia tăng cung tiền cho phù hợp. Việc phát hành tiền được tính toán cho 1 năm, và trong năm đó, NHTW phát hành tiền, đồng thời tăng các khoản mục bên Tài sản Có. Sự nhập nhằng giữa 2 loại tài sản đảm bảo (hàng hóa thực hay mục bên Tài sản có) là Mục bên Tài sản có đảm bảo cân đối tiền mặt, còn Hàng hóa đảm bảo cân đối với cung tiền. Và lạm phát là do sự mất cân đối Cung tiền và hàng hóa.
Còn chuyện có việc NHTW cố tình hút, bơm tiền để kiếm lợi cho một nhóm nào đó hay không thì không rõ.
Làm thế nào để phát hành tiền mà đảm bảo lợi ích cho người dân (kiềm chế lạm phát)? Không biết.
 
Các khoản đảm bảo bằng ngoại hối thì khoảng 12-14 tuần nhập khẩu, khi in tiền dự trên dự trữ ngoại hối thì không sao. Nhưng in tiền dự trên chứng khoán thì mình nghĩ có sao đây. Chứng khoán là giấy ghi nợ. Tiền mà chính phủ phát cũng là giấy ghi nợ. Phát tiền dựa trên chứng khoán thì lấy nợ làm cơ sở cho nợ.
Phát hành tiền dựa trên tài sản thực thì rất tốt, sản xuất ra bao nhiêu, tăng cung tiền bawngg lượng hàng hóa sản xuất. khi hàng hóa bị mất đi do tiêu dùng thì phải thu tiền về. lúc này tiền chỉ có vai trò ngang giá. làm vật trao đổi. Chính phủ chỉ đứng ra bảo đảm và thu hồi tiền về khi hàng hóa đc tiêu dùng. Khoản tiêu dùng của chính phủ chỉ đc phép trong khoản thuế mà người dân đóng và các doanh nghiệp nhà nước tạo ra. Tuy nhiên chính phủ lại tiêu dùng mạnh hơn thu vào thông qua đầu tư mà không thu về lợi nhuận. Chính phủ lại in tiền và coi như 1 khoản nợ và khi công việc đầu tư hiệu quả có lời thì các khoản mà chính phủ nợ do phát hành tiền khống ko có bảo đảm đc thu về. nếu làm ăn thua lỗ như Vina... thì khoản tiền đó mãi mãi ko thu về, nó tiếp tục lưu thông tạo ra lạm phát mất giá đồng tiền, lúc này nếu toàn bộ người dân đồng loạt cần hàng hóa để tiêu dùng thì lượng hàng hóa ít hơn lượng tiền phát ra.
 
Ngoại hối là gì mà phát hành tiền dựa trên dự trữ ngoại hối lại không sao?
 
haiz nó cũng là giấy thôi. nhưng giấy của nước mạnh. được thế giới chấp nhận rộng rãi
 
Ý muốn hỏi là vì sao phát hành tiền dựa trên dự trữ ngoại hối lại không sao? Ngoại tệ có phải là hàng hóa thực trong nền kinh tế đâu?
Tại sao lấy nợ đảm bảo bởi nợ lại có vấn đề? Chẳng phải Thương phiếu (giấy ghi nợ) được đảm bảo bằng khoản phải trả (khoản nợ)đấy thôi, vậy thì có vấn đề gì chứ? Rồi đem thương phiếu lên thế chấp vay tiền ở NHTW thì khác ntn so với việc NHTW mua Trái phiếu chính phủ?
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,229
Thành viên mới nhất
dkdagasv388
Back
Bên trên