phamduccong_90
Thành viên tích cực
Theo các chuyên gia, người gửi tiền nên chuyển sang kỳ hạn dài để hưởng lãi cao bởi lãi suất kỳ hạn ngắn có thể còn hạ thêm. Ngược lại, nếu tiền nhàn rỗi đủ lớn nên mua nhà ngay cả khi không có nhu cầu ở.
Ngay khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa hạ trần lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng về mức 7,5% một năm, thay vì 8% như trước đó, nhiều khách hàng đã lên phương án cho khoản tiền của mình. Người thì tính rút bớt để chia ra các kênh đầu tư khác, một số người lại dự định cho vay ngoài để hưởng lãi cao.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: Image"]Không ít người gửi tiền đã chuyển sang kỳ hạn dài hơn vì sợ lãi suất còn giảm tiếp. Ảnh: T.Lan.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Chia sẻ những băn khoăn này của người gửi tiền, các chuyên gia kinh tế cho rằng khả năng lãi suất có thể hạ (dù mức điều chỉnh không lớn) vẫn còn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, người dân nên coi việc lãi suất tiết kiệm giảm là sư chia sẻ với nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Theo ông, dự báo khả năng hấp thụ tín dụng năm nay của nền kinh tế còn tệ hơn năm 2013 nên việc giảm lãi suất là phù hợp với nhu cầu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, để tối đa hóa lợi nhuận từ những đồng tiền nhàn rỗi, ông Lai vẫn khuyên người gửi tiền nên gửi ngân hàng với kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) để hưởng lãi suất cao. "Xu hướng lãi suất sẽ thấp hơn nên người gửi tiền đừng chờ đợi lãi suất sẽ tăng mà hãy chuyển sang kỳ hạn dài để tối đa lợi nhuận", ông Lai khuyên.
Đồng tình với ông Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nếu không có phương án kinh doanh thì nên tránh xa việc đầu cơ bất động sản, chơi chứng khoán hay găm ngoại tệ bởi những lĩnh vực này đòi hỏi nhiều kiến thức và rất rủi ro. Hiện không ít người đã tích cóp lượng tiền nhàn rỗi kha khá để chờ mua nhà nhưng còn chần chừ vì tin giá nhà sẽ giảm thêm. Theo ông Hiếu, nếu tính để ở thì nên mua nhà càng sớm càng tốt. "Đừng cố chờ khi giá nhà thấp mới mua, tiền mua được nhà, dù có phải vay nợ ít, cũng sẽ góp phần tạo nên nguồn vốn chủ sở hữu của bản thân", ông Hiếu lý giải.
Còn theo chuyên gia Nguyễn Đại Lai, việc dành tiền nhàn rỗi mua nhà lúc này rất hợp lý ngay cả khi không có nhu cầu để ở. Theo ông, giá nhà đang thấp, nên mua nhà, không ở có thể cho thuê. "Tiền cho thuê nhà có thể còn cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn. Hơn nữa, việc mua nhà sẽ gián tiếp góp phần kích cầu cho thị trường bất động sản", ông Lai khuyến cáo.
Trao đổi với VnExpress về việc chọn lựa nhà băng để gửi tiết kiệm, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh, người dân không nên chạy theo lãi suất dễ dẫn đến rủi ro.
Khi nghe tin hạ lãi suất, vợ chồng chị Xuân, Mai Dịch cũng rất băn khoăn để tìm kênh đầu tư mới sinh lời tốt hơn. Chị cho rằng, với 800 triệu đồng của chị, nếu gửi tiết kiệm ngân hàng thì một năm sau sẽ chẳng giá như bây giờ. Vì thế, chị Xuân dự định rút một phần ba ra cho vay người quen vay với lãi suất 15% một năm. "Họ cần vốn làm ăn nên hỏi vay mấy lần rồi nhưng tôi vẫn đắn đo. Tuy nhiên, lãi hạ thế này nên tôi đánh liều cho vay vì dù sao lãi cũng gấp đôi ngân hàng, hơn nữa họ cũng có tài sản thế chấp", chị Xuân nói.
Không đồng tình với phương án này của chị Xuân, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng làm như vậy không khác gì tín dụng đen nên khá rủi ro. "Rất nhiều bài học liên quan đến tín dụng đen đã xảy ra trong thời gian qua. Vì thế, người dân không nên đánh liều dây vào lĩnh vực này để không bị 'gặp quả đắng'”.
Ông Nguyễn Trí Hiếu khuyên người dân nên tính toán kỹ khi lựa chọn nơi gửi tiền. "Ngân hàng lãi suất cao chưa chắc là nơi tốt nhất. Điểm mấu chốt là nên bỏ tiền vào ngân hàng nào để an toàn", ông Hiếu nói. Chuyên gia này cho rằng, nếu dựa vào tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước, sẽ không để ngân hàng nào sụp đổ thì lúc này tạm thời yên tâm gửi tiền tại mọi nhà băng. Còn nếu gửi kỳ hạn dài từ 1,5-2 năm thì nên cân nhắc ngân hàng tốt bởi vì chính sách ‘không để ngân hàng phá sản’ có thể thay đổi trong tương lai.
Ngay khi có thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa hạ trần lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng về mức 7,5% một năm, thay vì 8% như trước đó, nhiều khách hàng đã lên phương án cho khoản tiền của mình. Người thì tính rút bớt để chia ra các kênh đầu tư khác, một số người lại dự định cho vay ngoài để hưởng lãi cao.
[TABLE="width: 1, align: center"]
[TR]
[TD][/TD]
[/TR]
[TR]
[TD="class: Image"]Không ít người gửi tiền đã chuyển sang kỳ hạn dài hơn vì sợ lãi suất còn giảm tiếp. Ảnh: T.Lan.[/TD]
[/TR]
[/TABLE]
Chia sẻ những băn khoăn này của người gửi tiền, các chuyên gia kinh tế cho rằng khả năng lãi suất có thể hạ (dù mức điều chỉnh không lớn) vẫn còn. Theo Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, người dân nên coi việc lãi suất tiết kiệm giảm là sư chia sẻ với nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Theo ông, dự báo khả năng hấp thụ tín dụng năm nay của nền kinh tế còn tệ hơn năm 2013 nên việc giảm lãi suất là phù hợp với nhu cầu tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, để tối đa hóa lợi nhuận từ những đồng tiền nhàn rỗi, ông Lai vẫn khuyên người gửi tiền nên gửi ngân hàng với kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) để hưởng lãi suất cao. "Xu hướng lãi suất sẽ thấp hơn nên người gửi tiền đừng chờ đợi lãi suất sẽ tăng mà hãy chuyển sang kỳ hạn dài để tối đa lợi nhuận", ông Lai khuyên.
Đồng tình với ông Nguyễn Đại Lai, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng nếu không có phương án kinh doanh thì nên tránh xa việc đầu cơ bất động sản, chơi chứng khoán hay găm ngoại tệ bởi những lĩnh vực này đòi hỏi nhiều kiến thức và rất rủi ro. Hiện không ít người đã tích cóp lượng tiền nhàn rỗi kha khá để chờ mua nhà nhưng còn chần chừ vì tin giá nhà sẽ giảm thêm. Theo ông Hiếu, nếu tính để ở thì nên mua nhà càng sớm càng tốt. "Đừng cố chờ khi giá nhà thấp mới mua, tiền mua được nhà, dù có phải vay nợ ít, cũng sẽ góp phần tạo nên nguồn vốn chủ sở hữu của bản thân", ông Hiếu lý giải.
Còn theo chuyên gia Nguyễn Đại Lai, việc dành tiền nhàn rỗi mua nhà lúc này rất hợp lý ngay cả khi không có nhu cầu để ở. Theo ông, giá nhà đang thấp, nên mua nhà, không ở có thể cho thuê. "Tiền cho thuê nhà có thể còn cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn. Hơn nữa, việc mua nhà sẽ gián tiếp góp phần kích cầu cho thị trường bất động sản", ông Lai khuyến cáo.
Trao đổi với VnExpress về việc chọn lựa nhà băng để gửi tiết kiệm, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh, người dân không nên chạy theo lãi suất dễ dẫn đến rủi ro.
Khi nghe tin hạ lãi suất, vợ chồng chị Xuân, Mai Dịch cũng rất băn khoăn để tìm kênh đầu tư mới sinh lời tốt hơn. Chị cho rằng, với 800 triệu đồng của chị, nếu gửi tiết kiệm ngân hàng thì một năm sau sẽ chẳng giá như bây giờ. Vì thế, chị Xuân dự định rút một phần ba ra cho vay người quen vay với lãi suất 15% một năm. "Họ cần vốn làm ăn nên hỏi vay mấy lần rồi nhưng tôi vẫn đắn đo. Tuy nhiên, lãi hạ thế này nên tôi đánh liều cho vay vì dù sao lãi cũng gấp đôi ngân hàng, hơn nữa họ cũng có tài sản thế chấp", chị Xuân nói.
Không đồng tình với phương án này của chị Xuân, nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng làm như vậy không khác gì tín dụng đen nên khá rủi ro. "Rất nhiều bài học liên quan đến tín dụng đen đã xảy ra trong thời gian qua. Vì thế, người dân không nên đánh liều dây vào lĩnh vực này để không bị 'gặp quả đắng'”.
Ông Nguyễn Trí Hiếu khuyên người dân nên tính toán kỹ khi lựa chọn nơi gửi tiền. "Ngân hàng lãi suất cao chưa chắc là nơi tốt nhất. Điểm mấu chốt là nên bỏ tiền vào ngân hàng nào để an toàn", ông Hiếu nói. Chuyên gia này cho rằng, nếu dựa vào tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước, sẽ không để ngân hàng nào sụp đổ thì lúc này tạm thời yên tâm gửi tiền tại mọi nhà băng. Còn nếu gửi kỳ hạn dài từ 1,5-2 năm thì nên cân nhắc ngân hàng tốt bởi vì chính sách ‘không để ngân hàng phá sản’ có thể thay đổi trong tương lai.
Thanh Lan - Ngọc Tuyên
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: