Một số quy định trong hoạt động Nguồn vốn nên đọc

daibang168

Verified Banker
Trong trường, bạn được dạy rất nhiều lý thuyết, một mớ hỗn độn, và trong đó, nhiều định nghĩa khác nhau. Cùng một định nghĩa nhưng tại trường Kinh tế quốc dân định nghĩa khác, tại Học viện Ngân hàng định nghĩa khác, tại Học viện tài chính định nghĩa khác, thậm chí các thầy cô trong 1 khoa của 1 trường đại học cũng không thống nhất. Vậy, khi ra trường đi thi, đi làm bạn lấy định nghĩa nào làm chuẩn. Lấy các định nghĩa do trường bạn dạy? hay lấy tất cả định nghĩa như trong một bài luận văn? hay bạn ghép nó vào nhau để đưa ra định nghiã riêng theo cách của bạn. Tất cả đều có vẻ không ổn. Và cái quan trọng nhất để xem bạn đúng sai khi đi làm đó là định nghĩa theo Luật - văn bản điều chỉnh mọi hoạt động và gần gũi với bạn nhất.

Có một số người bạn của tôi nói rằng, có thể bạn không làm ngân hàng, có thể bạn không học ngành ngân hàng tài chính nhưng nếu bạn đọc và hiểu rõ các văn bản trong hoạt động ngân hàng thì khi đi làm bạn là một chuyên gia thực sự. Tôi thấy đó rất đúng đối với một người làm công việc thực tế trong ngân hàng, vì đơn giản Luật gắn liền với cuộc sống của bạn, điều chỉnh mọi hành động của bạn. Nếu bạn có thể hiểu đến tường tận và thậm chí lách được luật, lúc đó bạn có thể làm được rất nhiều việc, tạo ra lợi nhuận, có các kỹ xảo...cái này thì tôi không tiện nói. Cái quan trọng tôi muốn nhấn mạnh với các bạn, các bạn đi thi ở ngân hàng và làm việc trong ngân hàng, hãy đọc chắc Luật pháp về ngân hàng. Những vấn đề sâu hơn trong tính toán thì bạn nên đọc trong giáo trình học đại học.

Cuối cùng, tôi muốn nói, Luật pháp là cái thực tế nhất và cái cần đọc đầu tiên khi bạn làm trong Ngân hàng.

Mình gửi kèm một số quy định trong hoạt động Khối Nguồn vốn - treasury của một ngân hàng. Các quy định này chưa đầy đủ, nếu bạn nào có thêm thì gửi cho các bạn cùng tham khảo.
- Đối với FX: cần đọc tối thiểu 1452;1168;1081 và quy định về biên độ tỷ giá (cái này mình không lưu trong đây vì nó thay đổi nhiều quá, biên độ tỷ giá hiện tại là +/-1%)....
- Đối với MM: đọc Luật TCTD 2010, cho vay giữa các TCTD, các nghiệp vụ với NHNN,....
- Đối với trái phiếu: ngoài các quy định về đấu thầu (vào HNX lấy), các quy định về phát hành trái phiếu riêng lẻ, các quy định định về chứng khoán (vào trang web của Ủy ban chứng khoán nhà nước hoặc HNX lấy về)....


Trạng thái ngoại tệ đã được NHNN thay đổi Theo thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/03/2012 về QUY ĐỊNH VỀ TRẠNG THÁI NGOẠI TỆ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI. Các bạn khi đọc lưu ý. Ngoài ra có một số quy định đã thay đổi có liên quan đến hoạt động ngoại hối như:

1. Thông tư 20/2011/TT-NHNN về MUA, BÁN NGOẠI TỆ TIỀN MẶT CỦA CÁ NHÂN VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP
2. Thông tư 02/2012/TT-NHNN ngày 27/02/2012 về HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI GIỮA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
3. Thông tư 03/2012/TT-NHNN ngày 08/03/2012 về QUY ĐỊNH CHO VAY BẰNG NGOẠI TỆ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG VAY LÀ NGƯỜI CƯ TRÚ.
 

Đính kèm

  • MM va khac.rar
    1.2 MB · Xem: 3,839
  • FX.rar
    157.1 KB · Xem: 2,818
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Cảm ơn bạn, mình cũng cùng suy nghĩ như bạn, cứ đọc và hiểu luật là tốt nhất, tuy nhiên khi còn là sinh viên nhiều cái phải áp đặt theo thầy cô, cùng 1 vấn đề nhưng các thầy cô lại có cách dạy khác nhau, lúc chấm điểm thì ai đúng ý cô thì đc điểm cao. Mà học đại học hiện nay mình thấy toàn là lí thuyết thôi, ngay cả HVNH cũng không hề có thực hành môn chuyên nghành, đúng là bất cập, chỉ khổ SV sau khi ra trường không đủ năng lực mà làm việc :(
 
hi, nobody, Luật là cái cốt lõi phải biết . Tuy nhiên, trong trường bạn được đào tạo thêm về tầm quản lý, view và nhiều cái rất chi tiết. Cái thiếu của sách được viết ra là lan man, mỗi người viết sách viết một phách, tham khảo một phách, và thường người viết sách không cho các nội dung trong Luật vào trong sách hoặc ít ra phải có một bản sách liệt kê các văn bản luật tham khảo, tại đâu, sách khác dùng tham khảo viết sách đó. Không có tài liệu tham khảo, thực sự là khiến chúng ta mông lung. Nếu kết hợp cả Luật, cả kiến thức đang viết ra như hiện nay, cộng với lấy một số bank làm mẫu thực nghiệm thì người học dễ làm hơn, gần gũi hơn, ra trường đi làm, đi phỏng vấn sẽ có kết quả tốt hơn. Tầm quan trọng của Luật tôi vẫn đặt lên hàng đầu vì nó điều chỉnh chúng ta, gắn liền với chúng ta.
 
cảm ơn bạn lắm lắm. mình ko học TC-NH nhưng muon thi vao lĩnh vực này nên đang mò mẫm tìm tài liệu để học mà thấy mông lung wa
 
cảm ơn anh daibang168 nhiều, anh ơi, e mới nộp hồ sơ vào bidv, vị trí giao dịch viên thị trường tiền tệ. Anh có thể chỉ cho em thêm một số tài liệu tham khảo được k ạ, e down tài liệu anh up về rồi và đang đọc ạ ^^
Kiu kiu anh nhiều!
Chúc anh luôn thành công! ^^
 
bạn ơi sao mình down về k đọc đc, k hiểu nó thuộc file j nữa. bạn chỉ giúp mình đc k. cảm ơn bạn nhìu!
 
Cám ơn anh daibang rất nhiều, các bài viết của anh rất có ích cho lính mới toe, chưa biết gì như em ^^
 
Cảm ơn daibang168 rất rất nhiều. Mình sắp tới đi thi về nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ. Đang rất mông lung, thì gặp được bài viết của bác. Bài viết rất chân thành và hữu ích. Cảm ơn bác một lần nữa.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên