HOT Kinh nghiệm Vượt qua giai đoạn Thử việc tại Vietcombank 2019

22679



Đến bây giờ chắc các Chi nhánh VCB đều công bố danh sách trúng tuyển để gọi đi làm rồi, nếu so với 01 tháng trước trên group sẽ là các bài kiểu "review đề", "kinh nghiệm thi", "chi nhánh abc xyz như thế nào", "lương thưởng"... thì khi đậu lại chả ai hỏi "thử việc như thế nào?". À, lễ trú nắng ở nhà nên ngồi viết bài này. Bài viết theo kinh nghiệm của 01 RM làm được 2,5 năm tại 01 chi nhánh nhỏ nhỏ thôi ạ.

THỜI GIAN THỬ VIỆC.
  • Theo quy định là 60 ngày (không phải 60 ngày làm việc), nên nếu đã ký thử việc trước 2/9 thì coi như "ăn gian" thêm 01 ngày. Trước đây mình ký thử việc đầu năm nên "ăn gian" được cả tuần Tết.
  • Lương thử việc: tin khá buồn là lương thử việc 260.000 VND/ngày (không rõ giờ sao), tính trên số ngày thực tế. Tính sương sương 01 tháng tầm 5-6 trđ (đoạn này nhiều người hay so sánh với VTB, BIDV...)
  • Thời gian đi làm: 07h30 - 11h30 (cái này tùy vùng miền) và 13h00 - 17h00; từ thứ 02-06, thứ 7, CN nghỉ. Với bản thân mình cũng hay đi làm muộn (hàng tá lý do nhưng nhiều nhất là lười ^^) nhưng thử việc thì không-được-đi-làm-muộn vì rất dễ bị nhắc nhở và có cái nhìn không tốt về thái độ.
CHUẨN BỊ KHI THỬ VIỆC.
· Quần quần áo áo: (cái này hồi xưa bị nhắc nhiều) Sinh viên vẫn có thói quen ăn mặc free style, cái việc ủi quần, ủi áo, mặc lên người áo trắng – quần đen – giày tây khá ít nên đi làm mình thấy nhiều bạn mắc lỗi quá. Vấn đề này cũng nhạy cảm nên thường người ta thấy và đánh giá trong đầu thôi.
Vì thử việc không có đồng phục của cơ quan nên combo sẽ là:
  • Áo trắng: áo là áo dài tay, áo trắng là áo màu trắng, không mua áo trắng kiểu đi chơi của mấy shop thời trang. Mình hay mua áo của Việt Tiến (giá tầm 250 – 400), Owen… Ưu điểm của mấy áo này là giặt dễ sạch, ít nhăn, nhưng với tầm giá ấy có quá cao với mấy bạn sinh viên mới ra không? Nhưng cái này phải chi rồi.
  • Quần tây: nam thì có 01 kiểu duy nhất là quần dài, màu đen/xanh đen… Mình thì cũng hay lựa quần của Việt Tiến (giá chắc tầm 500- 700), mặc khá ưng, còn không thì mua về may. Nữ thì không quần thì váy, cái này không rành lắm.
  • Giày tây: xu hướng chung là nam giày tây đen; nữ thì giày đen, bít mũi, bít gót. Giày này thì đâu chả bán, mua cảm thấy vừa chân, thoáng khí (vì ½ ngày mang giày rồi) là được. Đi làm tín dụng cũng không có kiểu mang giày tây đi từ nhà lên cơ quan và lên cơ quan gỡ giày đi dép vì phải tiếp khách và chạy đi lại nhiều nên tốt nhất lựa vài đôi giày quăng ở nhà dự phòng.
  • Make-up: Nam thì không quan trọng cái này lắm, sáng sủa, tóc tai gọn gàng là được; nữ thì cầu kỳ kiểu son phấn (thấy đủ thứ các kiểu).
Tóm gọn lại làm cho bản thân từ một đứa sinh viên ra dáng một người đi làm, trông mình cũng như mọi người là được.
NGÀY ĐẦU TIÊN THỬ VIỆC
Ấn tượng lần đầu vô cùng quan trọng , vì qua 60 giây tiếp xúc là ai cũng đánh giá sơ bộ về một đứa mới vào ra sao? Thông thường có mấy điều cần làm thế này:
  • Chào hỏi: (cười và phải cười), giới thiệu vài thông tin cá nhân, quê để nhận đồng hương chả hạn, hay có người yêu hay chưa? (nhắc tới cái này mọi người khá quan tâm vì phòng ế nhiều).
  • Xin thông tin: Chào hỏi xong thì nên lựa thời gian đi bắt chuyện với mọi người, biết hết tên và số điện thoại, facebook, add zalo… là thành công rồi
  • Quan sát: phòng này có bao nhiêu người, phòng Quản lý nợ ở đâu, Dịch vụ Khách hàng ở đâu… Mọi người có xu hướng gì: mang cơm theo/ cùng ăn ngoài, ăn vặt hay không, nhậu nhẹt gì không?... để coi môi trường ở đây có hạp với mình hay không?
Ngày đầu tiên thử việc mọi thứ khá nhẹ nhàng, đi giới thiệu, ăn chơi là chính.

59 NGÀY THỬ VIỆC CÒN LẠI.
QA1: Thử việc có chỉ tiêu/ KPI không?
KPI thì làm gì cũng có, thử việc cũng không ngoại lệ. KPI này không có định lượng chung mà tùy sếp giao. Sếp có thể sẽ giao bạn vài tỷ huy động, vài tỷ cho vay, thẻ, CIF… cũng đừng ngạc nhiên hay tâm lý bắt đầu sợ là mới chân ướt, chân ráo ra trường thì lấy đâu ra nguồn mà sale…Nếu có nguồn thì mọi người sẽ đánh giá cao lắm luôn vì có sự khác biệt , nếu không có thì đổi lại thái độ. Các Anh chị sẵn sàng share lại hay nói tốt với sếp nếu phụ bớt việc cho các Anh chị. Mọi người cũng biết VCB có nguồn khách hàng khá lớn nên việc có những món nhỏ để giao cho bạn làm thử thì không khó, chỉ khó biết làm gì không thôi, còn nghe mấy tỷ huy động, cho vay thì đi làm rồi mới thấy cũng bình thường thôi, còn ít chán.
QA2: Thử việc làm gì?
Học lại những công việc căn bản nhất.
  • Photo: photo có nhiều kiểu photo à nha, photo 1 mặt/ 2 mặt, ghép mặt, cùng mặt, A3->A4, A4->A3, sort, đậm/ không đậm… Mấy cái này không coi thường được, photo phải đỉnh là các Anh chị được nhờ phết rồi.
  • Scan: tương tự photo, scan cũng có nhiều chế độ:màu/không màu, 1 mặt/2 mặt, máy scan bị lỗi thì scan thủ công sao… Tương tự photo, scan là công việc đơn giản nhưng phải làm thật đỉnh.
  • Nghe điện thoại: không phải kiểu “alo” như nghe di động nữa rồi, mà là (…) (cái này có quy định hoặc nghe các Anh chị nói sao thì nhớ nói vậy).
  • Ghi chép/ Tốc ký: Vì thử việc chưa được giao máy tính riêng nên một cuốn sổ tay đi theo để ghi chép như một bí kíp cho sau này vậy. Một vài thứ cần ghi chép:
Học những công việc của Ngân hàng:
  • Cách thao tác một số chương trình cơ bản: HOST, SEMA, BOL, CIC, CR… Vì VCB khá nhiều ứng dụng nhưng may là RM không phải thao tác quá nhiều nên học mấy cái này cũng đơn giản.
  • Tư vấn Khách hàng: xin đi theo để nghe tư vấn cho Khách, những câu hỏi phải trao đổi với Khách, thông tin sản phẩm/ưu đãi nào hay được chào… Xét cho cùng thì làm RM cũng đi sale như bao nghề khác nên việc tư vấn và nắm sản phẩm quan trọng vô cùng.
  • Quy trình làm việc: ghi chép lại xem quy trình ở đây như thế nào?
+ Tư vấn xong làm gì? Email gửi cho Khách hàng ra sao
+ Các hồ sơ cần yêu cầu Khách hàng cung cấp?
+ Thẩm định Khách hàng ra sao?
+ Định giá tài sản thế nào? Chụp hình tài sản ra sao? Tra cứu thông tin quy hoạch ra sao?
+ Soạn hợp đồng như thế nào? Mail merger hay có chương trình hỗ trợ?
+ Công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.. cần giấy tờ gì?
… Nói ra cũng thật nhiều, vì động tới bước nào thì có quy định bước đó… nhưng mà thử việc mà, cứ lần mò dần dần, đối chiếu thực tế và quy định để làm thôi.
Sau khi thấy đã nắm bắt công việc thì xin làm tờ trình, định giá, soạn hồ sơ phụ… rồi nhờ Anh chị hướng dẫn check lại. Mình nghĩ bỏ ra 10 – 15 phút để kiểm tra lại hồ sơ làm cho mình thì không ai lỡ từ chối đâu?
QA3: Thử việc học gì?
Không biết các Chi nhánh khác sao, chi nhánh mình sẽ có lộ trình tài liệu cho các bạn mới vào. Bản thân tóm gọn lại mấy thứ thế này:
  • Nội quy lao động: bước chân đi làm phải biết cái này rồi? Một năm được nghỉ mấy ngày chả hạn, quyền lợi và nghĩa vụ của mình ra sao, đi làm cần phải đáp ứng những cái gì…
  • Quy trình tín dụng: đống này chắc đọc cả tuần mới hết mà đọc thì dễ chứ nhớ thì lùng bùng và làm thì càng khó hơn. Tùy vào vị trí công việc (TN/SME/BB) mà có quy trình tín dụng riêng. Cái này vô cùng quan trọng, được ví như kim-chỉ-nam trong nghề luôn.
  • Chính sách bảo đảm tín dụng
  • Sản phẩm cụ thể: cho vay mua nhà, xe, dự án/ thẻ/ POS…
  • Các văn bản liên quan khác:
Chốt lại thì những tài liệu này sẽ do Phòng hướng dẫn bạn đọc, và sẽ có kiểm tra lại. Tất nhiên là đừng giấu dốt vì có thể sẽ nghĩ là cái này có nên hỏi không? thì cứ hỏi hết đi nhé, không mai mốt sếp hỏi lại không biết thì mệt lắm.
QA4: Thử việc có lưu ý gì hơm?
  • Hạn chế xin nghỉ phép giai đoạn này.
  • Trễ giờ.
  • Tranh cãi với đồng nghiệp hay Khách hàng.
  • Thái độ tiêu cực.
  • Không tuân thủ quy định.
  • Nói quá nhiều trong giờ làm.
  • Tỏ thái độ, đòi hỏi.
  • Nói xấu.
VIẾT TỚI ĐÂY THÔI, CHÚC MỌI NGƯỜI KỲ NGHỈ LỄ VUI VẺ, NHIỀU NIỀM VUI, VÀ VƯỢT QUA THỜI GIAN THỬ VIỆC DỄ DÀNG.
1f642.png
:)


Nguồn: Sang Trần - Group Ôn thi Vietcombank
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên