Đứng đầu ở trường học, chưa chắc là người giỏi
Lê Duy Bá Thịnh, tốt nghiệp thủ khoa ngành cơ khí điện lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2012, chia sẻ: “Trước đây là sinh viên (SV), mình từng đi làm thêm để trang trải cuộc sống và học hỏi thêm. Mình nộp hồ sơ vào một công ty cùng 4 bạn khác. Một bạn tốt nghiệp loại giỏi mới ra trường, 3 bạn còn lại đều có kinh nghiệm nhiều. Cuối cùng mình đã được lựa chọn”. Thế nhưng theo Thịnh, quan trọng là phải tự tin, thể hiện được năng lực của mình qua cách trò chuyện với nhà tuyển dụng chứ không phải dựa vào bảng điểm cao. Thịnh cho biết: “Đến giờ, công ty vẫn chưa biết mình là thủ khoa”. Thịnh cho rằng một số SV tốt nghiệp loại giỏi hoặc thủ khoa vẫn chưa có được công việc ngay, một phần là do tính ỷ lại, đánh giá cao quá mức bản thân. “Nhiều bạn cứ nghĩ thủ khoa làm lương phải cao, công ty phải lớn”, Thịnh nhấn mạnh.
Lê Vũ Hà, cựu SV Khoa Hóa, tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2011, cũng nhận định: “Lợi thế duy nhất của thủ khoa chỉ là ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là vòng sơ loại, khi bước vào các vòng khảo sát cơ hội ngang bằng với tất cả mọi người”. Theo Hà, ở vòng phỏng vấn, đôi khi các nhà tuyển dụng đặt ra thử thách cho người là thủ khoa khắt khe hơn những ứng viên khác.
Về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Thủ khoa hay cử nhân nói chung thì chỉ mới là tiềm năng, chưa bắt tay vào công việc cụ thể nào. Nên nhớ lý thuyết và thực tế khác nhau, thủ khoa chỉ là đánh giá kiến thức nền tảng tại trường học”. Ông Dũng cho biết hiện nay việc đánh giá vẫn chỉ dựa trên bài kiểm tra, SV nào có trí nhớ tốt thì điểm cao. Đó là lý do nhiều SV tốt nghiệp giỏi, thậm chí thủ khoa nhưng ra trường chưa chắc đáp ứng được công việc ngay như một cử nhân trung bình hoặc khá.
Đáp ứng được công việc thực tế
Đặng Thị Bích Ngân, tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM năm 2012, cho rằng điều các nhà tuyển dụng cần là năng lực và kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế. “Kiến thức ở trường chỉ là lý thuyết, trong khi công việc thực tế đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm để xử lý”, Ngân nói. Do đó, theo kinh nghiệm của Ngân nếu ngay từ lúc đi học, SV nào năng động, vừa đi học vừa chịu khó làm thêm, cọ xát với thực tế thì tốt nghiệp dễ dàng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Cùng quan điểm, Lê Vũ Hà đưa ra hình ảnh so sánh: Một SV tập trung học và hoàn thành tốt tất cả các môn, đạt danh hiệu thủ khoa nhưng không tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, không thường xuyên cập nhật và tìm hiểu các xu hướng phát triển trong lĩnh vực của mình. Ngược lại, một SV khác lại có những trải nghiệm giá trị, kết quả học tập ở mức độ chấp nhận được. Giữa hai người này, SV tốt nghiệp loại bình thường sẽ dễ dàng có được một công việc phù hợp hơn so với thủ khoa. “Theo mình, điểm số không đóng vai trò quyết định trong quá trình tìm việc, quan trọng nhất vẫn là bản lĩnh, kinh nghiệm và năng lực thực tế”, Hà đúc kết.
Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty giải pháp công nghệ CNC, khuyên: “Doanh nghiệp chúng tôi cần nhất là bạn có thực sự làm tốt công việc hay không, thái độ làm việc ra sao, nỗ lực như thế nào... Cho nên bảng điểm ra sao không quan trọng bằng hiệu quả công việc thực tế mà bạn mang lại”.
Lê Duy Bá Thịnh, tốt nghiệp thủ khoa ngành cơ khí điện lực Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2012, chia sẻ: “Trước đây là sinh viên (SV), mình từng đi làm thêm để trang trải cuộc sống và học hỏi thêm. Mình nộp hồ sơ vào một công ty cùng 4 bạn khác. Một bạn tốt nghiệp loại giỏi mới ra trường, 3 bạn còn lại đều có kinh nghiệm nhiều. Cuối cùng mình đã được lựa chọn”. Thế nhưng theo Thịnh, quan trọng là phải tự tin, thể hiện được năng lực của mình qua cách trò chuyện với nhà tuyển dụng chứ không phải dựa vào bảng điểm cao. Thịnh cho biết: “Đến giờ, công ty vẫn chưa biết mình là thủ khoa”. Thịnh cho rằng một số SV tốt nghiệp loại giỏi hoặc thủ khoa vẫn chưa có được công việc ngay, một phần là do tính ỷ lại, đánh giá cao quá mức bản thân. “Nhiều bạn cứ nghĩ thủ khoa làm lương phải cao, công ty phải lớn”, Thịnh nhấn mạnh.
Lê Vũ Hà, cựu SV Khoa Hóa, tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2011, cũng nhận định: “Lợi thế duy nhất của thủ khoa chỉ là ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, đó chỉ là vòng sơ loại, khi bước vào các vòng khảo sát cơ hội ngang bằng với tất cả mọi người”. Theo Hà, ở vòng phỏng vấn, đôi khi các nhà tuyển dụng đặt ra thử thách cho người là thủ khoa khắt khe hơn những ứng viên khác.
Về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng: “Thủ khoa hay cử nhân nói chung thì chỉ mới là tiềm năng, chưa bắt tay vào công việc cụ thể nào. Nên nhớ lý thuyết và thực tế khác nhau, thủ khoa chỉ là đánh giá kiến thức nền tảng tại trường học”. Ông Dũng cho biết hiện nay việc đánh giá vẫn chỉ dựa trên bài kiểm tra, SV nào có trí nhớ tốt thì điểm cao. Đó là lý do nhiều SV tốt nghiệp giỏi, thậm chí thủ khoa nhưng ra trường chưa chắc đáp ứng được công việc ngay như một cử nhân trung bình hoặc khá.
Đáp ứng được công việc thực tế
Đặng Thị Bích Ngân, tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM năm 2012, cho rằng điều các nhà tuyển dụng cần là năng lực và kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm thực tế. “Kiến thức ở trường chỉ là lý thuyết, trong khi công việc thực tế đòi hỏi bạn phải có nhiều kinh nghiệm để xử lý”, Ngân nói. Do đó, theo kinh nghiệm của Ngân nếu ngay từ lúc đi học, SV nào năng động, vừa đi học vừa chịu khó làm thêm, cọ xát với thực tế thì tốt nghiệp dễ dàng đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Cùng quan điểm, Lê Vũ Hà đưa ra hình ảnh so sánh: Một SV tập trung học và hoàn thành tốt tất cả các môn, đạt danh hiệu thủ khoa nhưng không tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh, không thường xuyên cập nhật và tìm hiểu các xu hướng phát triển trong lĩnh vực của mình. Ngược lại, một SV khác lại có những trải nghiệm giá trị, kết quả học tập ở mức độ chấp nhận được. Giữa hai người này, SV tốt nghiệp loại bình thường sẽ dễ dàng có được một công việc phù hợp hơn so với thủ khoa. “Theo mình, điểm số không đóng vai trò quyết định trong quá trình tìm việc, quan trọng nhất vẫn là bản lĩnh, kinh nghiệm và năng lực thực tế”, Hà đúc kết.
Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Công ty giải pháp công nghệ CNC, khuyên: “Doanh nghiệp chúng tôi cần nhất là bạn có thực sự làm tốt công việc hay không, thái độ làm việc ra sao, nỗ lực như thế nào... Cho nên bảng điểm ra sao không quan trọng bằng hiệu quả công việc thực tế mà bạn mang lại”.
Theo báo Thanh Niên (Mỹ Quyên - Nhân Phạm)