Hồ sơ Sếp đưa rủi ro cao bạn sẽ làm gì

conan87

Verified Banker
Trong đời làm tín dụng mình nghĩ chắc ai cũng đã từng làm hồ sơ của sếp đưa, mặc dù biết là hồ sơ có rủi ro 8-|, đưa ra các lý do thuyết phục để chứng minh nhưng sếp đều gạt đi #-o, nói theo cái lý của sếp. Đứng trước 1 hoàn cảnh như vậy, bạn là nhân viên tín dụng, bạn sẽ làm gì. Tiếp tục làm hồ sơ và lo ngay ngay nó sẽ quá hạn, :-s hay nộp đơn xin nghỉ việc và ra đi. Mong các anh chị làm tín dụng lâu năm có thể chia sẽ kinh nghiệm cho em cũng như các bạn mới bước và nghề tín dụng.
 
chia sẻ tâm trạng cùng bạn thôi. Mình đã gặp rồi, nhận hồ sơ - đo khảo sát - về tính toán chẳng có nguồn trả nợ nào trong khi còn nợ mấy món nữa, trình bày với "xếp", sếp giật phắt hồ sơ đưa cán bộ khác làm, lại còn tỏ thái độ "không làm được thì để người khác làm". Thế đấy
 
Theo kinh nghiệm của mình thì xử lý tình huống như sau :
-Bí mật ghi âm Nội dung từ khâu nhận Hồ sơ, thẩm định, bàn bạc đến lúc phát vay.
- pho to lại toàn bộ giấy tờ Liên quan, đồng thời sử dụng nhất quán 1 loại bút để ký vào bản chính và bản pho to, ghi thêm dòng cho vay theo lệnh của xếp.
Tất cả sẽ là bằng chứng khi công an vào cuộc
 
hjx, mình làm bên thẩm định nhưng cũng bị mấy món bắt làm rồi :(. Căn bản là xem KH tư cách thế nào, tình hình tài chính ổn không, TSBĐ như thế nào. Mình thấy trường hợp như thế này thì tốt nhất là xem xét tư cách khách hàng, có ý thức trả nợ, hợp tác với mình khi có nợ quá hạn ko. Chọn TSBĐ là BĐS để an toàn nhất.
Nhưng dạo này t cũng sợ rồi, toàn làm báo cáo từ chối hoặc giảm mức cho vay, còn lại sếp tự ghi ý kiến cho vay vào, có j sếp chịu, chắc cũng mất lòng sếp nhưng mà quan điểm của mình thì nên bảo vệ. hjx, chắc cả đời làm kiếp nhân viên =))
 
Ý kiến của các bạn hay quá. Cách tốt nhất là mình làm Sếp, câu này càng hay. Ý nghĩa ở chỗ là khi mình làm Sếp mình hiểu cái tâm sự lớn lao của anh chàng nhân viên nhỏ nhoi mà mình đã từng kinh qua. Nói thật khi làm Sếp mới biết cũng không phải cái nào cũng theo ý mình.
Chân lý mà nhiều bạn đúc kết ở trên:
1. Làm chứ sao không, không thì chỉ có đường chết: Hết sức thực tế.
2. Làm nhưng cũng thủ cho mình (email báo cáo sếp nói nên từ chối, ghi âm lại …). Sếp mà biết được nó không tin mình thì có đường mà đi củi. Mà chẳng lẽ việc gì cũng ghi âm.
3. Không làm thì chuẩn bị đường mà đi – Thử hỏi đi chỗ khác có tránh được vỏ dưa biết đâu gặp vỏ dừa hay trượt vỏ chuối.
4. Không không, nhất định là không: rủi ro thì em không chơi- Vậy kiếm việc khác mà làm.
5. Đẩy cây, tìm cách trì hoãn, nghỉ phép chờ sếp giao cho người khác: Trì hoãn nhất thời không tránh được cả đời.


Thú thật, tôi cũng được nhiều người gọi là Sếp và cũng gọi nhiều người là Sếp. Tôi cũng từng là nhân viên tín dụng, kiểm soát viên, phó phòng, trưởng phòng rồi mới lên làm Sếp. Tôi chưa bao giờ ép nhân viên làm điều gì mà họ thấy là quá rủi ro cho họ, tuy nhiên cũng có nhiều cái do khả năng của nhân viên chưa tới mình phải giải thích cho họ hiểu, không chấp nhận thì thôi, đưa cho người khác làm nếu mình thấy an toàn. Nói thiệt, nhân viên nào mà từ chối đưa được lý do thuyết phục thì đáng khen và trân trọng, nhưng cái nào cũng từ chối vì sợ rủi ro, sợ trách nhiệm, từ chối mà không nêu được lý do hợp lý thì coi chừng bị đánh giá năng lực, tốt hơn hết kiếm việc phù hợp hơn mà làm vì Ngân hàng không phải kinh doanh tiền, ngân hàng đang kinh doanh rủi ro. Nhưng nhân viên nào đưa cái gì cũng làm, nói sếp bảo sao em làm vậy, nói cho vay là em cho vay thì nói thiệt tôi cũng sợ. Tôi thử định lượng ra dưới đây các bạn tham khảo thử nhé:

A-Điều cơ bản ở đầu tiên ở đây người bạn gọi là Sếp: là người như thế nào ?
1. Sếp tốt, mình là đệ ruột
2. Sếp khó lường lắm, mình cũng chẳng thân thiết gì.
3. Sếp hơi tệ, nhưng có gì cũng gánh đỡ cho mình.
4. Sếp xấu, chỉ có mình gánh đỡ mà thôi.
B-Điều thứ hai phải quan tâm đó là mức độ rủi ro của công việc:
1. Nói chung là có rủi ro, nhưng không mức 50/50.
2. Rủi ro, cầm chắc đường nợ xấu, nhưng cũng có khả năng thu hồi.
3. Rủi ro quá cao, sợ thu hồi không đủ vốn vay.
4. Coi chừng dính vào đường lao lý.

Phương án mà mình đưa ra đây là kết hợp hai yếu tố này để quyết định.
Lấy tổng điểm A + B để suy xét:
Nếu A + B = 2, tức là 1.A/Sếp tốt, mình là đệ ruột + 1.B/ Rủi ro có nhưng không ở mức 5 ăn 5 thua thì:Go. Vì sao, vì sếp yêu cầu chắc cũng có cái lý của Sếp. Nhưng nói gì thì nói cũng nói cho Sếp biết là nó rủi ro như thế này nhưng tùy Sếp ở trên cao thấy rõ quyết định thì em theo.

Tùy mỗi bạn, sự lựa chọn, và tùy tình thế mà hành sự.

Nhưng A + B > = 5 thì phải hết sức thận trọng. Việc gì dính vào đường lao lý thì thôi: Tam thập lục kế đào vi thượng sách.

Có một thực tế là trước đây, hiện nay và biết đâu cả sau này, nhiều nhân viên ngân hàng biết sai mà vẫn phải làm đó là chi thỏa thuận lãi suất, đó là thu chênh lệch ngoài lãi suất cho vay khi cho vay mà vướng trần … Biết sao được, vì ai cũng làm mà nếu không làm thì mất việc chứ có ai muốn đâu.
 
Cái này khó đấy. Nói thật nhiều hồ sơ của khách sếp đưa về tài chính thì cực ổn nhưng nó dùng vốn sai mục đích (Mình chưa biết được cho đến khi thu thập chứng từ sau giải ngân), nhiều khách thì mình chưa kịp tìm hiểu ra ngô ra khoai thì bị sếp giục giã làm nhanh (theo quy trình Ngân hàng) trong khi khách ở xa hoặc là kinh doanh đa nghành nghề rất phức tạp. Các bạn nên nhớ bảo vệ mình trước vì mình gặp nhiều trường hợp rồi, sếp chỉ thị mình phải ABC... thế này nọ, sau có việc gì xảy ra theo hướng không có lợi cho sếp là sếp phủi ngay, bạn sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên đấy. Nhất là những món vay lớn, càng nên cẩn thận bạn ạ. Theo kinh nghiệm của mình, các bạn nên sắm cho mình 1 máy ghi âm và dùng nó trong những trường hợp cần thiết để có bằng chứng bảo vệ mình. Nói thực sự nhiều sếp chơi đểu lắm, mình không ngờ được đâu. Nếu mọi biện pháp bạn đưa ra để từ chối trước cho vay, hay sau giải ngân... đều bị sếp lờ đi hay không đả động nhiều bạn nên vào làm việc "khéo", hỏi sếp là em thấy khách bây giờ thế này thế nọ, trước đây khi làm hồ sơ em cũng đã thấy trước thế nhưng sếp bảo em vẫn làm, giờ khách không đáp ứng được những điều kiện của mình mình xử lí sao xem sếp nói sao, bạn cứ ghi âm hết lại. Sau này thanh tra vào hay kiểm soát nội bộ vào nó "đập" bạn mà sếp không bảo vệ bạn, kệ bạn thì bạn đưa bằng chứng ra. Kinh nghiệm xương máu đấy.
cảm ơn ý kiên của anh. em cảm thấy rất hợp lý và phù hợp nữa

- - - Updated - - -

Đang vướng vào một vụ, cũng thấy đau đầu, cách tốt nhất là cứ ngâm hồ sơ, bảo phải nghiên cứu thêm kĩ, trong quá trình ấy tìm bằng chứng rõ ràng là cãi phăng, mình nghĩ lâu thế sếp cũng nản

ý kiến của bạn cho thấy bạn chưa ở trong vị trí này rồi
 
Ý kiến của các bạn hay quá. Cách tốt nhất là mình làm Sếp, câu này càng hay. Ý nghĩa ở chỗ là khi mình làm Sếp mình hiểu cái tâm sự lớn lao của anh chàng nhân viên nhỏ nhoi mà mình đã từng kinh qua. Nói thật khi làm Sếp mới biết cũng không phải cái nào cũng theo ý mình.
Chân lý mà nhiều bạn đúc kết ở trên:
1. Làm chứ sao không, không thì chỉ có đường chết: Hết sức thực tế.
2. Làm nhưng cũng thủ cho mình (email báo cáo sếp nói nên từ chối, ghi âm lại …). Sếp mà biết được nó không tin mình thì có đường mà đi củi. Mà chẳng lẽ việc gì cũng ghi âm.
3. Không làm thì chuẩn bị đường mà đi – Thử hỏi đi chỗ khác có tránh được vỏ dưa biết đâu gặp vỏ dừa hay trượt vỏ chuối.
4. Không không, nhất định là không: rủi ro thì em không chơi- Vậy kiếm việc khác mà làm.
5. Đẩy cây, tìm cách trì hoãn, nghỉ phép chờ sếp giao cho người khác: Trì hoãn nhất thời không tránh được cả đời.


Thú thật, tôi cũng được nhiều người gọi là Sếp và cũng gọi nhiều người là Sếp. Tôi cũng từng là nhân viên tín dụng, kiểm soát viên, phó phòng, trưởng phòng rồi mới lên làm Sếp. Tôi chưa bao giờ ép nhân viên làm điều gì mà họ thấy là quá rủi ro cho họ, tuy nhiên cũng có nhiều cái do khả năng của nhân viên chưa tới mình phải giải thích cho họ hiểu, không chấp nhận thì thôi, đưa cho người khác làm nếu mình thấy an toàn. Nói thiệt, nhân viên nào mà từ chối đưa được lý do thuyết phục thì đáng khen và trân trọng, nhưng cái nào cũng từ chối vì sợ rủi ro, sợ trách nhiệm, từ chối mà không nêu được lý do hợp lý thì coi chừng bị đánh giá năng lực, tốt hơn hết kiếm việc phù hợp hơn mà làm vì Ngân hàng không phải kinh doanh tiền, ngân hàng đang kinh doanh rủi ro. Nhưng nhân viên nào đưa cái gì cũng làm, nói sếp bảo sao em làm vậy, nói cho vay là em cho vay thì nói thiệt tôi cũng sợ. Tôi thử định lượng ra dưới đây các bạn tham khảo thử nhé:

A-Điều cơ bản ở đầu tiên ở đây người bạn gọi là Sếp: là người như thế nào ?
1. Sếp tốt, mình là đệ ruột
2. Sếp khó lường lắm, mình cũng chẳng thân thiết gì.
3. Sếp hơi tệ, nhưng có gì cũng gánh đỡ cho mình.
4. Sếp xấu, chỉ có mình gánh đỡ mà thôi.
B-Điều thứ hai phải quan tâm đó là mức độ rủi ro của công việc:
1. Nói chung là có rủi ro, nhưng không mức 50/50.
2. Rủi ro, cầm chắc đường nợ xấu, nhưng cũng có khả năng thu hồi.
3. Rủi ro quá cao, sợ thu hồi không đủ vốn vay.
4. Coi chừng dính vào đường lao lý.

Phương án mà mình đưa ra đây là kết hợp hai yếu tố này để quyết định.
Lấy tổng điểm A + B để suy xét:
Nếu A + B = 2, tức là 1.A/Sếp tốt, mình là đệ ruột + 1.B/ Rủi ro có nhưng không ở mức 5 ăn 5 thua thì:Go. Vì sao, vì sếp yêu cầu chắc cũng có cái lý của Sếp. Nhưng nói gì thì nói cũng nói cho Sếp biết là nó rủi ro như thế này nhưng tùy Sếp ở trên cao thấy rõ quyết định thì em theo.

Tùy mỗi bạn, sự lựa chọn, và tùy tình thế mà hành sự.

Nhưng A + B > = 5 thì phải hết sức thận trọng. Việc gì dính vào đường lao lý thì thôi: Tam thập lục kế đào vi thượng sách.

Có một thực tế là trước đây, hiện nay và biết đâu cả sau này, nhiều nhân viên ngân hàng biết sai mà vẫn phải làm đó là chi thỏa thuận lãi suất, đó là thu chênh lệch ngoài lãi suất cho vay khi cho vay mà vướng trần … Biết sao được, vì ai cũng làm mà nếu không làm thì mất việc chứ có ai muốn đâu.


Cho mình hỏi, hiện giờ bạn đã lên chức Giám đốc hay Phó Giám đốc chi nhánh rồi à?
Hy vọng nhận được nhiều kinh nghiệm thực tế từ bạn
 
Ý kiến của các bạn hay quá. Cách tốt nhất là mình làm Sếp, câu này càng hay. Ý nghĩa ở chỗ là khi mình làm Sếp mình hiểu cái tâm sự lớn lao của anh chàng nhân viên nhỏ nhoi mà mình đã từng kinh qua. Nói thật khi làm Sếp mới biết cũng không phải cái nào cũng theo ý mình.
Chân lý mà nhiều bạn đúc kết ở trên:
1. Làm chứ sao không, không thì chỉ có đường chết: Hết sức thực tế.
2. Làm nhưng cũng thủ cho mình (email báo cáo sếp nói nên từ chối, ghi âm lại …). Sếp mà biết được nó không tin mình thì có đường mà đi củi. Mà chẳng lẽ việc gì cũng ghi âm.
3. Không làm thì chuẩn bị đường mà đi – Thử hỏi đi chỗ khác có tránh được vỏ dưa biết đâu gặp vỏ dừa hay trượt vỏ chuối.
4. Không không, nhất định là không: rủi ro thì em không chơi- Vậy kiếm việc khác mà làm.
5. Đẩy cây, tìm cách trì hoãn, nghỉ phép chờ sếp giao cho người khác: Trì hoãn nhất thời không tránh được cả đời.


Thú thật, tôi cũng được nhiều người gọi là Sếp và cũng gọi nhiều người là Sếp. Tôi cũng từng là nhân viên tín dụng, kiểm soát viên, phó phòng, trưởng phòng rồi mới lên làm Sếp. Tôi chưa bao giờ ép nhân viên làm điều gì mà họ thấy là quá rủi ro cho họ, tuy nhiên cũng có nhiều cái do khả năng của nhân viên chưa tới mình phải giải thích cho họ hiểu, không chấp nhận thì thôi, đưa cho người khác làm nếu mình thấy an toàn. Nói thiệt, nhân viên nào mà từ chối đưa được lý do thuyết phục thì đáng khen và trân trọng, nhưng cái nào cũng từ chối vì sợ rủi ro, sợ trách nhiệm, từ chối mà không nêu được lý do hợp lý thì coi chừng bị đánh giá năng lực, tốt hơn hết kiếm việc phù hợp hơn mà làm vì Ngân hàng không phải kinh doanh tiền, ngân hàng đang kinh doanh rủi ro. Nhưng nhân viên nào đưa cái gì cũng làm, nói sếp bảo sao em làm vậy, nói cho vay là em cho vay thì nói thiệt tôi cũng sợ. Tôi thử định lượng ra dưới đây các bạn tham khảo thử nhé:

A-Điều cơ bản ở đầu tiên ở đây người bạn gọi là Sếp: là người như thế nào ?
1. Sếp tốt, mình là đệ ruột
2. Sếp khó lường lắm, mình cũng chẳng thân thiết gì.
3. Sếp hơi tệ, nhưng có gì cũng gánh đỡ cho mình.
4. Sếp xấu, chỉ có mình gánh đỡ mà thôi.
B-Điều thứ hai phải quan tâm đó là mức độ rủi ro của công việc:
1. Nói chung là có rủi ro, nhưng không mức 50/50.
2. Rủi ro, cầm chắc đường nợ xấu, nhưng cũng có khả năng thu hồi.
3. Rủi ro quá cao, sợ thu hồi không đủ vốn vay.
4. Coi chừng dính vào đường lao lý.

Phương án mà mình đưa ra đây là kết hợp hai yếu tố này để quyết định.
Lấy tổng điểm A + B để suy xét:
Nếu A + B = 2, tức là 1.A/Sếp tốt, mình là đệ ruột + 1.B/ Rủi ro có nhưng không ở mức 5 ăn 5 thua thì:Go. Vì sao, vì sếp yêu cầu chắc cũng có cái lý của Sếp. Nhưng nói gì thì nói cũng nói cho Sếp biết là nó rủi ro như thế này nhưng tùy Sếp ở trên cao thấy rõ quyết định thì em theo.

Tùy mỗi bạn, sự lựa chọn, và tùy tình thế mà hành sự.

Nhưng A + B > = 5 thì phải hết sức thận trọng. Việc gì dính vào đường lao lý thì thôi: Tam thập lục kế đào vi thượng sách.

Có một thực tế là trước đây, hiện nay và biết đâu cả sau này, nhiều nhân viên ngân hàng biết sai mà vẫn phải làm đó là chi thỏa thuận lãi suất, đó là thu chênh lệch ngoài lãi suất cho vay khi cho vay mà vướng trần … Biết sao được, vì ai cũng làm mà nếu không làm thì mất việc chứ có ai muốn đâu.

Bạn có nói 1 trường hợp đó là nếu ghi âm hay email báo cáo...sếp mà biết mình không tin thì cho đi cùi...

Đúng là không phải trường hợp nào cũng thế. Nhưng gặp kiểu sếp "củ chuối" thì nên đấy bạn ạ. Mình có 1 ông sếp, trước bên SEABANK sau qua chỗ mình, người Thanh Hóa (Sau này tìm hiểu thêm mới biết trước ông bên SEABANK bị nhân viên đặt cho biệt danh "...chó"). Vì sao? Chuyên môn thì ok, kinh nghiệm ok, có điều sống và quan hệ với nhân viên thì đểu khỏi nói. Với loại sếp này (có thể hiểm thôi), bạn luôn phải cực tỉnh khi làm việc với "khách của sếp" cũng như cả với sếp.

Sếp mà biết được nó không tin mình thì có đường mà đi củi.

Nói thật với bạn, như trường hợp của mình, ông sếp biết thừa nhiều người không tin mình và ghét. Tại sao? Vì mình có bao giờ để người khác thấy tin vào mình đâu. Bảo nhân viên đi thẩm định khách nhé, hỏi khách hàng ông có mấy hợp đồng trong tháng X vừa rồi? Khách nói tôi có đúng 2 hợp đồng. Về báo sếp, sếp bảo 3 hợp đồng, mày thẩm định kiểu gì thế? Hỏi lại khách, khách bảo vẫn có 2. Rồi thì ... đi thẩm định về (với trưởng phòng), nói sếp là khách chỉ có abc thế này thôi, sếp gắt ai bảo thế ? nó có nhiều lắm, chỗ này, chỗ nọ, chưa kể nhiều khi sếp tư vấn sẵn cho khách chuẩn bị hồ sơ này nọ và mình bị qua mặt vì tin "sếp và khách của sếp". Rồi thì chỉ đạo mình làm thế này thế nọ cho khách trước mặt cả phòng nhé, hôm sau khách đến thắc mắc lại gọi ra quát ai bảo anh làm thế, tôi có bảo anh làm thế đâu như đúng rồi (trước mặt khách lịch sự chút chứ vào gặp sếp ở phòng riêng thì toàn mày với tao như dân chợ búa). Mình nói sơ sơ thôi, nhiều trường hợp khi nhân viên vào gặp riêng sếp, sếp cũng à ơi khéo lắm để mình tin sếp là "không sao đâu em ạ" và "cứ làm đi", nhiều lúc cũng lồng câu chữ này nọ, nói vòng nói xiên để mình không để ý những cái sếp đang né...

Đấy, bạn bảo thế ai tin và nghe theo??? Lúc nào ông ý gọi ai vào phòng nhận hồ sơ khách hàng mới là ai nấy đều thấy chuẩn bị đối mặt với nguy hiểm theo đúng nghĩa. Vậy thì ok, mang ghi âm theo thôi. Vậy bạn dùng nó khi nào?
1. Đi thẩm định về , báo cáo đúng thực tế và xin ý kiến chi đạo của sếp.
2. Tất cả những gì sếp chỉ đạo riêng cho bạn (Ví dụ có những cái khách không rành mà mình phải "làm hộ")
3. Những trường hợp bạn thấy cần.

Mình chẳng là sếp nhưng cái đơn giản cần bảo vệ mình thì là bản năng phải có nếu gặp kiểu sếp như trên. Chưa kể nhiều lúc bạn còn phải email lên cấp trên cao hơn nữa nếu cần. Ví dụ ngay trường hợp của mình, nhiều người nghĩ và sợ chẳng dám làm. Sau này sếp đi, HO ra làm việc nói thẳng luôn "Các anh làm tín dụng mà sếp chỉ đạo sai lè lè vẫn làm là sao? Không có chính kiến à, sao không gửi mail vào cấp cao hơn phản ánh....và ...." . Cho nên, cần có đoàn kết tập thể khi cần chứ lúc sự đã rồi có giải thích thì cấp trên vẫn đánh giá bạn là thiếu tư chất này nọ.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Không đáng để đánh đổi cả 1 đời cho 1 khách hàng mà mình chả biết họ là ai. Nhớ lựa chọn và quyết định cho sáng suốt. Tốt nhất cái nào thấy rủi ro thì từ chối, sếp thì kệ sếp chứ ko có chỗ này mình sang chỗ khác thôi.
 
Hay quá, tớ cũng đang gặp trường hợp này, đang ngâm hồ sơ để tìm hiểu đây. Thấy các bác có một số ý tưởng có thể áp dụng!
 
Cái này em cũng chỉ hóng thôi, vì thật ra em thấy sếp bắt đó đứa nào dám chống đối. Chống đối sếp cho chết ngay. hì hì trừ khi tìm được lý do thuyết phục để từ chối.
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,223
Thành viên mới nhất
Suga Sean Merch
Back
Bên trên