Hạch toán TSCĐ, CCLĐ (chia sẻ từ TCB)

hungviet

Founder
a) Một số định nghĩa:

- TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động có hình thái vật chất (từng đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thỏa mãn các tiêu chuẩn của CCLĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như: nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...
- TSCĐ vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế bản quyền sáng tác....
- Tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó
+ Nguyên giá TS phải được xác định 1 cách đáng tin cậy
+ Có time sử dụng từ 1 năm trở lên
+ Có giá trị từ 10 tr đồng trở lên
- Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí mà TCB chi ra để có được TSCĐ đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
- Thời gian sử dụng: là tg TCB dự tính sử dụng TSCĐ vào hoạt động kinh doanh
- Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào quá trình kinh doanh, do bào mòn tự nhiên hoặc do tiến bộ của khoa học kỹ thuật...trong quá trình hoạt động của TS
- Giá trị hao mòn lũy kế của TSĐB: là tổng giá trị hao mòn của TSCĐ đến thời điểm báo cáo.
- Số khấu hao lũy kế của TSĐB: là tổng khấu hao đã trích vào chi phí SXKD qua các kỳ đến thời điểm báo cáo.
- Giá trị còn lại trên sổ kế toán: là nguyên giá của TSCĐ - khấu hao kũy kế tính đến thời điểm báo cáo
- Công cụ lao động tại TCB: là những tư liệu lao động không thỏa mãn tiêu chuẩn là TSCĐ hữu hình, như: máy POS; bàn ghế, điện thoại di động, điện thoại cố định; máy vi tính, điều hòa nhiệt độ, két sắt đựng tiền...có giá trị <10 triệu đồng.

b) Phân loại TSCĐ:

TSCĐ hữu hình được phân thành:
- Loại 1: Nhà cửa vật kiến trúc
- Loại 2: Máy móc thiết bị
- Loại 3: Phương tiện vận tải truyền dẫn
- Loại 4: TSCĐ hữu hình khác
TSCĐ vô hình được phân thành:
- Loại 1: Quyền sử dụng đất
- Loại 2: Phần mềm máy vi tính
- Loại 3: TSCĐ vô hình khác
c) Xác định nguyên giá TSCĐ:
* TSCĐ hữu hình:
- TSCĐ HH mua sắm: là giá mua thực tế cộng các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và với các chi phí liên quan trực tiếp mà TCB chi ra tính đến thời điểm đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng: lãi tiền vay đầu tư cho TSCĐ, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử...
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi maý móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác.
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
- Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”.
- Nguyên giá của TSCĐ điều chuyển nội bộ trong hệ thống: là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của TSCĐ đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn cứ vào nguyên giá số khấu hao lũy kế giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ sơ của TSCĐ đó để phản ánh và sổ kế toán. Các chi phí phát sinh liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ khônghạch toán tăng nguyên giá mà hạch toán vào CPSXKD trong kỳ.
* Xác định nguyên giá TSCĐ vô hình:
- Nguyên giá TSCĐ VH mua riêng biệt: là giá mua thực tế +các khoản thuế (- các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí khác phát sinh tính đến thời điểm đưa TS vào sử dụng theo dự tính.
- Nguyên giá TSCĐ VH được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: là tổng chi phí liên quan trực tiếp từ khâu thiết kế xây dựng sản xuất thử nghiệm tính đến thời điểm đưa TSCĐ VH vào sử dụng.
- Nguyên giá TSCĐ VH là quyền sử dụng đất có thời hạn và quyền SDĐ lâu dài: là số tiền chi ra để có quyền SDĐ hợp pháp + chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng lệ phí trước bạ...
...
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,089
Tổng số thành viên
351,561
Thành viên mới nhất
movemyhome
Back
Bên trên