FTP: to be or not to be?

  • Bắt đầu Bắt đầu khiemtd
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

khiemtd

Verified Banker
Cả nhà có ai quan tâm đến FTP (Fund trandfer pricing) không?

Theo tìm hiểu của mình, hiện nay có một số NH gần đây đang áp dụng mô hình quản lý nguồn vốn tập trung như BIDV (2008), Vietinbank (2011), VCB (1994), Exim (2012), ACB (???). Không biết có còn ai khác nữa không?

Việc sử dụng FTP ở quy mô nào mới thật sự mang lại lợi ích?

Mong các bác cao nhân chĩ giáo.
 
cái này thì phải hỏi nhân viên phòng nguồn vốn của ngân hàng thì rành hơn...
Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, nhân viên tín dụng như mình biết được chút ít.
1) Trước khi áp dụng Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ, hoạt động huy động - cho vay của ngân hàng diễn ra như sau: Các chi nhánh tự huy động và cho vay; Hội sở sẽ quản lý bằng tỷ lệ dư nợ/huy động của riêng từng chi nhánh/pgd. Ví dụ: Chi nhánh A huy động được 100 tỷ, tỷ lệ dư nợ/huy động được phép là 80%, thì chi nhánh A được cho vay 80 tỷ, còn 20 tỷ thì chi nhánh để dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản và bán lại cho hội sở.
2) Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã áp dụng hình thức FTP - Mua bán vốn nội bộ. Lúc này, các chi nhánh huy động được bao nhiêu sẽ bán số tiền huy động đó về cho hội sở (phòng nguồn vốn), và khi cần vốn cho vay thì sẽ mua vốn lại từ hội sở để cho vay. Mình nói ví dụ cho dễ hiểu:
- Chi nhánh A huy động được 100 tỷ với lãi suất 14%
- Chi nhánh này sẽ bán 100 tỷ về cho Hội sở với lãi suất 15,5%
=> Sau bước 1 (huy động rồi bán cho hội sở), lợi nhuận của chi nhánh là: (15,5% - 14%)*100
- Khách hàng đến chi nhánh A để vay vốn và cần vay 100 tỷ.
- Chi nhánh A sẽ mua vốn lại từ Hội sở với lãi suất 16,5%
- Chi nhánh A cho khách hàng vay với lãi suất 19%
=> Sau bước 1 (mua vốn từ hội sở và cho vay), lợi nhuận của chi nhánh ở bước 2 là: (19%-16.5%)*100
Với FTP, phòng nguồn vốn đóng 2 vai trò rất quan trọng:
Thứ nhất, là trung tâm điều chuyển vốn từ nơi thiếu đến nơi thừa, tức là từ chi nhánh huy động được nhiều về chi nhánh huy động được ít, tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi và tăng cường thu nhập cho chi nhánh (Nếu áp dụng hình thức như trước đây, chi nhánh chỉ huy động mà không cho vay thì không có thu nhập, trong khi áp dụng FTP, chi nhánh huy động vẫn có thu nhập bằng cách bán vốn về cho hội sở và hội sở sẽ bán nguồn vốn đó cho chi nhánh nào có nhu cầu...
Thứ hai, trước đây áp dụng cơ chế cũ, chi nhánh phải tự cân đo, đong đếm rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản...Bằng cách như hiện nay (FTP), chi nhánh chỉ có nhiệm vụ huy động và cho vay, các vấn đề về quản trị rủi ro lãi suất, thanh khoản, tỷ giá đều thuộc về phòng nguồn vốn của hội sở, giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống

Mình chắc chắn rằng, trong tương lai tất cả các ngân hàng sẽ áp dụng FTP, vì đây là hình thức tốt hơn hẳn so với hình thức trước đây. Chỉ có điều, có thể một số ngân hàng chưa áp dụng là do vướng mắc về chi phí, chuyển đổi hệ thống nên không thể áp dụng ngay mà cần có thời gian và tư vấn.
 
cái này thì phải hỏi nhân viên phòng nguồn vốn của ngân hàng thì rành hơn...
Tuy nhiên, ở khía cạnh nào đó, nhân viên tín dụng như mình biết được chút ít.
1) Trước khi áp dụng Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ, hoạt động huy động - cho vay của ngân hàng diễn ra như sau: Các chi nhánh tự huy động và cho vay; Hội sở sẽ quản lý bằng tỷ lệ dư nợ/huy động của riêng từng chi nhánh/pgd. Ví dụ: Chi nhánh A huy động được 100 tỷ, tỷ lệ dư nợ/huy động được phép là 80%, thì chi nhánh A được cho vay 80 tỷ, còn 20 tỷ thì chi nhánh để dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản và bán lại cho hội sở.
2) Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đã áp dụng hình thức FTP - Mua bán vốn nội bộ. Lúc này, các chi nhánh huy động được bao nhiêu sẽ bán số tiền huy động đó về cho hội sở (phòng nguồn vốn), và khi cần vốn cho vay thì sẽ mua vốn lại từ hội sở để cho vay. Mình nói ví dụ cho dễ hiểu:
- Chi nhánh A huy động được 100 tỷ với lãi suất 14%
- Chi nhánh này sẽ bán 100 tỷ về cho Hội sở với lãi suất 15,5%
=> Sau bước 1 (huy động rồi bán cho hội sở), lợi nhuận của chi nhánh là: (15,5% - 14%)*100
- Khách hàng đến chi nhánh A để vay vốn và cần vay 100 tỷ.
- Chi nhánh A sẽ mua vốn lại từ Hội sở với lãi suất 16,5%
- Chi nhánh A cho khách hàng vay với lãi suất 19%
=> Sau bước 1 (mua vốn từ hội sở và cho vay), lợi nhuận của chi nhánh ở bước 2 là: (19%-16.5%)*100
Với FTP, phòng nguồn vốn đóng 2 vai trò rất quan trọng:
Thứ nhất, là trung tâm điều chuyển vốn từ nơi thiếu đến nơi thừa, tức là từ chi nhánh huy động được nhiều về chi nhánh huy động được ít, tận dụng triệt để nguồn vốn nhàn rỗi và tăng cường thu nhập cho chi nhánh (Nếu áp dụng hình thức như trước đây, chi nhánh chỉ huy động mà không cho vay thì không có thu nhập, trong khi áp dụng FTP, chi nhánh huy động vẫn có thu nhập bằng cách bán vốn về cho hội sở và hội sở sẽ bán nguồn vốn đó cho chi nhánh nào có nhu cầu...
Thứ hai, trước đây áp dụng cơ chế cũ, chi nhánh phải tự cân đo, đong đếm rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản...Bằng cách như hiện nay (FTP), chi nhánh chỉ có nhiệm vụ huy động và cho vay, các vấn đề về quản trị rủi ro lãi suất, thanh khoản, tỷ giá đều thuộc về phòng nguồn vốn của hội sở, giảm thiểu rủi ro cho toàn hệ thống

Mình chắc chắn rằng, trong tương lai tất cả các ngân hàng sẽ áp dụng FTP, vì đây là hình thức tốt hơn hẳn so với hình thức trước đây. Chỉ có điều, có thể một số ngân hàng chưa áp dụng là do vướng mắc về chi phí, chuyển đổi hệ thống nên không thể áp dụng ngay mà cần có thời gian và tư vấn.

Cảm ơn bác kemcay2000 đã chia sẻ thông tin. Nhưng có lẽ bác không phải là dân nguồn vốn nên thông tin của bác vẫn chỉ mới ở "phần nổi" mà chưa có "phần chìm" của tảng băng.

Đúng như bác kemcay2000 đã nói, việc áp dụng FTP nhằm giúp NH chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn và tránh các vấn đề về rủi ro thanh khoản trong toàn bộ ngân hàng. Với FTP sẽ làm cho các hoạt động của ngân hàng (không chỉ huy động - cho vay, mà còn các nghiệp vụ khác như đầu tư chẳng hạn) trở nên dễ dàng hơn thông qua các chỉ số tài chính và làm giảm chi phí về vốn của ngân hàng rất nhiều. Tài liệu về FTP cũng có nhiều trên mạng nhưng để áp dụng vào ngân hàng là cả một vấn đề vì còn tùy thuộc sự đáp ứng của hệ thống công nghệ.

Trở lại câu hỏi của bác khiemtd:
1. Theo mình biết, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng cơ chế FTP (tên gọi có thể khác nhau ở mỗi ngân hàng). Tuy nhiên, mức độ áp dụng khác nhau ở mỗi ngân hàng, cũng như cơ chế tính toán cũng khác nhau (cái này là do hệ thống core banking có đáp ứng theo yêu cầu được không thôi. Nếu không đáp ứng được thì tính tay đối với 1 số nghiệp vụ/giao dịch/sản phẩm cụ thể).
2. Về quy mô ngân hàng sử dụng thì rất khó nói. Vì FTP không phụ thuộc vào quy mô của TCTD mà phụ thuộc vào các nghiệp vụ mà TCTD đó đang thực hiện cũng như nhu cầu về quản lý thanh khoản của TCTD đó. Theo mình, nên áp dụng FTP vào hoạt động của TCTD càng sớm càng tốt vì sẽ tiết giảm chi phí rất nhiều và giúp TCTD quản lý thanh khoản tốt hơn
 
Cảm ơn bác kemcay2000 đã chia sẻ thông tin. Nhưng có lẽ bác không phải là dân nguồn vốn nên thông tin của bác vẫn chỉ mới ở "phần nổi" mà chưa có "phần chìm" của tảng băng.

Đúng như bác kemcay2000 đã nói, việc áp dụng FTP nhằm giúp NH chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn và tránh các vấn đề về rủi ro thanh khoản trong toàn bộ ngân hàng. Với FTP sẽ làm cho các hoạt động của ngân hàng (không chỉ huy động - cho vay, mà còn các nghiệp vụ khác như đầu tư chẳng hạn) trở nên dễ dàng hơn thông qua các chỉ số tài chính và làm giảm chi phí về vốn của ngân hàng rất nhiều. Tài liệu về FTP cũng có nhiều trên mạng nhưng để áp dụng vào ngân hàng là cả một vấn đề vì còn tùy thuộc sự đáp ứng của hệ thống công nghệ.

Trở lại câu hỏi của bác khiemtd:
1. Theo mình biết, hầu hết các ngân hàng đều áp dụng cơ chế FTP (tên gọi có thể khác nhau ở mỗi ngân hàng). Tuy nhiên, mức độ áp dụng khác nhau ở mỗi ngân hàng, cũng như cơ chế tính toán cũng khác nhau (cái này là do hệ thống core banking có đáp ứng theo yêu cầu được không thôi. Nếu không đáp ứng được thì tính tay đối với 1 số nghiệp vụ/giao dịch/sản phẩm cụ thể).
2. Về quy mô ngân hàng sử dụng thì rất khó nói. Vì FTP không phụ thuộc vào quy mô của TCTD mà phụ thuộc vào các nghiệp vụ mà TCTD đó đang thực hiện cũng như nhu cầu về quản lý thanh khoản của TCTD đó. Theo mình, nên áp dụng FTP vào hoạt động của TCTD càng sớm càng tốt vì sẽ tiết giảm chi phí rất nhiều và giúp TCTD quản lý thanh khoản tốt hơn

chính xác, mình là dân tín dụng mà, biết nhiêu đó thôi, giống như bác là dân nguồn vốn thì bác biết sơ sơ về tín dụng thôi...hehee, bởi vậy mới nói là càng ngày mọi thứ càng chuyên môn hoá
 
Mình là dân Nguồn vốn chi nhánh đi ra đây, bữa nay mấy Bác nói mình mới biết nhiều đó chứ.
Mình làm Nguồn vốn toàn là mò và mò không. Chán quá bỏ qua Tín dụng rồi.

Về mặt vốn mà nói, nguyên tắc vẫn phải mua bán với Hội Sở rồi. Còn dư chút ít thì để bên ngân hàng Nhà nước, còn ngoại tệ thì thường để bên Vietcombank, DongA Bank, . . .
Tuy nhiên, vẫn một số ngân hàng, có áp dụng theo kiểu Hội Sở nằm giữa, cho 2 chi nhánh chuyển tiền với nhau hay là chuyển thẳng cho nhau thì phải. Cái này thì không có rành lắm, do mô hình các ngân hàng còn nhỏ nên thường dồn về cho Phòng Kế Toán làm luôn. Chỉ riêng biệt 1 số ngân hàng có dân Nguồn vốn tại chi nhánh, như mình lúc trước bên MHB.

Còn gì nữa, mong các Bác chỉ giáo nhe!
 
Mình là dân Nguồn vốn chi nhánh đi ra đây, bữa nay mấy Bác nói mình mới biết nhiều đó chứ.
Mình làm Nguồn vốn toàn là mò và mò không. Chán quá bỏ qua Tín dụng rồi.

Về mặt vốn mà nói, nguyên tắc vẫn phải mua bán với Hội Sở rồi. Còn dư chút ít thì để bên ngân hàng Nhà nước, còn ngoại tệ thì thường để bên Vietcombank, DongA Bank, . . .
Tuy nhiên, vẫn một số ngân hàng, có áp dụng theo kiểu Hội Sở nằm giữa, cho 2 chi nhánh chuyển tiền với nhau hay là chuyển thẳng cho nhau thì phải. Cái này thì không có rành lắm, do mô hình các ngân hàng còn nhỏ nên thường dồn về cho Phòng Kế Toán làm luôn. Chỉ riêng biệt 1 số ngân hàng có dân Nguồn vốn tại chi nhánh, như mình lúc trước bên MHB.

Còn gì nữa, mong các Bác chỉ giáo nhe!

Dân ngùôn vốn ở chi nhánh, nghiệp vụ như thế nào vậy bác? Em chỉ biết sơ sơ về FTP, chứ cụ thể nữa không biết, bác có thể giải thích em rõ hơn không ạ? (ps: Cho xin cái quy trình đeeeeeeeeeeeeee.....hehe)
 
Nghiệp vụ của tớ thì thời cổ đại để lại. Đọc hổng hiểu gì hết (có lẽ nhìn hoa con mắt), nghiệp vụ ban đầu thì cứ làm bừa. Không có ai chỉ bảo gì hết.
Làm từ từ thì cũng đại loại vậy nè:
- Cân đối tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng nhà nước, tiền ngoại tệ (chỉ USD thôi)
- Theo dõi điều vốn giữa chi nhánh và Hội sở, chi nhánh và PGD. Lệnh nào tới hạn thì gia hạn, hoặc trả, hoặc đòi với PGD.
- Tính toán lãi suất đầu vào đầu ra.
- Thực hiện giao dịch Nguồn vốn trên chương trình Core.
- Đi huy động vốn.
- Thực hiện các báo cáo về vốn. Theo dõi các vốn dự án.
- Tính lãi vốn điều hòa hàng tháng.
- Lập lệnh điều vốn cho PGD.

. . . . (nhớ cái gì, bổ sung cái đó ^_^)
 
Nghiệp vụ của tớ thì thời cổ đại để lại. Đọc hổng hiểu gì hết (có lẽ nhìn hoa con mắt), nghiệp vụ ban đầu thì cứ làm bừa. Không có ai chỉ bảo gì hết.
Làm từ từ thì cũng đại loại vậy nè:
- Cân đối tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng nhà nước, tiền ngoại tệ (chỉ USD thôi)
- Theo dõi điều vốn giữa chi nhánh và Hội sở, chi nhánh và PGD. Lệnh nào tới hạn thì gia hạn, hoặc trả, hoặc đòi với PGD.
- Tính toán lãi suất đầu vào đầu ra.
- Thực hiện giao dịch Nguồn vốn trên chương trình Core.
- Đi huy động vốn.
- Thực hiện các báo cáo về vốn. Theo dõi các vốn dự án.
- Tính lãi vốn điều hòa hàng tháng.
- Lập lệnh điều vốn cho PGD.

. . . . (nhớ cái gì, bổ sung cái đó ^_^)

hix, đọc mà hok hiểu gì luôn...
 
oạch, mới đọc tưởng PTP ở đây là giao thức File transfer Protocol, giao thức truyền tải tập tin. Gặp lúc đang đói bụng nữa chắc nhầm là Food ProcessingTechnology (công ty công nghiệp chế biến thực phẩm) :))
 
Back
Bên trên