HOT Đề cương Ôn thi Vietcombank 2017 (P3) - Hệ thống kiến thức Nghiệp vụ

Dear all,

Trong 2 post gần nhất, Tôi đã chia sẻ với các thành viên Diễn đàn về các nội dung:
  • Cách thức tuyển dụng & Cơ cấu đề thi vị trí QHKH và Giao dịch viên
  • Ôn tập nghiệp vụ IQ,EQ
  • Ôn tập Kiến thức Vĩ mô & Vi mô
  • Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ Vietcombank
Các nội dung trên rất quan trọng, chiếm 1/2 số câu hỏi trắc nghiệm.

Các bạn có thể tham khảo các bài viết trước theo link phía dưới.
- Phần 1: HOT - Đề cương Ôn thi Vietcombank (P1)
- Phần 2: HOT - Đề cương Ôn thi Vietcombank (P2)

Trong bài hôm nay, Tôi sẽ chia sẻ phần 3, cũng là phần cuối & là nội dung QUAN TRỌNG NHẤT cần ôn tâp, đó chính là kiến thức về Nghiệp vụ & Văn bản pháp luật, đính kèm thêm phần chia sẻ về Tiếng Anh - vốn là phần cực kỳ khó nhằn.

I. NGHIỆP VỤ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Hừm, khó và rộng là tất cả những gì Tôi muốn chia sẻ.
Với 1 Bankers có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm, làm đề thi của Vietcombank cũng “méo mặt”, vì mức độ Rộng của nội dung kiến thức.

Đề thi T11/2016 có mở rộng ra các mảng kiến thức về Kế toán, đòi hỏi ứng viên cần được trang bị rất tổng quát về Kiến thức Tín dụng, Tài chính, Ngân hàng & Kế toán – những kiến thức vốn dĩ không dễ hấp thụ.

Tương tự với quan điểm xuyên suốt từ đầu “Không thể học được hết”, vì vậy, chúng ta cần tập trung các nội dung như sau:

a. Các văn bản pháp luật cần học

STT
Loại văn bản
Văn bản
Ghi chú
1
VB Pháp luật chung

Luật Dân sự 2015

Hỏi rất nhiều



Luật Doanh nghiệp 2015

Hỏi rất nhiều

2

VB Ngân hàng

Luật các TCTD số 47/2010

Hỏi rất nhiều



Thông tư 39/2016 về Quy chế Cho vay

Hỏi rất nhiều



Nghị định 83 & 163 về Giao dịch bảo đảm




Thông tư 02/2013 về Phân loại Nợ




Thông tư 36 quy định về Giới hạn hoạt động của các TCTD

Nhớ giùm mấy cái hệ số CAR ạ!



Thông tư 07/2015 về Bảo lãnh Ngân hàng




Basel II

Vốn cấp 1,2,3 là gì phải thuộc như cháo!
[TBODY] [/TBODY]
Cái nào Tôi bảo đọc, tức là nó vốn dĩ phổ biến, thi ở rất nhiều Ngân hàng và các đợt tuyển dụng trước của Vietcombank.
Đợt vừa rồi, Thông tư 39/2016 ra đời khá Hot, khả năng đợt thi tới hỏi về cái này sẽ nhiều, Anh em chú ý.. Nhớ là tôi dự đoán nhé, tôi mà biết được đề thì giờ tổ chức cái đường dây “chạy” vào cho dễ :D
Tất cả các văn bản trên, Tôi đã note vàng các nội dung cần đọc trên hệ thống đào tạo LMS.

b. Nghiệp vụ cần Ôn tập
Thực tế, chúng ta cần xác định rằng, Luật quy định những gì, thì đó là thứ mà chúng ta cần phải học, đó chính là Nghiệp vụ.
Tuy nhiên, cơ bản là Anh em thường lười đọc, không chịu đọc, không biết..cần đọc cái gì, thậm chí không hiểu..đang đọc cái gì.
Vì vậy, Tôi sẽ tóm tắt các vấn đề cần tìm hiểu như sau:


STT
Nghiệp vụ
Chi tiết
Ghi chú
1
Tín dụng

Tín dụng là gì?

Luật các TCTD số 47/2010



Phân chia các Tổ chức Tín dụng




Ngân hàng gồm mấy loại




- Các phương thức cấp Tín dụng: Cho vay, Bảo lãnh, Bao thanh toán, Chiết khấu/Tái chiết khấu, Cho thuê tài chính
- Khái niệm và Đặc điểm từng loại




Giới hạn Cấp tín dụng




Nhóm Khách hàng liên quan


2

Cho vay

Thời gian cho vay là gì?

Thông tư 39/2016



Kỳ hạn trả nợ




Khác nhau giữa Ân hạn Nợ và Cơ cấu nợ




Loại hình cho vay: Ngắn hạn, Trung hạn, Dài hạn… Đặc điểm từng loại




Phương thức cho vay: Từng lần, HMTD, Thấu chi, Hợp vốn, Lưu vụ… Đặc điểm từng loại




Đối tượng Không được Cho vay và Hạn chế Cho vay


3

Nhóm nợ

Phân loại Nhóm nợ

Thông tư 02/2013



Nợ xấu, Nợ quá hạn là gì




Trích lập DPRR chung, DPRR cụ thể: Khái niệm, Tỷ lệ trích lập Dự phòng rủi ro


4

Đăng ký Giao dịch bảo đam

Khái niệm

Nghị định 83 và 163 về Giao dịch đảm bảo



Các giao dịch bắt buộc cần đăng ký




Thẩm quyền của các cơ quan chức năng


5

Bảo lãnh

Khái niệm

Thông tư 07/2015 về Bảo lãnh Ngân hàng



Quy trình phát hành Bảo lãnh




Sự khác nhau giữa Hợp đồng Bảo lãnh và Thư bảo lãnh




Phân loại Bảo lãnh




Lợi ích, Rủi ro của các bên tham gia Quy trình phát hành Bảo lãnh




Đối tượng không được Phát hành Bảo lãnh


6

Phương tiện TTQT

Hối phiếu là gì? Đặc điểm và Phân loại Hối phiếu




Séc là gì? Đặc điểm và Phân loại Séc


7

Phương thức TTQT

Chuyển tiền là gì?




Nhờ thu là gì? Phân loại và Đặc điểm

URC 522



L/C là gì? Phân loại và Đặc điểm từng loại (Hay hỏi)

UCP 600 (Không biết mấy cái này thì sợt là biết)



Ưu nhược điểm của các bên tham gia Nhờ thu và L/C


8

Incoterms 2010

Các điều kiện Thương mại Quốc tế gồm những điều kiện nào? Đặc điểm


9

Tài chính Doanh nghiệp

Đặc điểm & Bố cục các loại Báo cáo tài chính: Khoản nào, Mục nào?

Sách Tài chính Doanh nghiệp – Học viện Ngân hàng



Các chỉ số tài chính quan trọng: Gồm 4 nhóm


10

Tài trợ Dự án

Vai trò của NPV và IRR




Công thức tính NPV, IRR




Công thức tính WACC, ý nghĩa

[TBODY] [/TBODY]
Tất nhiên nhé, tôi không phủ nhận bảng liệt kê trên còn thiếu. Tuy nhiên, đó là những cái Key nhất BẮT BUỘC phải học nhé, bạn thân mến J Quên gì thì quên, lười gì thì lười, nhưng 10 cái note trên là những thứ cần phải học. À mà không học hoặc không tin cũng tùy thôi :D

c. Nghiệp vụ mở rộng – Kế toán Ngân hàng
Đề thi T11/2016 có 1 loạt các câu hỏi về Kế toán Ngân hàng, nhiều lúc tôi cũng không hiểu Vietcombank ra mấy cái này để làm gì? Thực tiễn, thừa nhận rằng biết nhiều là tốt, nhưng không phải lúc này, lúc luyện thi đầy cam go :D

Lắng nghe 1 vài Review sau:

TỔNG HỢP REVIEW (LUNG TUNG)
- 10 câu về kế toán thì có 1 câu là NH cho khách hàng vay tiền thì ghi có ghi nợ ntn, 1 câu là DN mua gì gì đó thì ghi có ghi nợ ntn. 1 câu hỏi về kế toán .... được quy định trong Thông tư nào, 1 câu về điểm khác nhau cơ bản giữa 1 DN kinh doanh dịch vụ và 1 DN sản xuất khác nhau ở những điểm nào trong bảng cân đối kế toán (hàng tồn kho, khoản phải thu, trả trước người bán, ...) còn lại chủ yếu hỏi cái này thì được ghi vào khoản mục nào: 1 câu là chi phí xây dựng j j đó được hạch toán vào đâu (em nhớ đáp án là hàng tồn kho), 1 câu là về doanh nghiệp xây lắp thì cần chú ý đến khoản mục nào nhất trong bảng cân đối kế toán (phải thu, chi phí xây dựng dở dang...)
- Còn lại chủ yếu hỏi cái này được hạch toán vào đâu @@
- Có câu hỏi công thức wacc Quá dễ
- EPS là gì, cthuc tính vq vốn lưu động, ROE; nếu trả cổ tức = cổ phiếu thì ảnh hưởng ntn đến lợi nhuận?; tk loại 7 là gì? tỉ giá giảm ah ntn đến sức cạnh tranh of hàng hóa trong nước? GNP là gì (có tính đến trốn thu? sản phẩm ngoại lai?...) , trích khấu hao, cs tài khóa, ... Đấy chỉ là 1 số, NHÌN CHUNG LÀ hỏi rất nhiều về báo cáo tài chính và kế toán ngân hàng ạ. Em vừa làm lại còn vừa thắc mắc k biết có cho nhầm đề GDV hay k
- nếu có lần sau thì e sẽ ôn thêm kế toán ngân hàng (ghét nhất câu có bao nhiêu loại tài khoản kế toán Ngân hàng)
- các khoản mục trong báo cáo tài chính
- Cổ phiếu, cổ phần có 2,3 câu
- Vốn chủ sở hữu, tài sản có 5-6 câu
- Tài chính DN ( hỏi khá rộng từ WACC đến phân tích các chỉ số, hỏi cả kết cấu bảng CĐKT đến hệ thống tài khoản)
- Trong phần này em thấy quan trọng nhất là Tài chính doanh nghiệp anh ak. Một việc quan trọng là phải học thuộc tất cả các khoản mục trong bảng cân đối kế toán (thật chi tiết). Sẽ có khoảng 6-7 câu hỏi theo kiểu khoản mục nhỏ này thì hạch toán vào khoản mục lớn nào (Nhưng câu hỏi sẽ khá biến hóa (tuy cùng nội dung) và câu trả lời em đánh giá là lắt léo thí sinh theo kiểu không hiểu thật sâu sẽ sai ngay, có nhiều đáp án kiểu tất cả đều sai). Họ hỏi chi phí NVL dở dang khoản nào, chi phí xây nhà của doanh nghiệp BĐS khoản nào, khoản nhận vốn đầu tư từ công ty mẹ khoản nào,…. Nói chung là cứ vác cái BCĐKT thật chi tiết ra học là sẽ làm được những câu này.
- 6 khoản mục giảm trừ doanh thu là gì.
- Có khoảng 6-7 câu liên quan tới chương đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Năm nay không có câu liên quan tới dòng tiền đầu tư. Năm nay xoáy rất sâu vào tất cả các chỉ tiêu liên quan tới đánh giá hiệu quả tài chính của Dự Án Đầu Tư, nghĩa là phải học thuộc 5 cách xác định hiệu quả tài chính dự án đầu tư (Cả cách tính, ưu và nhược điểm), năm nay có hỏi về lợi nhuận chiết khấu là gì, cách tính WACC, chỉ tiêu Tỷ số sinh lời PI thể hiện cái gì, có các câu hỏi đưa ra dự án và xét các chỉ tiêu khác nhau từ NPV, IRR, Thời gian hoàn vốn xem chỉ tiêu nào đánh gia đúng dự án.
- Có bài tập không cần tính toán đưa ra 2 dự án có mức độ đầu tư ban đầu (A,B) đạt mức sinh lời (C,D) (cho số cụ thể em không nhớ), xong cho đáp án kiểu nếu tính theo NPV thì chọn dự án này, IRR thì chọn dự án kia hoặc Tính theo NPV hay IRR chọn cả 2 dự án. Nói chung, học thật kĩ chương đầu tư dài hạn (Khoảng 25 trang trong cuốn TCDN của HVNH là giải quyết được hết).
- Chi phí xây dưng phân xưởng được xếp vào mục nào trong Bảng SXKD?
- Hàng dở dang được xếp vào mục nào trong BCĐKT?
- Các khoản giảm trừ doanh thu?
- Chỉ số nào dù ng để đánh giá khả năng trả nợ? EBITDA, NPV, IRR, EBIT?
- về trích khấu hao, phải thu thuần, hạch toán các loại chi phí ntn, LIFO, , NĐ 83 về đkgdbđ, chỉ soos LDR là gì, ngân hàng đánh giá khả năng trả nợ của DN thông qua chỉ tiêu nào trên bctc, nghiệp vụ thị trương mở
- phân loại phần trăm các rủi ro, thuế tndn
- có hỏi liên quan đến thuế
- Không có bất kì một câu bài tập nào
- Trái phiếu: Có khoảng 3 câu. Hỏi về trái phiếu ngang giá, giá trị phụ trội làm tăng hay giảm doanh thu của NH, chi phí chiết khấu trái phiếu do các TCTD phát hành sẽ làm tăng hay giảm chi phí huy động vốn. Nói chung là cái này mang tính thực tế làm việc nhiều hơn là lí thuyết.
- Tài chính quốc tế tính tỷ giá giao ngay, tỷ giá chéo.
- Tài chính doanh nghiệp: vốn lưu động ròng, thanh khoản, cân đối tài chính, khả năng trả nợ vốn trung và dài hạn....”

Đọc xong mà thấy ngộp thở luôn, Review rộng từ TCDN đến Kế toán Ngân hàng rồi các kiểu. Cơ bản thế này, thời gian không còn nhiều, đọc vậy biết vậy thôi, mình cần quy hoạch các nội dung cần ôn tập, bao gồm:
1. Bố cục BCTC, các khoản mục nào thì cần phải thuộc như lòng bàn tay
2. Hệ thống các Tài khoản Kế toán Ngân hàng
Tất cả các phần khác, đọc cho qua và oánh bừa bạn ơi J Mục tiêu của mình là 50% số điểm là ổn rồi.


II. NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH VIÊN/ KẾ TOÁN/ NGÂN QUỸ
Bố cục của Giao dịch viên tương tự với đề thi của QHKH, khác biệt nằm ở các nền tảng về Nghiệp vụ.
2.1. Câu hỏi về IQ
Tương tự với QHKH, bạn cần ôn tập đầy đủ các nội dung này.
2.2. Câu hỏi về EQ & Kỹ năng
Các tình huống về EQ với GDV rất đa dạng, Với đề thi T11/2016, ứng viên có Review về 2 tình huống cơ bản.
Tình huống 1: Xử lý với Khách hàng khó tính
Tình huống 2: Xử lý khi chuyển tiền nhầm
Các tình huống này đều có nói đến trong cuốn Cẩm nang giao dịch – Ngân hàng An Bình mà tôi từng upload lên Ub.com.vn.
Anh em tự chủ động search để đọc nhé.
Tất nhiên, như tôi đã nói, EQ vốn không có đáp án, cứ thuận theo ý mình mà làm.

Lưu ý: Bên cạnh các câu hỏi EQ, đề thi mấy năm gần đây cũng thường xuyên có các câu hỏi về Kỹ năng Tin học.
Tham khảo VD1:
Trong Excel, muốn chọn và bỏ chọn lệnh Filter thì dùng tổ hợp phím tắt nào?
VD2: Phím tắt trong excel để chuyển từ sheet này sang sheet kia...
VD3: Hàm Sumif trong Excel có ý nghĩa gì?

Với các câu hỏi thế này, các bạn đã từng có chứng chỉ MOS hoặc thành thạo Tin học văn phòng thì đơn giản. Anh em nào chưa biết thì chịu nhé, không có thời gian đâu mà ôn.
Đã bảo rồi, rảnh thì không chịu đi học mấy cái kỹ năng cơ bản cơ, cứ khinh nó!

2.3. Kiến thức chung – Vĩ mô và Vi mô
Tương tự

2.4. Hiểu biết về Vietcombank
Tương tự

2.5. Nghiệp vụ
a. Các văn bản pháp luật cần học


STT
Loại văn bản
Văn bản
Ghi chú
1
VB Pháp luật chung

Luật Dân sự 2015

Hỏi rất nhiều



Luật Doanh nghiệp 2015

Hỏi rất nhiều

2

VB Ngân hàng
về Tín dụng

Luật các TCTD số 47/2010

Hỏi rất nhiều



Thông tư 39/2016 về Quy chế Cho vay

Đọc thêm



Nghị định 83 & 163 về Giao dịch bảo đảm




Thông tư 02/2013 về Phân loại Nợ

Đọc thêm



Thông tư 36 quy định về Giới hạn hoạt động của các TCTD

Đọc thêm



Ngân hàng




Basel II

Vốn cấp 1,2,3 là gì phải thuộc như cháo!

3

Văn bản Nghiệp vụ Kế toán

Thông tư 23/2014 Hướng dẫn mở và sử dụng Tài khoản Thanh toán

Tài khoản Thanh toán



Quy chế 1160/2004 về Quy chế Tiền gửi tiết kiệm; Kèm QĐ47/2006 sửa đổi 1160

Tiền gửi Tiết kiệm



Thông tư 24/2014 về Bảo hiểm tiền gửi




TT 19/2016 Quy định về hoạt động Thẻ Ngân hàng

Thẻ



TT 01/2014 Quy định Giao nhận, Vận chuyển Tiền & Giấy tờ có giá

Giao dịch 1 cửa



Thông tư 46/2014 Dịch vụ thanh toán không dùng Tiền mặt

Phương thức thanh toán



Thông tư 22/2015 về Cung ứng và sử dụng Séc




TT20/2011 Quy định về Mua bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân

Mua bán ngoại tệ



Pháp lệnh Ngoại hối 2005, bổ sung 07/2013 & Pháp lệnh 06/2013 bổ sung Pháp lệnh Ngoại hối




TT 15/2011 Quy định về việc mang ngoại tệ khi Xuất cảnh

[TBODY] [/TBODY]
Bạn đã đọc nguồn nào trên Mạng tập hợp các văn bản Luật cho GDV như thế này chưa?
Chưa phải không?! Vì vậy, đừng kêu nó nhiều. Vì vốn dĩ, đây là các văn bản BẮT BUỘC mà GDV cần phải học và đọc.
Tự download về mà ôn tập đi nhé.
1 là học các Luật trên; 2 là không tin và tự bơi.

b. Nghiệp vụ Ôn tập
Các gạch đầu dòng phía trên ở nội dung Luật chính là các nội dung chính về Nghiệp vụ mà chúng ta phải ôn.

Tham khảo 1 số Review dưới đây nhé.
TỔNG HỢP REVIEW (LUNG TUNG)
+) Khoản phải thu kinh doanh bất động sản có độ rủi ro bn % theo tt 36/2014/TT-NHNN
+) Hệ số an toàn vốn tối thiểu theo TT 36/2014 là bn?
+) Hệ số LDR là gì?
+) Nghiệp vụ phát sinh trước thời điểm “cut off time’’ của KBNN và chi nhánh NHTM thì KBNN hạch toán phát sinh thu NSNN: trong ngày/ cuối ngày/ ngày giao dịch kế tiếp/ ngày hôm sau
+) hệ thống tài khoản cấp III được chia thành mấy loại
+) dịch vụ ngân hàng điện tử của VCB nào không áp dụng cho KH là tổ chức?
+) Chi phí tín dụng bao gồm những chi phí nào?
+) Tỷ lệ trích lập quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính
+) Quyền sử dụng đất được ghi nhận là TSCĐ vô hình khi nào? (Quyền SD đất được nhà nước giao sử dụng không thu tiền, Quyền sử dụng đc nhà nước giao sử dụng có thu tiền…, quyền sử dụng đất thuê trả tiền hằng năm)
+) DN phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất sau bao nhiêu ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính
+) Kê khai thuế GTGT theo quý áp dụng với đối tượng nào?
+) DN phải công bố thông tin bất thường trong vòng 24h sau khi có sự kiện nào sau đây xảy ra? Tổng tài sản giảm 10%/ vốn điều lệ giảm 5%...
+) khi góp vốn đầu tư vào công ty con bằng ngoại tệ, doanh nghiệp … đánh giá lại tỷ giá ngoại tệ để điều chỉnh khoản đầu tư? (đáp án là định kỳ/được phép/ không được phép)
+) Hoạt động nào không làm thay đổi khoản mục quỹ đầu tư XDCB và mua sắm TSCĐ
+) 1 câu liên quan đến người cư trú và người không cư trú khi mang ngoại tệ ra nước ngoài
+) Một số câu liên quan đến tỷ giá ngoại tệ, trường phái trọng tiền, lạm phát và thất nghiệp,…
+ Hàng chi khuyến mại có chịu thuế VAT k.? Khi thay đổi phuơng pháp hạch toán trong báo cáo tài chính so với năm truóc phải làm gì?
+ có hỏi P/E, tỷ lệ lạm phát, vốn chủ sở hữu, thẻ connect 24, đường cong Phillips, nếu khách hàng đóng thuế phát hiện lỗi sai thì đến đâu để sửa, mua bán ngoại tệ lấy giá vào thời điểm nào, sản phẩm của VCB, có câu phím tắt trong excel nữa, EPS là gì, NIMM, thuế, tiền gửi có kỳ hạn, mua bán ngoại tệ, chi phí cơ hội của sinh viên
+ phân loại nợ, eps, trích dự phòng
- thời hạn thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền
- thâm hụt ngân sách., giao dịch thu nsnn trước cut off time hạch toán khi nào
- vốn cấp 1, cấp 2, phân loại nợ
- đề ra có câu Car ? P/e là gì, hỏi về thuế
- Bảng cân đối kế toán chừng 4-5 câu, hỏi về các thông tư khá nhiều, có mấy loại nợ cấp 2 hay 3 gì đó, phương pháp hạch toán, ghi sai trong bảng CDKT sửa như thế nào một số câu nghiệp vụ... như nếu khách hàng đóng thuế phát hiện lỗi sai từ khách hàng thì đến đâu để sửa??? chuyển tiền nhầm xử lý như thế nào? mua bán ngoại tệ lấy giá vào thời điểm nào trong ngày?
- 10 câu nghiệp vụ hỏi về tài sản nợ có, chia cổ tức, chứng từ kế toán, PP tính giá xuất kho,...
- Hỏi cả về hệ thống chứng từ kế toán của doanh nghiệp ( câu UNC cần có những chữ ký nào)”

III. TIẾNG ANH
Vietcombank vốn dĩ nổi tiếng với đề thi Tiếng Anh khó nhằn. Đọc 1 vài Review của thành viên, tớ nghe thấy chán luôn.
Làm quái có cách nào ôn trong thời gian ngắn mà biến từ con số 0 trở thành IELTS 7.0, thần kinh!
Vốn dĩ, Tiếng Anh là năng lực cá nhân của từng người tích lũy lâu dài, học 1 chốc 1 lát mà thi được thì về chỉ cho tôi với!
Dựa trên sự chia sẻ các thành viên, Tôi note lại các nội dung trọng tâm cần học như sau:
1. Câu điều kiện loại 2,3
2. HTHT, HTHT tiếp diễn
3. Câu tường thuật: It is said/thought that ....
4. Althought, Despite, in spite of ....
5. Because, because of, due to .....
6. will, be going to và httd
7. Trạng từ (khá nhiều)
8. 5-7 câu cụm động từ
9. 3-5 câu từ mới (điều từ theo nghĩa của câu)
10. Sắp xếp từ thành câu 2-4 câu
11. Chia động từ thì chủ yếu là các thì: quá khứ, hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành.

Lưu ý:
- Không có quá nhiều từ vựng chuyên ngành
- Đề tiếng anh có 5-6 câu loại if gì đó, tìm chỗ sai trong câu chủ yếu là ngữ pháp, một số từ đồng nghĩa, từ nối, lược mệnh đề quan hệ, không thấy liên quan đến chuyên ngành.
Bạn có thể thất vọng và trề môi ra sau khi đọc và nói “Liệt kê thế này thì nói làm gì”.
À, không thích hả, vậy bạn ra gặp mấy thầy bên Apollo, British Council, ACET…để họ dạy cho nhé.
Chúng ta không có cách nào khác, ngoài việc học tạm ăn xổi trong ngắn hạn, và bí kíp “BBCC” khi oánh bừa đáp án, vận may sẽ bên cạnh bạn!
----------------------------------------------
Như vậy, trong 1 thời gian ngắn, Tôi đã phân tích với Anh em những gì cần thiết phục vụ cho việc tự ôn tập.

Lượng kiến thức trên đủ để thi bất kỳ Ngân hàng nào bạn muốn, dù có là BIDV hay Agribank, ôn tập đều theo hướng trên.

Không phủ nhận mức độ hấp dẫn từ Thương hiệu, Môi trường làm việc, Chế độ lương thưởng đến từ các Ngân hàng thuộc nhóm Big4, tuy nhiên, nên đa dạng cơ hội của mình, thay vì bỏ trứng vào 1 giỏ, khi cái giỏ đấy, chưa chắc đã hợp với mình!
Thỉnh thoảng lên mặt dạy đời tí mà, tớ đi rửa bát cho vợ đây!

Thân ái & chúc thi tốt!

P/s: Tôi – Nguyễn Hải Phong (P.TGĐ của UB Group) nhận Bản quyền của bài viết này. Các trường hợp sao chép cóp nhặt (Đặc biệt từ các bố bán tài liệu), cần có sự cho phép của tôi.

Thân thương mến!

Hà Nội, ngày 29/06/2017
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,222
Thành viên mới nhất
milfnutlife
Back
Bên trên