DATC muốn mua lại nợ xấu của NHTM

tranthithuha124

Thành viên
"Khi DATC mua lại nợ xấu từ NHTM, vừa để tái cơ cấu DN vừa lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của cả DN và NHTM, nâng cao sức mạnh tài chính cho các NHTM.", ông Phạm Mạnh Thường – Phó Tổng giám đốc Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) cho phóng viên TBNH biết.
“Cần xây dựng cơ chế về việc yêu cầu các NHTM bán các khoản nợ xấu cho DATC” đây là một nội dung của bản dự thảo Đề án Tái cấu trúc DNNN do Bộ Tài chính xây dựng. Vì sao cần có cơ chế này, thưa ông?
4fc83caf33cab_general.jpg

Ông Phạm Mạnh Thường
Một kinh nghiệm quan trọng để thoát khỏi khủng hoảng nhiều nước đã áp dụng thành công là: xử lý được nợ xấu để ổn định tài chính trong nước và nâng cao sức mạnh cho các định chế tài chính. Một số DNNN đang có tình hình tài chính yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Để tái cơ cấu DNNN như Chính phủ yêu cầu, phải giải quyết được vấn đề nợ xấu của DN. Khi DATC mua lại nợ xấu từ NHTM, vừa để tái cơ cấu DN vừa lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của cả DN và NHTM, nâng cao sức mạnh tài chính cho các NHTM. Nhưng hiện các NHTM đã có 18 công ty mua bán nợ. Ngày 16/5/2012, NHNN vừa ban hành văn bản số 2871/NHNN-TD cho phép 14 NHTM lớn mua bán nợ lẫn nhau? Với các khoản nợ xấu ở các NHTM hiện nay và các khoản nợ xấu của DNNN, các công ty mua bán nợ của ngân hàng không đủ lực cả về tài chính, cơ chế hoạt động và kỹ năng xử lý. Việc cho phép các NHTM được mua bán nợ lẫn nhau cũng không phải là vấn đề mới. Văn bản 2871 chỉ là nhắc lại việc NHNN cho phép mua bán nợ giữa NHTM có từ năm 2006 theo Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN. Nhưng từ đó đến nay hầu như không có mấy giao dịch mua bán nợ giữa các NHTM, điều này có thể hiểu là mua bán nợ giữa các NHTM không hiệu quả. Hơn nữa, nếu thực hiện cơ chế này, về bản chất, không xử lý được tận gốc vấn đề nợ xấu.
4fc83da05309c_medium.jpg

Năm 2010 Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ 12.313 tỷ đồng (Ảnh: MH)
Như ông nói, các công ty mua bán nợ của NHTM không đủ lực nên đã có ý kiến đề xuất NHNN thành lập Công ty mua bán nợ xấu ngân hàng? Việc có một Công ty mua bán nợ quốc gia có đủ lực xử lý nợ xấu hiện nay là việc cần phải làm sớm. Tuy nhiên, để NHNN thành lập Công ty này, thì phải có thêm một khoảng thời gian hoàn tất các thủ tục thành lập và cả vốn và bộ máy hoạt động. Trong khi, nợ xấu đang có nguy cơ tăng lên. Nếu như cuối năm ngoái, NHNN công bố nợ xấu toàn hệ thống vào khoảng 85.000 tỷ đồng, bằng 3,2% tổng dư nợ, đến tháng 4 nợ xấu đã tăng lên 100.000 tỷ đồng, bằng 3,6% tổng dư nợ. Bản thân việc thành lập một công ty như vậy cũng không giải quyết được nợ xấu nếu không có những thay đổi về quan điểm, tư duy xử lý và hệ thống cơ chế chính sách đặc thù. Tôi cho rằng nên sử dụng DATC như một công cụ chính sách của Chính phủ - một tổ chức xử lý nợ quốc gia như nhiều nước đã làm - để chịu trách nhiệm chính trong xử lý nợ xấu và tái cấu trúc DN mắc nợ. Vẫn còn một điều băn khoăn vì có nhiều ý kiến e ngại về năng lực của DATC? Về năng lực của DATC, trong Đề án tái cấu trúc DNNN, Bộ Tài chính đã xác định phải tăng quy mô, nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và cả vai trò của DATC để hỗ trợ việc xử lý nợ và tái cơ cấu DN trong nền kinh tế. Để đảm bảo nguồn vốn cho DATC hoạt động, ngoài việc Nhà nước nên tăng vốn điều lệ của DATC từ 2.481 tỷ đồng hiện nay lên khoảng 5.000 – 10.000 tỷ đồng, cho phép DATC phát hành trái phiếu cho chính ngân hàng có nợ xấu khi mua hay tiếp nhận nợ, Nhà nước cũng nên lập một Quỹ xử lý nợ xấu thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp với nguồn vốn từ Nhà nước, đóng góp của ngân hàng, phát hành trái phiếu… và giao DATC vận hành Quỹ này cho mục tiêu xử lý nợ xấu ngân hàng và tái cơ cấu doanh nghiệp. Cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn! Cần xác định Nhà nước muốn gì
Việc xử lý nợ xấu, Công ty mua bán nợ chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Quy mô xử lý nợ xấu của DATC còn phụ thuộc vào quan điểm Nhà nước muốn sử dụng tổ chức này như thế nào trong câu chuyện xử lý nợ xấu. Nếu để tổ chức này hoạt động đơn thuần theo cơ chế thị trường vì mục tiêu lợi nhuận thì rất khó để công ty mua bán nợ tham gia xử lý nợ ở quy mô lớn như mong muốn. Muốn xử lý nợ xấu đầu tiên cần trả lời được câu hỏi Nhà nước muốn gì và từ đó xác lập được cơ chế chính sách đủ tầm để tổ chức xử lý nợ quốc gia hoạt động.
(TS.Phan Thanh Hà – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Ngân hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Theo Thời báo ngân hàng
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,092
Tổng số thành viên
351,700
Thành viên mới nhất
ducnguyen11201@
Back
Bên trên