Cảnh báo hiện tượng KH giả mạo hồ sơ để vay vốn Ngân hàng

hungviet

Founder
Qua quá trình làm việc với các chi nhánh ở các tỉnh và địa bàn Hà Nội, tôi nhận thấy, hiện nay xuất hiện tương đối nhiều KH hoặc nhóm KH có dấu hiệu làm giả hồ sơ để vay vốn Ngân hàng. Trong số này, khá nhiều trường hợp làm qua cò.

Các bạn làm QHKH hết sức chú ý nhé
 
Gì chứ, photo cắt dán thì quá dễ vì hồi xưa mình cũng làm bên công ty, cái quan trọng là phải đi thực tế, xuống chổ sản xuất KD, xem thông tin báo đài, hỏi những doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn, người dân lân cận,...Nói chung có nhiều cách để mình nắm thông tin. Còn về hồ sơ giả thì cũng tương đối khó, thường thì bên mình nhận hồ sơ vay 100% là photo, khi đã trình lên cấp phê duyện, đồng ý cho vay thì lúc đó mới tiến hành thủ tục công chứng, đối chiếu bản chính. Vì nếu chúng ta yêu cầu KH cho đối chiếu bản chính ngay lúc nhận hồ sơ thì rất là bất tiện cho khách hàng, dễ mất khách hàng lắm. MÌnh chịu khó bỏ công ra chút thì sẽ ok. Kinh nghiệm, siêng năng thì sẽ giảm được rủi ro thôi. Khi đã làm đúng quy trình, có xảy ra chuyện gì thì cũng không đến nổi.
 
Đúng như nnquang phân tích thì khâu thẩm định KH là quan trọng nhất. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó như bị sếp ép, doanh số, chủ quan, non kinh nghiệm ... vẫn còn nhiều anh "bị lừa" theo dạng này.

Để giảm thiểu rủi ro các anh em nên xem xét kỹ hơn các vấn đề về pháp lý (nếu là DN thì có 1 website rất hữu ích là Tổng Cục Thuế: Mục Tra cứu thông tin người nộp thuế để xem tình trạng hoạt động của DN hoặc một trang khác là Hiệu đính Doanh nghiệp cũng có thể tra cứu được).

Ngoài ra, để tránh việc lòng vòng vẽ phương án, xuất hóa đơn khống, anh chị em nên lưu ý đối với mục đích sử dụng vốn của DN nên thu thập thêm bảng kê hóa đơn đi kèm tờ khai thuế, đối chiếu số hóa đơn trên bảng kê này với số hóa đơn đã giải ngân xem có sự trùng khớp không? Nếu không thì nên làm việc với KH.

Còn vấn đề tài sản đảm bảo là Hàng hóa hiện nay cũng khá nhức nhối, hầu hết các vụ "bị lừa" đề rơi vào số này nên anhh em cũng nên hết sực thận trọng khi nhận TS là hàng.

Mình thử tra trang web của Tổng cục thuế mà chẳng thấy ra kết quả gì cả? Cả nhà có biết tại sao ko?
 
Mình làm tái thẩm định cũng gặp nhiều trường hợp dạng này. Xin chia sẻ chút ít kinh nghiệm như sau:
_ Xem Ngày đăng ký Giấy Phép Kinh Doanh , nếu ngày thành lập gần ngày cho vay thì nên cẩn thận ( 90% có vấn đề, sử dụng vốn sai mục đích )
_ Xem kĩ mấy tấm hình chụp ( số nhà , vị trí đất, xe cộ ...) xem có khớp với bản vẽ hay có căn hộ nào kế bên trùng tên không.
_ Tuy là tài liệu photo nhưng nên xem qua đơn vị nào đóng dấu , chứng thực. Mình thấy nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang sang tên lại do UBND phường xác thực.

Nói chung làm mấy cái này riết rồi giống như thám tử điều tra , săm soi từng li một. Nhờ vậy mà kĩ năng gọi điện thẩm vấn cũng lên tay :)
 
mình thấy điều này cũng chỉ cần khi nào mới nhận hs thui,chứ khi làm hs là fải xuống thực tế cơ sở sx, rùi hỏi thăm người xung quanh..yêu cầu đưa bản chính để so sánh..hi khi đó có lừa bằng niềm tin..thật sự mà nói trừ mấy bạn làm ẩu thì 1 cán bộ tín dụng làm trên 1 năm về KHDN thì muốn lừa về mặt hs thì cũng tương đối khó..
Mình đồng ý với ý kiến của bạn Pepsi, một khi đã chịu khó xuống tận cơ sở kiểm tra lại, đi lòng vòng hỏi dân quanh đấy thì ra ngay, đánh giá chính nó hoạt động như thế nào thì khó chứ đã không hoạt động thì nhìn thấy ngay ấy mà
 
anh chị em cho hỏi. Có trường hợp nào khách hàng giả hợp đồng mà có dấu đỏ của Công ty cùng ký kết với công ty của khách hàng chưa?
 
Kể ra vụ làm giả sổ đỏ cũng khó trách anh em mình được. Hiz đến trung tâm đăng ký Giao dịch Đảm bảo còn Ok thì mình cũng bó tay.
Mà mình còn thấy có trường hợp khách hàng đang quá hạn nhóm 3 ở Ngân hàng A, khách hàng mang hồ sơ đến ngân hàng B xin vay vốn, mình thẩm định theo quy trình bình thường không thấy có dấu hiệu gì cả, tra CIC khách hàng cũng không thể hiện là khách hàng đang quá hạn nhóm 3 ở Ngân hàng A, mà chỉ có dư nợ ở Ngân hàng A nhưng lại là nợ đủ tiêu chuẩn. Hiz Cũng may là có ông bạn ở Ngân hàng A, mình điện hỏi về tình hình khách hàng này vay bên đó thế nào, lúc đó mới té ngửa ra là khách hàng đang nợ nhóm 3 bên đó.Hiz
Cái này là rủi ro khách quan. Các công cụ hỗ trợ mình nhiều khi lại đánh lừa mình.(Cũng có thể do Ngân hàng A kia không tổng hợp thông tin khách hàng gửi lên CIC, để khách hàng có cơ hội chuyển nợ qua Ngân hàng khác, tránh rủi ro cho Ngân hàng mình).
 
Anh Hưng và các bạn ơi, chủ đề này rất bổ ích và thiết thực. Nếu được các bạn đưa ra các ví dụ cụ thể của việc làm giả các hồ sơ tài chính, ĐKKD. DN gian lận sẽ làm việc này rất tinh vi, vậy nên mình biết nhận diện hồ sơ giả mạo để chủ động thì sẽ rất.

Cảm ơn các bạn
 
Mình trước đây cũng gặp trường hợp như sau:
Khách hàng dẫn CVQHKH đến thẩm định TSĐB không đúng với thực tế (chỉ đại một khu đất nào đó ở gần chợ) và nói là TS thế chấp ở vị trí đó.
Do Giấy chứng nhận QSDĐ được cấp cách thời điểm thẩm định khá lâu (hơn 10 năm), theo giấy tờ và hồ sơ kỹ thuật thì nhận định của CVQHKH là thấy không okie, không đúng với thực tế.
Sau đó, CVQHKH đã quay lại và hỏi thăm các người dân lân cận xung quanh thì họ đều nói không phải.
các anh em cần lưu lý nhe
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,577
Số bình luận
528,084
Tổng số thành viên
351,446
Thành viên mới nhất
leeyuutyio46
Back
Bên trên