Các vấn đề về phát mãi tài sản và các văn bản liên quan đến phát mãi tài sản

phát mại tài sản có thể theo thỏa thuận hoặc do NH tự xử lý 163 đấy
 
Vấn đề muôn thửa của ngân hàng, rất đau đầu và phức tạp ghê gớm, từ nhân viên đến trưởng phòng
 
Bạn này nói chuẩn đấy
Theo quy định thì sau khi hòa giải thành công, lập tức bộ phận Thi hành án sẽ tiến hành đăng báo 3 số liên tiếp để phát mãi tài sản. Sau mỗi phiên đấu giá, nếu không đấu giá thành công thì giá trị tài sản sẽ bị down 20% cho lần đấu giá tiếp theo.

Còn nếu không hòa giải thành công mà cứ tiếp tục tranh tụng trên tòa án thì nhiều khi 2-3 năm trời chưa chắc xử lý xong khoản nợ. Vụ án muốn kết thúc sớm đến đâu thì phụ thuộc vào mức độ chung chi cho Thẩm phán. Nhiều khi Hợp đồng giấy trắng mực đen rõ ràng theo đúng quy định của Ngân hàng nhưng mà bên bị đơn chịu khó chi nhiều 1 tí thì Ngân hàng vẫn thua kiện như cơm bữa nếu ki bo với tòa án. Vấn đề ở đây chính là Luật của VN có rất nhiều kẽ để lách cho nên ai chi nhiều hơn thì thắng.
 
mình thấy không nên kiện ra toà. Theo kinh nghiệm của 01 chị mình quen làm ở bộ phận xử lý nợ một ngân hàng. Để giải quyết xong 01 hồ sơ phải mất khoảng 02 năm (những hồ sơ phức tạp sẽ lâu hơn nữa). Ngoài ra, bên ngân hàng phải tạm ứng nộp án phí cho toà án, hình như khoảng 1% giá trị khoản vay, ngoài ra còn thêm chi phí lobby cho toà án, thi hành án nữa (nếu không có những khoản đó bạn sẽ phải mất thời gian đi công tác thường xuyên tại...toà án nhé)
 
Kiên tụng rất lằng nhằng, cực chẳng đã mới đi kiện, như đồng chí thaonh nói, hòa giải không thành thì để khởi kiện thành công và ra thi hành án mất rất nhiều thời gian cho đến khi xử lý xong tài sản và thu tiền về. Đợt này tòa xử lý rất nhiều hồ sơ Ngân hàng. Ở Hà Tây hôm qua mình lên tòa án Thạch Thất di hòa giải hỏi ra Techcombank và ACB mỗi bác hơn 100 bộ với hàng trăm tỷ. Không biết các tòa khác thì sao? Muốn biết nợ xấu Ngân hàng, ra hỏi mấy bác trên tòa rồi tổng hợp lại là ra ngay :)
 
Mình được biết ngân hàng thường có % cho việc xử lý nợ, nên chi phí thì ko lo.
Nhưng lại lo là thường tòa án sẽ bảo vệ dân nhiều hơn..
 
Mình được biết ngân hàng thường có % cho việc xử lý nợ, nên chi phí thì ko lo.
Nhưng lại lo là thường tòa án sẽ bảo vệ dân nhiều hơn..

Không biết các nơi khác như thế nào chứ Exim thì tuyệt nhiên là không cho xu nào, cùng lắm là cho vài ba đồng cắc uống cafe thôi :)). Bởi vậy cho nên mấy ông tòa án suốt ngày lèm bèm mấy hồ sơ của Exim đưa lên.
 
oh mình đang thụ lý một bộ kiện trong khi đó KH hiện đang trốn khỏi nơi cư trú. Đúng nhu bạn Thaonh nói cái quá trình này còn dài và dai dẳng lắm :))
 
oh mình đang thụ lý một bộ kiện trong khi đó KH hiện đang trốn khỏi nơi cư trú. Đúng nhu bạn Thaonh nói cái quá trình này còn dài và dai dẳng lắm :))

cái này hên xui. Vì có Toà chấp nhận xử vắng mặt (có cách để làm) nhưng có Toà lại không chịu xử vì không có bị đơn.
Nếu TSBĐ là BĐS còn đỡ, là động sản thì còn mệt nữa.
 
Mỗi ngân hàng đều có quy trình khác nhau hết, con đường cuối cùng thì mới phát mãi thôi chứ nếu còn đường cứu thì sẽ NH muốn phát mãi đâu
 

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,574
Số bình luận
528,077
Tổng số thành viên
351,232
Thành viên mới nhất
xo88s
Back
Bên trên