Bảo lãnh hay liên đới trách nhiệm ?

  • Bắt đầu Bắt đầu nonic
  • Ngày bắt đầu Ngày bắt đầu

nonic

Guest
Tôi có vấn đề này, muốn trao đổi với các anh chị. Trong cho vay mà tài sản đảm bảo là bên thứ 3, giữa hình thức liên đới trách nhiệm và hình thức bảo lãnh. Theo các anh chị, hình thức cho vay nào mang tính pháp lý cao hơn ? và vì sao ? Và trong thực tế, tại các đơn vị anh chị đang công tác thì hình thức nào phổ biến hơn ?
 
Liên đới chịu trách nhiệm: là người cùng đứng vay món vay đó, ký trên các hồ sơ vay.

Bảo lãnh: là bên thứ 3 bảo lãnh bằng TS của mình cho người vay.
Còn hình thức bảo lãnh bằng Uy tín thì trên sách vở có nói, chứ thực tế thì không, hiện tại vẫn phải có tài sản thế chấp.

cả 2 hình thức trên khá phổ biến, chỉ có hiện tại việc Bảo lãnh đang bị báo chí phản ánh thực tế đã xảy ra giữa không đồng nhất Luật và cách xử lý của Tòa Án. Bạn tìm Google về "Rủi ro trong thế chấp".

(Còn ý khác nữa thì nhờ anh em khác góp ý)
 
Mình làm bên bộ phận quản lý tài sản đảm bảo của 1 Ngân hàng. Theo mình, Trong cho vay mà tài sản đảm bảo là bên thứ 3, giữa hình thức liên đới trách nhiệm và hình thức bảo lãnh, thì:
1. Về mặt luật, cả 2 hình thức đều đưỡc Pháp luật VN cho phép và có tính pháp lý cao. Việc thực hiện thủ tục TSDB như thế nào thì mỗi NH khác nhau có cách thức thực hiện khác nhau và mỗi cách thức thực hiện thì có sự khác biệt về độ an toàn. (Ví dụ như nội dung trong hợp đồng đảm bảo, quá trình thực hiện thủ tục, việc bắt buộc công chứng hay không công chứng đối với từng loại tài sản đảm bảo,...)
2. Trong thực tế, hiện tại, theo mình biết và với kinh nghiệm trong nghề của mình thì mình thấy hình thức bảo lãnh đang được sử dụng phổ biến hơn tại các Ngân hàng Việt Nam.
 
Theo mình thì hình thức bảo lãnh mang tính pháp lý cao hơn. Bạn xem trong Bộ luật dân sự nhé
 
Theo mình thì khi bảo lãnh, bạn chỉ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản đã thế chấp. Còn nếu là bên liên đới trách nhiệm, thì dù khi bán tài sản mà không đủ trả nợ, ngân hàng vẫn có thể đòi bạn dùng tài sản khác (nếu có) để trả. Cho đến khi bạn trả hết nợ thì thôi
 
Theo mình thì khi bảo lãnh, bạn chỉ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản đã thế chấp. Còn nếu là bên liên đới trách nhiệm, thì dù khi bán tài sản mà không đủ trả nợ, ngân hàng vẫn có thể đòi bạn dùng tài sản khác (nếu có) để trả. Cho đến khi bạn trả hết nợ thì thôi
Theo tôi, sự khác nhau lớn nhất là theo như quan điểm của bạn Vanthuy0387 như đã nói ở trên. Tuy nhiên, về mặt pháp lý chắc cũng là như nhau. Bảo lãnh thì chắc là phổ biến hơn. Nhưng nhiều CBTD bỏ quên mất ý nghĩa khác nhau lớn nhất cúa 2 hình thức trên, là giới hạn và không giới hạn khả năng trả nợ trong trường hợp TSĐB biến động giảm mạnh, và không đủ giá trị để trả nợ khi phải phát mãi tài sản. Điều đó có thể giống như so sánh giữa CTy TNHH và DNTN (DNTN không có tư cách pháp nhân và chủ DN chịu trách nhiệm vô hạn đối với quyền lợi và nghĩa vụ, còn TNHH thì không giống như dậy)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Back
Bên trên