9 văn bản nổi bật có hiệu lực từ tháng 05/2018

The Banker

Super Moderator
Super Mod
Từ tháng 05/2018, hàng loạt các văn bản nổi bật trong các lĩnh vực doanh nghiệp, hình sự, ngân hàng, …bắt đầu có hiệu lực.

1. Bổ sung hình thức nộp tờ khai qua mạng đối với cơ sở dịch vụ photocopy
Đồng thời, đối với cơ sở hoạt động theo loại hình doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cáo định kỳ 01 năm/lần (thay vì 06 tháng/lần như trước) hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 25/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/5/2018.

2. Điều kiện được vay vốn vượt hạn mức cấp tín dụng
Khách hàng chỉ được vay vốn, dự án, phương án được đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Khách hàng đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu trong 03 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá 03 lần vốn chủ sở hữu được ghi trên BCTC quý hoặc BCTC năm của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn;
- Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Triển khai các dự án, phương án có ý nghĩa KTXH quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ.
+ Triển khai các Chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.
+ Đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Căn cứ Quyết định 13/2018/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 01/5/2018.

3. Thứ tự ưu tiên căn cứ định giá tài sản là hàng cấm
Việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
- Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
- Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
- Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
- Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
- Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
- Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
Căn cứ Nghị định 30/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/5/2018.

Xem thêm: Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng hình sự 2015

4. Doanh nghiệp vi phạm Luật kế toán có thể bị phạt lên tới 100 triệu đồng
Trước đây, mức phạt này chỉ dừng lại 60 triệu đồng.
Mức phạt này cũng thay đổi đối với cá nhân, trước đây là 30 triệu đồng, và từ ngày 01/5/2018 là 50 triệu đồng.
Nội dung này được đề cập tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

5. Muốn đào tạo cho người bán hàng đa cấp phải có kiến thức pháp luật
Cụ thể, điều kiện đối với đào tạo viên đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp như sau:
- Đã được cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy định.
- Có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Căn cứ Nghị định 40/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/5/2018.

6. Thêm văn bản hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
Đó là ngành kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp được quy định cụ thể tại Nghị định 49/2018/NĐ-CP.
Xem thêm: Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

7. Phạt đến 50 triệu đồng nếu ép buộc người khác mua bảo hiểm nhân thọ
Ngoài ra, phạt đến 100 triệu đồng nếu thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật mà số tiền chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm các quy định xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Nghị định 48/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/5/2018.

8. Mức cấp bù lãi suất cho vay đối với nhà ở xã hội là 3%/năm
Mức này được áp dụng trong giai đoạn 2016 – 2020
Thời gian được cấp bù chênh lệch lãi suất bằng thời gian các Khoản cho vay đối với khách hàng vay vốn được quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
Áp dụng quy định này theo Quyết định 18/2018/QĐ-TTg.

9. Tăng mức chi phí hợp lý dành cho khoản bảo hiểm nhân thọ
Mức chi này được tăng từ 01 triệu đồng/tháng/người lên 03 triệu đồng/tháng/người
Đồng thời, để được tính là chi phí hợp lý thì điều kiện hưởng và mức hưởng của khoản này phải được đề cập tại 1 trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

BachHoLS
Thư viện Pháp luật
 
Back
Bên trên