HOT 8 lý do khiến nhân viên Ngân hàng phải nhảy việc

hungviet

Founder
23019


Đọc thống kê mới nhất về số lượng tuyển dụng mới hàng năm của hệ thống Ngân hàng lên đến vài chục ngàn người mà thấy thất kinh. Tuyển gì mà tuyển nhiều thế, tuyển thế thì ngồi lên đầu nhau mà làm à?

Nhưng nếu bình tĩnh suy sét kỹ một chút sẽ thấy, trong con số vào chục ngàn "tuyển mới" của các Ngân hàng thì phải có tới 50% là "luân chuyển" từ Ngân hàng này sang Ngân hàng kia.

Nói "luôn chuyển" cho nhẹ nhàng chứ thực chất là lượng nhân viên Ngân hàng "nhảy việc" ngày càng đông, tần suất ngày càng dày mặc dù các Ngân hàng đã tìm mọi biện pháp để "giữ chân".

overwhelmed-at-work-1200x480-jpg.14000


Vậy đâu là lý do Ngân viên Ngân hàng nhảy việc nhiều đến vậy?

Lý do đầu tiên khách quan nhất có thể "đổ lỗi" là do "phong trào"

Nói gì thì nói, trong một phòng chỉ cần có 1 người nghỉ việc khi tìm được chỗ khác "ngon hơn" là tâm lý anh em bắt đầu sao động rồi, đến 2, 3 người nghỉ thì chắc chắn ai cũng sẽ suy nghĩ. Khi đó thì tất tần tật những gì xấu xa nhất của Phòng/Chi nhánh sẽ được đem lên bàn cân để mổ sẻ, so sánh. Từ chuyện sếp tồi, lương thấp, khó chịu với con "kiểm soát" đến chuyện khách khứa ăn uống. Nói chung cứ ngứa mắt là đem hết lên bàn cân. Rồi thì đại đa số công khai hoặc "nén lút" đều bắt đầu mò mẫm cho mình một cơ hội "ngon hơn". Và điều gì đến sẽ đến...

Lý do thứ 2 "khách quan" không kém là "thói quen"

Ai chưa nhảy việc lần nào hoặc rất ít nhảy việc thì không nói, chứ cứ thử nhảy một vài lần rồi xem, quen chân, nhảy tiếp là chuyện hoàn toàn bình thường.

Vì tâm lý, khi đã nhảy việc được vài lần, lần sau "ngon" hơn lần trước và thấy "nhảy" cũng không khó lắm thì chỉ cần hơi khó chịu một chút với môi trường làm việc hiện tại là cũng có thể bắt đầu phát sinh tâm lý muốn ... nhảy.

Nhiều cán bộ nhân sự không thích tuyển những người hay nhảy việc, nhưng biết làm thế nào bây giờ khi họ vẫn là những người làm được việc , đạt tiêu chuẩn tuyển dụng, không tuyển họ thì làm gì có người làm. Thì đành "tặc lưỡi" chứ sao.

Lý do thứ 3: Môi trường làm việc:

Thường thì khi rơi vào các môi trường làm việc được cho là "tồi" thì người ta thường có tâm lý muốn "thoát" khỏi nó, mà cách thoát dễ nhất là "nhảy".

Môi trường làm việc tồi có thể là lương thấp quá, làm mãi chẳng thăng tiến được, anh chị em đối xử với nhau phũ quá, tính cách đồng nghiệp không chịu nổi, hồ sơ toàn khoai với sắn, đi quá xa ....

Lý do thứ 4: Sếp tồi

Thực ra chả có sếp nào tồi (hoàn toàn) cả, tồi hay không là do góc nhìn của từng cá nhân mà thôi, vì cùng là con người, mỗi người một tính cách, một quan điểm nên nếu quan điểm của mình không hợp với sếp thì có thể được cho là sếp tồi.

Thường ta sẽ cảm thấy sếp của ta tồi khi họ không (hoặc ít) quan tâm đến ta, có dấu hiệu đì ta, hay cho ta việc khó, hay phản đối ý kiến của ta, gây khó dễ trong tác nghiệp.

Cũng có trường hợp ta thấy sếp của ta "dốt" nghiệp vụ quá, có mỗi mấy cái đơn giản không chịu hiểu (nhiều lúc ta tự hỏi chả hiểu kiểu gì mà lại ngồi được vào cái ghế ý)

Cũng có những trường hợp ta tự cho rằng sếp ta tồi chỉ vì cảm thấy sếp "bẩn tính", chơi không đẹp. Ví dụ như đi ăn cứ nhè anh em trả tiền, có cái gì lợi là vơ vào mình trước ....

Lý do thứ 5: Cảm thấy công việc quá áp lực:

Lý do này xảy ra khá thường xuyên đặt biệt là ở những đơn vị, bộ phận làm việc với cường độ cao, áp lực lớn nhưng chế độ đãi ngộ lại chưa được thỏa đáng.

Trường hợp này anh em nhân viên thường có xu hướng cảm thấy mệt mỏi, làm việc uể oải và muốn tìm kiếm một công việc khác ở một bộ phận khác để thay đổi.

Lý do thứ 6: Áp lực từ phía gia đình:

Nhóm lý do này không nhiều nhưng vẫn có, đặc biệt ở các bạn Nữ, khi các bạn lập gia đình, sinh con mà vẫn làm việc ở những đơn vị đặc thù hay phải đi sớm, về muộn nếu gia đình lại ở xa chỗ làm nữa thì áp lực này hoàn toàn có thể xảy ra.

Trường hợp này xu hướng thường muốn làm việc gần nhà hơn hoặc chuyển sang công việc khác thuận tiện cho thời gian của gia đình hơn.

Lý do thứ 7: Cảm thấy không đáp ứng được nhu cầu công việc

Đối với những bạn làm việc trong những bộ phận đòi hỏi chuyên môn cao, áp lực lớn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trong Ngân hàng hoặc ảnh hưởng đến nhiều Khách hàng (đặc biệt là khách hàng lớn) thì nếu trình độ chuyên môn và bản lĩnh chưa đủ chín, sẽ có lúc cảm thấy không đáp ứng được công việc và mệt mỏi.

Trường hợp này xu hưởng sẽ muốn "nhảy" sang một công việc khác nhẹ nhàng hơn, đỡ áp lực về mặt chuyên môn và thời gian hơn.

Lý do thứ 8: Lý do hỗn hợp và hỗn độn

Đây là nhóm lý do thất thường và củ chuối nhất. Nó xuất phát từ vấn đề tâm sinh lý của từng người. Khi tâm lý bước vào vùng trũng, tự dưng thấy mệt mỏi, cần thay đổi (mặc dù người khác đánh giá mọi thứ đang ổn) thì nếu tâm lý không vững, có thể sẽ có sự thay đổi.

Cũng có thể có những cú shock hoặc những sự kiện trong cuộc sống khiến bạn phải thay đổi hoặc muốn thay đổi công việc như chia tay bạn trai/bạn gái (mà bạn trai/gái lại làm cùng cơ quan, nhảy vì không muốn thấy mặt), làm ăn thua lỗ, trốn nợ .... :D

Nói chung, khi đã muốn "nhảy việc" thì nhiều lý do lắm, lý do nào cũng dẫn đến kết luận cuối cùng là "nhảy" nhảy ngay và nhảy luôn.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý kiểm soát cảm xúc, nên tỉnh táo khi thay đổi công việc, đánh giá rõ ràng tác động của nó từ tài chính đến tinh thần, điều kiện làm việc ... rồi hãy hành động.

Và, chỉ nên "nhảy" khi đã có thư mời ở nơi mới, còn không thì cứ bình tĩnh!

hungviet- founder U&Bank
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Tin tuyển dụng mới nhất

Thống kê MXH

Tổng số chủ đề
34,575
Số bình luận
528,081
Tổng số thành viên
351,410
Thành viên mới nhất
xemsomenh
Back
Bên trên